Chương 2: Phong Thủy Ký

Bí Mật Cổ Mộ

Chương 2: Phong Thủy Ký

Một tháng trước.
- Ting,… Ting,… Ting…
Chiếc chuông ngoài cửa vang lên, như một thói quen tôi chạy ra mở cửa cho khách.
- A Chú Tứ, lâu lắm rồi chú mới tới nhà cháu chơi, cũng một tháng rồi nhỉ.
- Ồ lão Ngũ lâu lắm mới gặp dạo này trông bảnh trai hơi hiều rồi đấy nhỉ? Thế có người yêu chưa, 28 tuổi đầu rồi còn không chịu vợ con, chú ngóng tin vui của mày nhất đấy.
- Chú lại trêu cháu rồi! Tháng trước chú mới hỏi câu này xong. À bố cháu đang ở trong nhà đợi chú đấy ạ, chú mau vào đi.
Chú Tứ "ừ" một tiếng nhẹ rồi tiến vào trong nhà. Đã hơn một tháng nay kể từ lần đầu chú Tứ trở lại thăm gia đình tôi sau 3 năm biệt tích, cứ từ đó ngày nào chú cũng tới nhà tôi chơi. Mà hễ tới nhà là lại cùng bố đóng kín cửa phòng bàn bạc chuyện gì đó.
Ngày trước chú Tứ là một người ham học hỏi, nhanh nhẹn hoạt bát, chú có tấm bằng đại học loại giỏi, chú làm việc trong công ty buôn bán đồ nội thất. Gia đình hạnh phúc, chú cưới vợ, vợ chú là người mà chú đã yêu suốt 6 năm trước khi cưới.
Thế nhưng cuộc sống không cho chú hưởng hạnh phúc, trong một tai nạn giao thông vợ của chú bỏ chú ở lại trần gian mà xuống hoàng tuyền. Quá đau khổ chú lâm vào sa ngã, ham mê cờ bạc, chè chén suốt ngày.
Chú không có quan hệ ruột thịt gì với gia đình tôi, đã thế chú còn hơn tuổi bố tôi nhưng chú luôn tự nhận làm bề dưới của bố chứ không bao giờ xưng "anh" hoặc làm bề trên bố tôi.
Trước khi gặp chú bố tôi và chú hoàn toàn không biết gì về nhau nhưng ngay khi lần gặp mặt đầu tiên bố đã cho chú vay tận một trăm nghìn nhân dân tệ* để chú trả số tiền nợ cờ bạc.
(* 1 nhân dân tệ =3621 đ)
Không biết chú và bố có giao ước gì mà từ ngay sau ngày hôm đó chú lao đầu vào làm ăn. Có việc gì bố tôi đều gọi chú và lập tức chú nhận lời đi cùng ngay.
Lại nói về bố tôi, ông ấy là thần tượng trong lòng của tôi từ nhỏ. Bố trong mắt tôi là một người hoàn mỹ, một người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho tôi. Bố là người trầm tĩnh bao dung, nhưng lại đôi khi biến thành một người mẹ đảm đang chăm sóc cho con cái từng chút một.
Bố làm một người buôn bán đồ cổ, ông luôn tất bật công việc với những món đồ cổ của mình. Hồi nhỏ chỉ một lần nghịch ngợm làm bể mất cái bình gốm quý của bố mà tôi bị một trận ốm đòn. Từ đó tôi cũng không bao giờ dám động tới đồ của bố nữa.
Có một điều hồi nhỏ tôi vẫn thắc mắc là: "bố chỉ bán một cửa hàng đồ cổ nhỏ mà tại sao lại có nhiều tiền như vậy?"
Cho tới bây giờ khi bước sang tuổi thứ 28 và từng là sinh viên ngành khảo cổ tôi mới biết nguyên nhân tại sao bố lại kiếm được nhiều tiền như vậy.
Bố làm nghề đạo mộ, nói thô ra là trộm mộ cổ, nghề này bị dân ngành khảo cổ của tôi nói riêng và người dân trên thế giới nói chung lên án mạnh mẽ.
Mặc dù biết bố vi phạm pháp luật nhưng tôi chỉ nhắc nhở bố cẩn thận chứ không dám tố giác hay khuyên nhủ gì. Cũng bởi tất cả những gì tôi có ngày hôm nay là từ những thứ bố tôi trộm từ mộ ra và cái chữ hiếu quá lớn tôi không thể phá bỏ nó.
3 năm nay từ khi chú Tứ mất tích bố cũng đã không còn đi công tác, nói trăng ra là không còn đi đạo mộ nữa. Bố ở nhà thư giãn, trồng cây, chăm sóc hoa, thi thoảng lại ngó tiệm đồ cổ xem buôn bán ra sao, bố nói với tôi từ nay ông sẽ ở nhà hưởng tuổi già.
Nhìn bố bây giờ tôi lại liên tưởng tới mấy ông tướng gia sau khi chinh chiến đánh ngàn trận trở về được nghỉ dưỡng thọ vậy.
Lần trước khi chú Tứ trở vào bố tôi cùng chú đã hàn huyên nhiều chuyện, trong đó có những truyện tôi đoán mình không được phép biết vậy nên tôi không dám xen ngang.
Nhưng lần này thì khác khi tôi rót trà cho chú Tứ xong đang định đứng dậy bước ra chỗ khác thì bố gọi lại:
- Nghiễm con không cần phải tránh chỗ khác đâu, cũng đến lúc ta cho con biết ta và chú Tứ làm gì.
- Vâng!
- Chú Tứ, chúng ta bắt đầu được rồi!
- Được! Trong ba năm lẩn trốn vừa rồi tôi đã thu thập được tin tức về vài ngôi mộ khác, đều là mộ của quý tộc thường, chắc cũng chẳng có nhiều đồ tốt. Nhưng có một manh mối nhỏ về dấu tích ngôi mộ của vị tướng thời tần: Dương Đoan Hòa…
Theo như chú Tứ kể thì Dương Đoan Hòa này không xuất hiện nhiều trong sử sách Trung Hoa và tin tức nằm trong nhiều tài liệu cũng có nhiều phỏng đoán chứ chưa chính xác.
Trong ba năm vừa qua chú đã tiến vào nhiều ngôi mộ thời hậu chiến quốc ở Thanh Hải, Cam Túc,Ninh Hạ (Trung Quốc). Đó là mộ của tộc trưởng hoặc trưởng lão quyền lực của các tộc miền núi thời trước.
Trong khi tiến vào mặc dù các ngôi mộ cổ này không có nhiều đồ đáng giá nhưng nó lại nắm giữ một chìa khóa quan trọng về một ngôi mộ khác: ngôi mộ của nhân vật từng thống trị vùng núi thời đó Dương Đoan Hòa.
Từng có một truyền thuyết từ thời đó về vị Dương Đoan Hòa này: vào những năm 246 đến những năm 221TCN. Người này được mệnh danh là chúa tể vùng sơn cước, hắn gieo giắc sự sợ hãi tới hầu hết các tộc miền núi phía tây bắc Trung Hoa thời đó.
*****

