Chương 3: Chuyến Leo Núi Định Mệnh

Bí Mật Cổ Mộ

Chương 3: Chuyến Leo Núi Định Mệnh

Sau hơn một tuần trở lại làm con mọt sách tôi đã tạm đọc dịch hết cuốn sách cổ, dù cho nhiều chỗ nghĩa của nó có vẻ chưa hợp lý đọc lên vẫn thấy ngượng nhưng cơ bản là nắm được nội dung chính của cuốn sách.
Cuốn sách này thuộc dòng họ vương của tôi truyền qua các đời, trong đó có 1 mục cuối sách tạm dịch: "truyền nhân là con trai ruột, nếu truyền cho người khác sẽ dẫn tới tuyệt tôn. Con cháu nếu trở về Việt Nam định cư sống lâu dài sẽ dẫn tới họa sát vợ và con gái. Sống đất Trung sẽ thịnh vượng mà lên, làm nghề gì cũng phải dừng lại ở tuổi 55 nếu cố làm thêm e gặp họa sát."
Tôi cũng chưa tin lắm chuyện ở quê hương lại sát vợ và con gái. Tại sao lại như vậy? Tôi tò mò tìm hiểu kí trong cuốn sách nhưng tất cả đều không thu được kết quả.
Quá nhiều khúc mắc ở cuốn sách này mà tôi không thể giải đáp: tại sao bố lại gửi cho tôi cuống sách?, cuốn sách có ích gì cho tôi?, những điều trong sách có phải đúng hoàn toàn?, liệu còn cuốn nào khác nữa không?,...
Cuốn sách không chỉ là ghi chép về Phong Thủy của các cụ qua nhiều thế kỉ trước mà nó còn ghi chép các tính toán ghi chép xây dựng của một vài lăng mộ lớn thời tần, hán... qua các thời kì, điển hình là lăng mộ Tần thủy hoàng. Trong đây ghi chép đầy đủ về cấu trúc, chiều dài, rộng, cao của lăng mộ, không chỉ vậy một vài đồ mai táng quý giá tạo phong thủy cùng cũng được nhắc đến trong đây.
Quả thực lượng kiến thức phong thủy áp dụng xây dựng các công trình này nằm vượt khỏi tầm khoa học thời bấy giờ, tôi không thể nghĩ rằng người xưa có thể làm nên những công trình nghiên cứu, xây dựng vĩ đại như vậy.
Việc tính toán từng chút một để đảm bảo kết cấu không bị hỏng, sập, tính toán lượng nhân sự, thời gian hoàn thành, nguyên liệu,...
Sau khi đọc hết cuốn sách tôi cảm thấy có gì đó không đúng! Cuốn sách bị xé mất 2 trang giữa và 2 trang cuối, không biết trong những trang sách đó chưa đựng thứ gì mà bị xé đi.
Ngoài cuốn sách trong hộp mà tôi đọc xong, dưới đáy hộp còn có hai tờ giấy. Trong tờ giấy thứ nhất ghi: "ta đi chuyến này lành ít dữ nhiều, con hãy ở nhà quản lý tốt cửa hàng chăm lo cho con Mun mà bố đặt hàng mua. Nhớ cẩn thận, con chó đó là giống ngao tây tạng mới mua về chưa quen chủ có thể cắn con đấy. Còn nữa đừng lo cho ta"
Tờ giấy thứ 2 là lời nhắn của chú Tứ:" nhớ trò chúng ta thương chơi không, lần sắp tới này cháu sẽ phải dùng tới nó đấy. Chú có vài người bạn định đi du lịch mà nghe nói là leo núi ở phía tây bắc, nơi đó cảnh đẹp thì thôi rồi, nhớ đi cùng họ nhé. Lưu ý phải nghe theo lời của họ, nguy hiểm rình rập khắp nơi đấy cháu hiểu ý chú chứ. À còn nữa bố cháu đi cùng ta nên cứ yên tâm giao ông ấy cho ta."
Vậy là rõ rồi chú tứ chắc chắn là người gửi gói hàng này cho mình, co lẽ bố đưa cho chú nhờ chú gửi hộ.
Bây giờ nhiệm vụ của tôi chẳng còn là bao. Nhìn vào đồng hồ điểm 4h30 chiều tôi thay quần áo nhảy lên chiếc xe đạp phi tới quán đồ cổ.
- A cậu chủ hôm nay có hứng ghê tự dưng ra sớm vậy, chưa tới 7h mà!
- ở nhà cung buồn tôi ra đây chém gió với cậu vậy. À hôm nay có khách không?
