Chương 52: Chiến hạm Lumière
6 giờ sáng ngày 27 tháng bảy năm 1861. Sông Phước Long (sông Đồng Nai) đoạn Cù Lao phố nối đến bến cảng bờ sông dẫn đến Trấn Biên thành một đoàn thương thuyền gồm năm chiếc ghe nhỏ đang bí mật chạy chèo trên sông. Hành vi của năm chiếc ghe này quả thật rất lén lút. Trên những chiếc ghe nhỏ nặng nề này chứa đầy gạo trắng được phủ vải dầu chống thấm, nếu nhìn qua thì đây có lẽ là một đám buôn lương thực. Trên các ghe thuyền thì các tay chèo thuyền đang ra sức hết mình khiến cho các ghe này bơi thật nhanh về phía Trấn Biên.
Nhưng thật không may cho các thương gạo này vì họ đâu biết rằng phía trước mình là một chiến hạm của quân Pháp đang tuần tiễu trên đoạn sông này. Tiểu hạm Lumière là một tàu gỗ có chỗ được bọc đồng chạy bằng hơi nước, có thể ra vào những luồng lạch cạn, được trang bị một đại bác cùng nhiều vũ khí đa năng. Đây là một trong những tàu thuộc hàng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ. Chỉ huy tàu là Nicolas, một trung úy hải quân trẻ tuổi, cùng 50 lính thủy người Pháp cùng 27 tên việt gian làm việc cho giặc.
Thời gian này Thiếu tướng Louis-Adolphe Bonard thay thế Charner lên làm thống binh quân viễn chinh Pháp tại Đại Nam, tên thiếu tướng này có ý định mở rộng việc chiếm đóng lên Trấn Biên (Biên Hòa) cùng Bà Rịa. Chính vì lý do này nên để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thì hắn đã cho bốn tiểu hạm tuần tiễu trên sông Phước Long nhằm nắm rõ địa hình cũng như tiêu diệt các cơ sở phòng thủ nhỏ bên bờ bắc sông Phước Long nơi dẫn đến Trấn Biên cũng như Bà Rịa. Sông Phước Long mực nước rất sâu nên kể cả trung hạm hay thuyền đổ bộ của quân Pháp vẫn có thể dễ dàng qua lại. Nhưng nếu để cơ động tuần tiễu cũng như khóa chặt tuyến đường sông thì các tiểu Hạm như Lumière lại có ưu thế hơn.
Bốn tiểu hạm được bố trí trên sông Phước Long của quân Pháp bao gồm Lumière(ánh sáng), Espérance (hy vọng, tiểu hạm này trong lịch sử sẽ bị Quyền Quản binh đạo Nguyễn Trung Trực đánh chìm trên sông Nhật Tảo), Gagner và Expédition (tác ko biết nghĩa).
Lúc này đây trên boong chiến Hạm Lumière một tên lính hoa tiêu người Pháp la lớn báo động cho toàn bộ thủy thủ đoàn. Hóa ra thông qua kính viễn vọng thì tên này đã nhìn thấy năm chiếc thuyền buôn bé nhỏ. Quân Pháp vội vã chuyển hướng chiến hạm Lumière chắn đầu năm chiếc ghe trên sông.
- Bọn bay là ai, qua đoạn sông này làm gì? Mau vứt vũ khí nếu không chúng ta bắn.
Trên chiến hạm Lumière chiếc đại bác duy nhất đã chĩa cái họng súng đen đòm về phía năm chiếc ghe. Bên cạnh đó các binh lính người Pháp cũng lố nhố lên cò súng và vào vị trí. Tất cả hơn năm mươi họng súng chỉ về phía các lái buôn gạo kia.
Chỉ thấy trên ghe thuyền các thương lái cùng chèo thuyền loạn lên một đoàn, có người sợ hãi quá còn nhảy cả xuống sông bất chấp đang ở giữa dòng mà bơi vào bờ. Hành động này khiến cho quân Pháp cùng lũ cộng sự người Việt cười hô hố, vui vẻ.
Cac lái thương vẻ mặt rất bất đắc dĩ ra lệnh vứt hết đao kiếm là vũ khí tự về của đoàn buôn xuống sông.
- Các đại quan, chúng thôi là thương nhân buôn gạo thôi, xin cho chúng tôi nạp tiền qua đường được không?
