Chương 33: L’Aquila(1)

Âu Lạc Hồ Điệp Truyện

Chương 33: L’Aquila(1)

Chương 33: L’Aquila(1)


Nước Ý trải qua giai đoạn ba tháng cuối năm 983 đầy biến động.

Đầu tiên là việc ngôi vị giáo hoàng thay đổi liên tục ba người chỉ trong vòng hai tháng khiên cho tòa thánh loạn cào cào, giáo dân hoang mang hết sức.

Tiếp đến là giữa tháng 11 sự kiện hoàng đế Otto II mất tích, tin đồn ngài bị ám sát băng hà lan rộng trong công chúng.

Con trai 3 tuổi của hoàng đế được các quý tộc Roma và nữ hoàng Adelaide đưa lên ngai vàng tức hoàng đế Otto III.

Đến giữ tháng 12 đột nhiên Otto II như đội mồ sống dậy suất hiện tại Verona buộc tội một loạt quý tộc Roma cũng như mẹ ruột mình và ra lời kêu gọi tập hợp quân đội.

Hội đồng Roma đáp lại với tuyên bố Otto II đã chết, kẻ đang ở Verona là giả mạo.

Hai bên cãi qua cãi lại một hồi đến tận ngày đầu tiên của năm 984 thì hoàng đế Otto II quyết định không đấu mồm nữa mà trực tiếp dẫn 17.000 quân tràn xuống miền trung nước Ý.

Binh chia hai đường đạo quân đầu tiên do chính hoàng đế Otto II dẫn binh đi theo đường bộ Parma – La Spezia.

Ngay ngày mùng 4 tháng 1 khi đội quân vạn người của hoàng đế vừa đến Parma thì bất ngờ hải quân Genoa vốn không liên quan đến Thánh Chế tấn công vào cảng La Spezia.

Quân La Spezia đang tập chung thủ Appennini thì bị bưng ổ lập tức đầu hàng khiến cho đường vào vùng Toscana của Otto II thông thoáng hẳn.

Tất nhiên vượt Appennini giữa mùa đông như thế này vẫn khó nhưng so với việc tái chiếm La Spezia của quân Toscana thì dễ hơn nhiều.

Muốn từ Pisa đánh vào La Spezia phải đi hơn 70km toàn sát biển, thích thì lúc nào quân Genoa cũng có thể đánh cướp đường vận lương. Có tái chiếm thì cũng hết thức ăn mà rút thôi.

Còn đợi mấy ông hải quân Roma? Thôi mấy ông ấy ló đầu ra tầm này có mà bị đánh tàn, hải quân Genoa tầm này có số có má trong khu vực đấy.

Mấy ông ở Roma đuổi hải tặc còn chưa xong kìa, thôi cứ ở im đấy ít ra còn có chút áp lực.

Thành Roma khẩn cấp cử tướng Bardas Skleros lên phía bắc cứu viện Toscana. Việc này gây rúng động dư luận khi Bardas là tướng có tiếng ở Đông La Mã Byzantine.

Nhưng quân cứu viện 12.000 quân thêm quân bản địa phải gấp đôi quân của Otto II nhưng chủ yếu là lính đánh thuê cùng tân binh nên thế trận ở bắc Roma vẫn chưa rõ.

Đạo quân thứ hai của phe miền Bắc do Công tước xứ Bavaria - Henry II hành quân đến cảng Venice rồi dong buồm theo đường biển tới Pescara một thành phố đã lên tiếng ủng hộ Otto II. Lời đồn về một giao ước ngầm giữa lãnh chúa Athony Pescara và hoàng đế.

Ngày 12 tháng 1, đến lượt L’Aquila tuyên bố đổi phe.

Phía đông bị uy hiếp cực mạnh, Roma điên cuồng vơ vét được 8000 dân binh do đích thân Crescentius chỉ huy hòng tái chiếm L’Aquila.

Viena Thunder không bị điều động trong đợt đầu tiên đi cứu viện phía bắc nhưng trốn được mùng 1 không trốn được ngày rằm, 208 thành viên của hội vẫn phải ra trận.

Phủ và Darius đều được giữ chức đại đội trưởng (centurio) hai đại đội số 12 - 13 toàn người của Viena Thunder cả.

Tất nhiên là với số thứ tự đấy thì trong số 2000 lính tiên phong đi đầu là không thể thiết slot của hai đội này.

Tuyến đường hành quân sẽ là từ cổng phía đông Roma đi dọc theo sông Aniene rồi đi rẽ vào Zona Industriale.

Miền trung nước Ý bị chia cắt bởi dãy Apennines thành hai phần đông và tây rõ rệt.

Và L’Aquila lại nằm giữa cái ranh rới ấy.

Phải nói là cái địa hình khu vực này vô cùng khốn nạn cho bất cứ người cầm quân nào, toàn núi với núi.

Hiện tại lại đang giữa tháng 1, thời tiết cứ gọi là ối giồi ôi luôn.

Trước mặt Phủ toàn là tuyết trắng xóa tầm nhìn, sống qua một cái mùa đông nên cũng chẳng lạ thứ này nhưng hắn chưa thể thích nghi mới cái rét buốt này.

Bạch công Phủ xuất thân là dân xứ nóng Việt Thường nha, quanh năm thi thoảng mới có vài đợt gọi là se se lạnh chứ không đóng băng cả nước mũi như thế này.

Thậm chí có mấy thằng đêm đi xả lũ rồi lấy que về cắm hoa..khụ khụ.