Gia đình tôi chuyển sang Tàu sống khi tôi còn rất nhỏ, chắc là lúc sơ sinh hoặc 1 hai tuổi gì đó. Mẹ tôi cũng mất trong khoảng thời gian đó, nguyên nhân tại sao thì tôi cũng chẳng rõ bởi tôi lúc đó nhỏ quá không có chút ấn tượng dì, ngay cả mặt của mẹ ra sao tôi cũng không nhớ nổi nữa.
Lớn lên tôi luôn thắc mắc về chuyện của mẹ, nhưng lần nào cũng vậy luôn bị bố gạt phắt đi. Có những lúc tôi nì nèo quá liền bị bố giận đỏ mặt quát ầm lền:
" mày không được phép biết! Tao muốn nói cho mày lúc nào là tao muốn, tao cấm mày nhắc về cô ấy trước mặt tao!"
Đấy là lần đầu tiên tôi thấy bố tức giận như thế, và cái hồi đó tôi còn nhỏ lắm bị bố mắng liền khóc um lên. Ngay sau đó mặt bố liền trở lại bình thường, giọng không còn giận nữa mà là sự hối lỗi, vỗ về tôi.
Lớn lên tôi cũng đã rút kinh nghiệm không dám nhắc gì về mẹ trước mặt bố nữa.
Không chỉ riêng tôi Chú Tứ cũng từng tò mò hỏi về đại tẩu nhưng lập tức bị bố tôi cấm cửa 3 ngày, từ đó chú cũng chừa không dám tái phạm nữa.
Chú Tứ và tôi thân nhau lắm, nhiều khi bố không ở nhà hai chú cháu lại rủ nhau đi chơi đây đó, và chẳng hiểu sao từ đâu mà chú cũng nghe ra cái biệt danh "lão ngũ" của tôi. Cái biệt danh dở hơi đó được lũ bạn cấp 3 của tôi đặt cho, nguyên do đơn giản cũng bởi hồi đó cả 3 năm học cấp 3 dù nỗ lực thế nào hay sa xút học đi tôi vẫn đều xếp thứ 5 toàn trường, vậy nên cả lớp liền gắn tôi với cái tên lão ngũ
Nói về chú Tứ một chút: chú sau khi được bố giúp đỡ dã nguyện thề làm người anh em sống chết cùng bố, hai người cùng cắt máu ăn thề, tôi thấy ngưỡng mộ vô cùng tình huynh đệ của hai người và mong rằng sau này mình cũng có một người huynh đệ như vậy.