Một vị thương nhân có vẻ như là người đứng đầu của đám người đứng lên hô to về phía chiến hạm Lumière.
Tên thông dịch viên vội vã nói lại với vị thiếu úy Nicolas. Thật ra quân Pháp đánh trận tại Đại Nam cũng có lúc khó khăn, cũng có lúc thuận lợi nhưng trên sông và trên biển thì quân Pháp là bá chủ ở Đại Nam lúc này. Trên bộ thì quân Pháp còn phải công thành chiếm đất, vậy nên thương vong là rất lớn. Nhưng trên biển cùng sông thì quan Pháp lại chưa từng gặp đối thủ. Thuyền Chiến của Đại Nam trang bị quá tồi tàn, pháo của Đại nam là bắn đạn gang tầm bắn chưa đầy 400m trong khi đó đại bác bé nhất của quân Pháp tầm bắn cũng là 1km cộng thêm có thể bắn đạn nổ. Thuyền của Đại Nam không động cơ, không bọ thép. Nói đến như vậy để hiểu rõ chênh lệch thủy binh của hai bên. Vậy nên trên sông trên biển quân Pháp lấy tư thế nghiền ép mà đánh quân Đại Nam. Nicolas đồng ý gật đầu, vì thật ra việc thu tiền mãi lộ này không có gì nguy hiểm, nửa tháng nay Nicolas thu tiền mãi lộ của thương nhân trên sông Phước Long đến nhuyễn cả tay rồi.
Một chiếc thuyền nhỏ được thả xuống từ tiểu chiến hạm Lumière. Sau đó năm tên lính người Việt cộng thêm một tên Lính pháp tiếp cận năm chiếc ghe nhỏ để tiến hành thu thuế và kiểm tra.
Mấy tên công tác người việt rất thành thạo lật từng lớp vải dầu lên kiểm tra cẩn thận hàng hóa. Bỗng nhiên một tên việt gian bỗng nhiên hô lớn.
- Á phiện, là á phiện.
Thì ra tên lính việt đầu quân cho Pháp đã "vô tình" phát hiện được á phiện dấu dưới lớp gạo kia.
Lúc này thừa dịp không để ý các tay chèo thuyền nhảy cả xuống sông chạy trốn chỉ còn lại một mình vị thương nhaanh đang đứng đó run rẩy mặt xám như tro tàn.
- Là á phiện thưa thiếu úy đại nhân.
Tên phiên dịch người Việt vội vã xum xoe bên cạnh Nicolas.
- Vậy thì thu hết đi.
Nicolas cảm thấy hôm nay khí trời thật đẹp, tư nhiên đi tuần như thường lệ lại thu được một đám nha phiến như vậy. Nha phiến đó, trị giá như thế nào thì ai cũng biết, cả hai tuần qua thu tiền thuế của mấy cái ghe gạo, ghe muối chả đáng là bao nếu đem so với món hời hôm nay. Nicolas trong lòng thật vui vẻ. Nhưng lúc này tên thiếu úy bỗng thấy tên binh sĩ người việt đang xì xồ to nhỏ gì đó với tên phiên dịch.
- Thưa thiếu úy, Tên binh sĩ kia nói những tên buôn lậu Á Phiện này thường có hang ổ, nơi đó thường dấu nhiều hơn á phiện cùng vàng bạc. Chúng ta có nên tra tấn tên thương nhân kia một lượt rồi ép hắn khai ra….?
- Vậy thì làm nhanh đi còn chờ gì nữa?
Nicolas vội và ra lệnh.
Bốn tên lình việt lôi gã thương nhân buôn á phiện lên thuyền Lumière mà đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng vì không chịu nổi đòn roi mà tên thương nhân cuối cùng phải khai ra tên tuổi cộng thêm vị trí kho cất dấu bí mật Á Phiện cùng vàng bạc.
Vào thời gian này thì hai bên bờ sông Phước Long vẫn là bãi lau sậy hoặc cây sú mà thôi. Chỉ có một vài bãi sông thoáng đãng có các con lộ dẫn đến thành trấn là dược dọn sạch sẽ. Cái thời này các bãi lau sậy tại miền nam rất nguy hiểm, bạn sẽ không biết được lúc nào sẽ có một anh Sấu lao ra và nhét bạn vào bụng làm một bữa tráng miệng.