Người bán đồ cổ cho nhà tôi là một cậu thanh niên tên Khải, cậu ta sang đây sinh sống cùng gia đình cũng được vài năm, bán hàng cho nhà tôi đến giờ là một năm. Bởi cậu ta là dân ngành khảo cổ và tính tình cũng thật thà nên bố tôi tin tưởng giao phó cho cậu ta việc làm ăn của gia đình.
Với tôi thì không quan tâm lắm, tôi không hay trò chuyện với cậu ta nên khó nắm rõ tính cách. Tính tôi cũng không hòa đồng, ít nói nên dù cậu ta bắt chuyện, tôi cũng nói rất ít: chủ yếu xoay quanh vấn đề làm ăn của cửa hàng.
Như mọi hôm tôi lại đưa cuộc nói chuyện vào ngõ cụt, cả hai không nói thêm được gì, tôi đành phải biện lý do ra ngoài hít thở để tránh mặt cậu ta.
Hai tuần sau.
- Reng... Reng...
Tiếng chuông điện thoại ngoài phòng khách vang lên, tôi còn đang loay hoay nấu chút đồ ăn dưới bếp vội vặn nhỏ lửa để găng tay sang một bên, phi lên nhà nắm lấy chiếc điện thoại nhấc lên:
- Alo, nhà họ Vương nghe!!!
- Alo, tôi Khải đây, cậu chủ mau tới quán đi có một nhóm người tự xưng là bạn của cậu bảo tôi báo cậu ra gặp mặt.
Kì lạ tôi từ trước tới giờ không có nhiều bạn, từ hồi cấp 2 tới giờ hầu như tôi chỉ sống khép mình ít giao tiếp với bạn bè. Vậy những người bạn kia ở đâu ra?
Thay bộ quần áo tạp dề, chỉnh đốn lại trang phục tôi nhảy lên chiếc xe đạp tiến về phía cửa hàng đồ cổ.
- Ring reng…
Cánh cửa của cửa hàng mở ra chiếc chuông treo trên nó theo đó mà rung lên, tôi từ từ tiến vào bên trong.
- Ô đây chẳng phải Vương Hạo sao? Lâu rồi không gặp trông cậu khác quá, lại đây chúng ra cùng hàn huyên nào!
- …
Tôi ngạc nhiên chẳng hiểu sao họ lại biết tên của mình nữa! Chẳng nhẽ tôi từng gặp họ đâu đó? Trí nhớ của tôi chẳng lẽ lại kém như vậy!
Ngay khi tôi còn đang đơ người ra không hiểu truyện gì sảy ra thì một cô gái trong số họ tiến tới nắm lấy cổ tay kéo tôi về phía bàn tiếp khách.
Sau một vài trao đổi tôi đã nhận ra họ là ai. Hóa ra họ là người mà chú Tứ nhắc tới trong tờ giấy chú gửi.
Có vẻ họ tới đây là để lôi kéo tôi đi bằng được, tôi cũng chẳng có ý từ chối lời mời của họ cũng như không muốn chú Tứ buồn, cũng chỉ là đi du lịch leo núi thôi mà!
Tôi cũng từng đi leo núi tuyết ở phía bắc Hoa Kỳ, đó là một chuyến đi thú vị và đang nhớ trong cuộc đời tôi, nhờ đó mà tôi có thể hòa đồng hơn với mọi người.
Chuyến đi này có lẽ cũng sẽ cho tôi hòa đồng hơn với mọi người! Chắc chắn đây là ý của chú Tứ, chú muốn tôi đi theo họ học hỏi kinh nghiệm để sau này có thể tiếp tục sự nghiệp của bố và chú. Hoặc không thì cũng sẽ mạnh mẽ, trưởng thành hơn trong cuộc sống phá bỏ rào cản tự ti giao tiếp của tôi.
Tối hôm đó nhưng thứ cần thiết cho một cuộc leo núi dài ngày được tôi vạch ra và chuẩn bị kĩ càng: nào quần áo rét, túi ngủ, chăn bông, bình giữ nhiệt, bộ dụng cụ leo núi, đồ ăn, diêm, bật lửa, …
Theo kế hoạch của họ thì chuyến đi lần này có lẽ kéo dài đến cả tháng nên tôi phải chuẩn bị kĩ các đồ dùng.
Đêm đó tôi không sao ngủ được! Người trằn trọc lăn bên nọ quay bên kia, buồn buồn tôi lại đưa mắt nhìn ra bên ngoài khung cửa sổ. Trong lòng háo hức, lâu lắm rồi tôi mới lại có dịp được đi xa như thế này. kể từ cách đây 3 năm chú Tứ mất tích tôi đã không còn được đi, may mắn là chú đã quay trở về tạo cho tôi một cơ hội đi du lịch xa chứ nếu không tôi trở thành thằng tự kỉ mất.