*****

Một tuần trôi qua sau khi chú Tứ gặp bố con tôi.
Từ bưu điện một hòm đồ được bọc nhiều lớp bởi giấy và băng dính gửi tới cho tôi. Bên ngoài có ghi người gửi: Vương Hạo Thiên, đó là tên của bố tôi! Không biết ông ấy gửi cho tôi thứ gì!
Ngồi yên vị trong phòng của mình tôi bắt đầu dùng chiếc dao trong bếp cắt từng lớp giấy và băng dính. Mà cũng hcawngr biết thứu gì trong đó mà khiến tôi phải bê vào nhà một cách nặng nhọc, toát cả mồ hôi.
Sau một hồi cắt, chém, xé tôi đã thu được thành quả: một chiếc hộp gỗ màu nâu sậm, có nét phong cách trạm khắc cổ. Quan sát kĩ các phía cạnh của chiếc hộp tôi không dám tin vào mắt mình nữa đây là một chiếc rương cổ chứ không phải một chiếc hộp thông thường!
Giá trị của nguyên vỏ rương đã là không thể kể được không biết bên trong đó là thứ gì.
Tôi cẩn thận đẩy cái chốt bật mở nắp rương lên, bên tron là một cuốn sách cổ bụi bặm, đa phần sách đều nguyên vẹn chỉ trừ chiếc bìa sách đã quá cũ đã bị rách một chút.
Cầm cuốn sách lên khỏi rương tôi nâng niu nó, lấy tay phủi nhẹ rồi thổi lớp bụi bám trên bìa sách đi.
Trong lòng tôi háo hức, nghĩ rằng chắc chắn trong đây là tài liệu lịch sử hoặc một ghi chép gì đó của thời trước, nếu có thể biết nó viết gì tôi có thể đoán chiếc rương và quyển sách này có từ thời nào.
Ngoài bìa sách sau khi phủi bụi hiện lên một bức tranh sơn thủy, mặc dù nó đã phai nhạt, mờ dần qua năm tháng, có chỗ còn bị rách nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự hùng vĩ xanh tốt của ngọn núi trong tranh cùng dòng nước chảy siết dưới chân núi.
Bên dưới bìa là dòng chữ: Phong Thủy Ký
Nhân Ký: Vương Thư.
Xem ra cuốn sách này tên là Phong Thủy Ký, còn người viết tên gọi Vương Thư.
Nâng niu từng chút một tôi lật trang đầu tiên, từng dòng chữ hiện lên trước mặt tôi:
Xuân Hạ Thu Đông luân hồi vạn năm.
Thiên địa dung hòa tạo vạn vật,
Thiên sinh, thiên diệt nhân quả có số.

Đó là những ký tự cổ, nhìn các kí tự tôi có thể phỏng đoán đây là chữ viết thời Tần- Hán. Nhìn nét chữ lúc ôn hòa lúc cứng chắc, lúc mềm mại uyển chuyển,… tôi phỏng đoán người viết cuốn sách này không chỉ một người.
Cũng may là tôi đã từng học về ngành khảo cổ nên các văn tự như này tôi đã khá quen thuộc. Quen thuộc là thế nhưng tôi vẫn không dám chắc tôi có thể dịch chuẩn, không sai nghĩa tất cả các kí tự trong cuốn sách này.