Hang ổ của tên thương nhân á phiện có tên Hồ Quang Chiêu này không ngờ lại là một bãi sông khá thoáng đãng rất bí mật nằm bên phải Cù lao phố 2km. Lúc này đây Lumière tiểu hạm từ từ đi sát vào bờ, tất nhiên vì lo sợ mắc cạn nên Lumière không thể tiếp cận quá gần. Quân pháp đành phải thả thuyền nhỏ để vào bờ tìm kho tàng của tên thương nhân.
Phải mấy lượt vào ra thì quân Pháp mới đưa được 27 lính Anam và 5 lính Pháp cập bờ và sắp xếp đội ngũ. Sở dĩ phải đưa nhiều người như vậy lên bờ vi tên thương nhanh bị đánh cho té đái mà khai rất chi tiết. Hóa ra kho hàng của tên thương nhân này là một kho hàng khá lớn vì vậy lực lượng bảo vệ khá đông đảo. Có đến gần 30 tên vũ trang đao kiếm cộng thêm một số súng hỏa mai. Tất nhiên những tay buôn lậu Á Phiện luôn là những tay trùm cự phách, trang bị vũ trang như vậy chỉ là chuyện binh thường mà thôi.
Chẳng bao lâu trên chiến hạm Lumière đã nghe thấy tiếng súng nổ đùng đoàng cùng tiếng la hét chứi bới,tiếng đao thương chạm nhau leng keng từ rất gần phía trong rừng truyền đến.
Một tên lính pháp hớt hải lao ra từ phía rừng mà chạy về phía bờ sông rồi hét lớn về phía thuyền.
- Thiếu úy tăng viện. Kho hàng rất lớn, mấy thằng lính da vàng Anam không địch lại đối phương, cần thêm hỏa lực.
Tên Lính pháp này hô rất to và rõ ràng, đây chính là muốn quân Pháp với súng trường hiện đại nhanh chóng chấm dứt lần đột kích này. Kho hàng mà tên lính pháp nhìn thấy quá đồ sộ, với số lượng hàng hóa kể trên chỉ cần được chia một phần đã giàu to, vậy nên tên lính pháp này sốt ruột mọt vạn lần.
- Mẹ lũ Anam da vàng vô dụng, tăng viện 20 người tến vào đạp bằng khu lều trại đó cho ta, cẩn thận đừng gây lửa cháy.
Tên thiếu Úy Nicolas lầm bầm chửi thề bằng tiếng Pháp sau đó ra lệnh tăng viện cho nhánh quân trê bờ. Chiếc thuyền nhỏ dùng để đổ bộ lai ra ra vào vào hai lượt để tiến hành đưa lính Pháp vào bờ.
Trong một bụi cỏ nằm cách khu "kho tàng" bí mật của tên thương nhân á phiện có một đám cây bụi đang hơi nhúc nhích.
- Nằm yên ngươi muốn chết à.
Một tiếng thì thầm bé như muỗi kêu vang lên.
- Em buồn tè.
- Tè tại chỗ đi.
- Vâng. Vậy nhưng khi nào nổ súng.
- Nói ít thôi kẻo bị phát hiện.
Hai giọng nói thì thầm cứ như vậy kêu vo vo trong bụi cỏ, nhưng quả thật nếu đứng cách xa tầm 20m thì không thể nào phát hiện được nơi này có người.
- Con mẹ mày tè cả vào chân tao.
- Xin lỗi xin lỗi, của em hơi vênh, vừa nằm vừa tè rất khó.
- Tập trung vào, quân Tây mà tiến vào là nổ súng.
- Anh không cần hạ giọng đâu, chúng nó đang đánh nhau ầm ầm với cảm tử quân trong trại, không nghe thấy gì đâu.
- Đây là quân lệnh của Hoàng tướng quân hiểu không, bớt mồm, ngụy trang là quan trọng nhất.
- Hiểu.