*****

Sáng hôm sau, ăn uống mặc quần áo chỉnh tề tôi xuất phát tới deli hotel - Bắc Kinh 'nơi chúng tôi gặp mặt chuẩn bị lên đường'. Tới nơi chợt nhận ra mình đến muộn nhất, mọi người đã có mặt sẵ sàng di chuyển, nhóm trưởng của chúng tôi được giao cho anh Xẹo, anh ấy là người giỏi nhất cả nhóm: theo đanh giá của mọi người là vậy, còn tôi thì sao cũng được vì kiến thức đi leo núi của mình còn non kém.
Đồng hồ điểm 10h trưa chúng tôi chia nhau ra leo lên 3 chiếc xe bán tải địa hình mà mọi người đã chuẩn bị từ trước.
- Rừm rừmm
Tiếng nổ xe dòn tan, những chiếc xe lăn bánh tiến về phía các ngọn núi hùng vĩ mà chúng tôi sắp chinh phục. Phía bên kia, chiếc xe của anh Vịnh đang ồn ào hắt vang cái bài hát mà anh ta tự sáng tác, nghe mới khó chịu làm sao:
- Ta đi ta đi, tuổi trẻ là để phưu lưu. Ta yêu đất nước, ta yêu quanh cảnh, nơi núi non hùng vĩĩĩ....
- Vịnh đại ca tắt ngay cái loa dè của huynh đi, mọi người có khi chưa cần sợ độ cao của núi đã sợ hãi tiếng hát của huynh mà bỏ về hết.
- A được rồi ta dừng ngay,... chuyến này sẽ thú vị lắm đây... này anh chàng Vương Hạo cậu có tự tin mình dịch được hết các thứ kí tự cổ không?
Tôi ngạc nhiên nhưng vẫn đáp lại ngay:
- Cũng không nắm chắc hoàn toàn đâu Vinh ca, đệ chỉ biết vài cái kí tự đơn giản ý mà.
Thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, và ánh mắt mọi người chợt dồn vào mình, Vinh ca như nhận ra mình vừa nói sai điều gì liền vội đáp:
- Tôi cũng chỉ là để hỏi xem cậu học hành ngành khảo cổ như nào có giỏi không, có gì quá đáng cậu bỏ qua, à mà nói chung chuyện này coi như xí xóa quên đi nhé.
- Ô kê Vinh ca.
Tôi thản nhiên đáp nhưng trong đầu lại cảm thấy có gì đó không đúng.