Hành quân nguyên tuần mới vượt đi được 7 phần thành đường tức 40 km, vậy còn nhanh chán. Otto II đi nửa tháng còn chưa vượt xong dãy Apennines kìa.

Mấy đại đội dân binh khác nhìn lính Viena Thunder mà thèm nhỏ dãi.

Giáp lá sắt, rìu chiến, khiên gỗ đai sắt mỗi ông một bộ. Đồ trống rét dày cộm full combo mũ, giày, áo khoác gang tay bằng vải bông dày. Đặc biệt mỗi đội còn có 30 thanh nỏ Genoa gỗ ép tầm bắt không xa gỗ thượng hạng.

208 người toàn bộ đều đầy đủ trang bị còn hơn lính chính quy.

Để trang bị đến cỡ này Phủ thiếu điều bán sạch cả gia tài.

Tất nhiên là không thể thiếu công của Sara, cô nàng chửi nhau như có tử thù với mấy lão chủ xưởng rèn ấy.

Phủ nghĩ chắc đây là đặc chưng trong cái gọi là nghệ thuật thương lượng.

Ngày hắn ra trận Sara nước mắt ngắn nước mắt dài tiễn đưa.

Trên tay hắn ngay lúc này mảnh gỗ hình mặt trăng do nàng tặng, thấy bảo đây là bùa may mắn Moonlets gì gì đó.

Khẽ vuốt vuốt tấm bùa rồi bỏ vào trong ngực, hắn cau mày nhìn con đường phủ đầy tuyết trước mặt.

Con đường này được xây từ thời Cộng Hòa La Mã lận khá rộng đủ chủ 2 hàng ngựa đi, nó len lỏi qua khe hẹp giữa hai ngọn núi cao đến cả ngàn met.

Nhưng nhìn núi cao, rừng thông dày ở hai bên mà coi. Chỉ cần là người có hiểu biết chút ít về quân sự đều hiểu chắc chắn có phục binh ở chỗ này nếu chỉ huy quân L’Aquila không bị bệnh bại não.


Nhưng đây gần như là con đường duy nhất để đến L’Aquila nên bắt buộc phải vượt qua.

Muốn đi đường khác thì vòng xuống tận Sulmona rồi vòng lên theo đường Popoli. Mà tầm này quân của Henry II chắc cũng lảng vảng ở gần đấy rồi.

Nói chung là hai bên đang trong một cuộc đua.

Quân miền bắc đến L’Aquila hay là Roma tái kiểm soát vùng này trước.

Nhưng Crescentius không có vội, hấp tấp bây giờ khéo chết hết.

Đại quân nghỉ một ngày để chuẩn bị ở Corvaro, một ngôi làng theo địa giới hành chính thì thuộc về lãnh thổ L’Aquila.

"Đã phản bội thì không cần sống!" Crescentius lạnh lùng ra lệnh. Lão cần làm gì đó để khích lệ lũ dân binh đang uể oải sau chuỗi ngày hành quân cực khổ.

Chỉ một câu nói quyết định số phận của hơn 300 người dân lương thiện.

Đàn ông, phụ nữ, người già, trẻ nhỏ không một ai thoát nạn.

Rất nhiều con người lấy danh nghĩa chiến tranh để từ bỏ đi phần ‘người’ của mình chỉ chạy theo dục vọng của phần ‘con’ để hóa thân ngang hàng với lũ súc vật.

Dù thành Roma có thắng hay thua thì nó cũng mất đi rất nhiều ‘người’ sau chiến tranh. Dù với bất cứ lý do gì thì những người trở về cũng đã là sát nhân.

Liệu bao nhiêu kẻ có thể bước qua cái ác mộng máu, thịt và oan hồn mỗi khi đêm về?

Phủ chán ghét hành vi tàn sát vô tội vạ như thế này. Thậm chí hắn còn thấy một lũ đàn ông bu lấy một cô thôn nữ đang gào khóc bất lực, nếu không bị đám Darius giữ lại thì hắn đã nhảy ra gây số sát với đại đội khác rồi.

Hắn không tự nhận mình là thánh mẫu, thậm chí hắn còn sẵn sàng đồ giết cả làng Cabannun nhưng đấy là ngôi làng của lũ cướp. Hắn không giết thì bọn hắn cũng sẽ bị giết.

Tất nhiên là Bạch Công Phủ nghĩ vậy thôi, chứ 1 đứa trẻ con sơ sinh ở Cabannun liệu có thể gây hại đến hắn không? Nhưng hắn thì chốt cửa đốt nhà đứa trẻ ấy rồi đấy.

Nói chung thì tiêu chuẩn kép, chỉ cần lí do là bỏ đi phần ‘người’ ngay.

Lan man hơi nhiều, sáng hôm sau đội tiên phong rời đi từ đống tro tàn của Corvaro.

Vẫn là 2000 quân đại đội từ 1 đến 20.

Một buổi sáng huyên láo của khu rừng thông già, chim chóc động vật nhỏ hai bên đường bay toán loạn khi nghe tiêng rầm rập bước chân của đoàn người kéo dài hơn một cây số.

Điều này là tốt, còn chim còn thú tức là không có mai phục.

Nếu không còn thì tình cảnh sẽ ra sao?

Một giờ sau.

*Ù ù ù ù* *Rầm rầm*

Từ hai bên sườn núi, từng tảng đá đường kính mấy met năn xuống.