Cách đó không xa là vị tướng quân họ Hoàn của chúng ta. Phải nói rằng vị tướng quân này đã chấp hành triệt để nhất tất cả các phương thức trong yếu lược chiến tranh du kích của Diêu thiếu. Lão đang đội một chiếc nón thép mỏng đúng kiểu nón bảo hộ của lính Mỹ hay lính ngụy những năn thế kỷ 20. Chiếc mũ này là do hai lá thép mỏng gò thành hình bán nguyệt mà gép lại vói nhau bang một loạt đai. Đây cũng là vì công nghệ luyện thép của Đại Nam còn yếu nên không thể chế một chiếc mũ thép nguyên tấm. Nhưng kể cả như vậy thì đây vẫn là chiếc mũ bảo hộ tân tiến nhất lúc này cho bộ binh rồi. Nên nhớ lúc này là thời đại bắn nhau bằng súng ống. Các binh sĩ toàn lấp ló sau công sự mà bắn nhau, trừ xung phong ra thì có lẽ cái gáo dừa là hay bị lộ nhất, chính vì thế mũ bảo hộ rất được Diêu thiếu quan tâm. Đây là chiếc nón bảo hiểm bắt buộc tại Vạn Ninh. Vì nể tình đồng chí với Hoàng Diệu mà Diêu thiếu quyết định lấy ra một ngàn cái từ quân Vạn Ninh tặng cho tân Kinh quân. Về đến triều đình thì Hoàng Diệu lập tức cho chế tạo thêm mười ngàn chiếc mũ loại này. Phải nói là Tự Đức cực kì hi vọng vào tân kinh quân nên rất chịu chơi, Hoàng Diệu xin xỏ Tự Đức duyệt ngay.
Nếu so sánh số công tượng thì Vạn Ninh chỉ là con tép trên mép con mèo so với Huế. Vậy nên Diêu thiếu lúc chưa có các nhà máy thì phải cong đít mất mấy tháng mới chế được hai ngàn năm trăm cái nón bảo hiểm. Nhưng Hoàng Diệu chỉ mất một tháng là chế được 10 ngàn cái với chất lượng tốt hơn hàng gốc tại Vạn Ninh.
Nón bảo hiểm của Hoàng Diệu cũng như các tân Kinh quân đều được bọc vải thô màu xanh lá cây. Trang phục của tân Kinh quân cũng là trang phục cài cúc khá hiện đại gần giống như trang phục Tây Âu. Đây cũng là trang phục quân của Vạn Ninh. Vốn Diêu thiếu muốn cách tân hoàn toàn cho giống nguyên quân phục châu Âu nhưng hắn khong dám. Hắn sợ triều đình mấy tên ngôn quan nói ra nói vào. Vậy nên Diêu Thiếu vẽ bừa một mẫu quần áo lai giữa âu và á. Quan trọng là quần có túi, có đai lưng, có khuy quần. Áo cũng có khuy tiện cởi ra mặc vào. Hoàng Diệu đã học thì học bằng hết nên tân Kinh quân không khác là bao với Vạn Ninh quân mở rộng.
Quan trọng vì chiến thuật du kích thì sắc phục của tân Kinh quân tuyền một màu xanh lá cây. Vì thời này thuốc nhuộm xanh lá cây hiếm có, vậy nên đây cũng là một khoản đầu tư lớn. Nhưng vì khẩu hiệu "Tất cả vì Đại Nam hùng mạnh" Tự Đức cắn răng. Tất nhiên tân kinh quân là đội quân sắc phục xanh lá duy nhất tại Đại Nam. Diêu thiếu ở miền bắc chẳng phải đánh du kích với ai nên hắn cũng lười đầu tư. Sắc phục quân Vạn Ninh là một loạt màu nâu của áo bà ba. Rất rẻ, rất dễ nhuộm, tiết kiệm vô cùng.
Quay trở lại với Hoàng Diệu lúc này, mặt hắn chát đầy bùn đất, giờ đã khô rồi, nón bảo hiểm gắn đầy cành lá cây bụi, Trên lưng cõng ba lô cũng là gắn cây cỏ xum xuê. Trong tay lăm lăm một khẩu súng trường cũng bọc vải xanh lá cây che che lấp lấp.
- Hoàng tướng quân. Vẫn chưa tấn công sao, cảm tử quân trong doanh chịu không nổi.
- Trương Định tướng quân, tính túy nhất trong du kích chiến là nhẫn nại, ngài luôn phải nhớ lấy.
- Hạ quan thọ giáo.
Một tên lính nằm bên cạnh Hoàng Diệu với trang phục không khác gì cả chỉ có điều trong tay hắn là đao mà không phải súng. Vị này là Trương Định tướng quân đại danh đỉnh đỉnh. Nhưng lúc này đây Trương tướng như học trò đi theo sau Hoàng tướng để thụ giáo về binh pháp.