Chương 201: Huế cũng không phải dạng vừa đâu

Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 201: Huế cũng không phải dạng vừa đâu

Việc kéo thêm Huế vào cuộc tấn công Quảng Châu thì có thể hiểu được, nhưng việc Cán Ca kéo thêm Pháp vào trận chiến này thì rất là khó hiểu.

Nếu đứng trên lập trường bất đội trời chung của Diêu thiếu với giặc Pháp thì sẽ không có chuyện hợp tác quân sự trên. Vì từ trước tới giờ Thái Nguyên chưa từng tỏ thái độ đồng ý cới hòa ước Nhâm Tuất. Chính vì lý do này nếu Cán Ca yêu cầu Pháp phối hợp trong cuộc chiến tại Quảng Châu thì gần như là thừa nhận sự hợp pháp của giặc ngoại xâm trên 3 tỉnh Bắc kỳ.

Vậy điều này có gây mâu thuẫn với chính sách nhất quán của Diêu thiếu về thái độ với người Pháp hay không thì vẫn còn phải bàn bạc thêm. Nhưng từ sự việc lần này có thể thấy rõ được Cán Ca sau khi lên làm Vương gia một thời gian cũng đã có được cách suy nghĩ riêng của bản thân. Điều này có thể là tốt vì Diêu thiếu bày ra cách cục rất lớn, bản thân hắn không thể ru rú tại Thái Nguyên ba mảnh đất bé tẻo teo được. Vậy nên nếu Cán Ca có thể đứng lên độc lập tự chủ một phương thì không có gì tốt bằng. Nhưng điều này cũng có tệ đoan đó là có thể Cán Ca có cách suy nghĩ riêng của bản thân mà gây nên những mâu thuẫn trong đường lối lãnh đạo của hai cha con. Nhưng vấn đề này để sau này mới có thể hạ hồi phân giải.

Cái thời buổi này khi mà giao thông không thuận tiện, thông tin nhanh nhất trên bộ là dùng khoái mã truyền đạt. Chính vì lý do này nên Thái Nguyên 3 thước đất với chằng chịt mạng lưới dây đồng điện báo cùng các tuyến đường sắt chính đã được hoàn thành đã trở thành một nơi quá đặc biệt tại Châu Á.

Trong khi quân Quảng Đông tụ tập rồi chuẩn bị lương thảo đạn dược cũng như huy động một đội ngũ khổng lồ hậu cần binh cho 2 vạn quân sau đó di chuyển theo đường bộ xuôi nam thì cỗ máy chiến tranh Thái Nguyên đã ầm ầm vận chuyển lâu rồi.

Thành thử ra kẻ đi tấn công chưa chuẩn bị xong thì kẻ bị tấn công đã nhởn nhơ tại các chiến trường định sẵn mà bố trí trận địa. Từ khi nhận được tin báo thì các mật vụ HongKong chỉ mất 2 ngày để truyền tin về nội địa Thái Nguyên. Thông qua điện báo thì một giờ sau đó thông tin này đã nằm trên mặt bàn làm việc của Cán Ca và hội đồng chính phủ tại Thái Nguyên. Và chỉ sau hai ngày tiếp theo thì từng Trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh Thái Nguyên ầm ầm lên xe lửa mà tiến về biên giới. Cho đến khi quân Thái Nguyên tập trung hết tại biên giới, xây dựng cũng như củng cố các cứ điểm chiến tranh tại vùng đất này thì quân Quảng Đông vẫn đang "chuẩn bị" chiến tranh và nhốn nháo tại Nam Ninh.


Chuyện thật mà cứ ngỡ như đùa vui vậy. Phe đi đánh người thì chẳng biết mấy về đối phương, lên kế hoạch đánh úp người ta cuối cùng mình còn chậm hơn đối phương đến vài nhịp chân. Phe "bị đánh" thì lại nắm rõ kẽ gây sự trong lòng bàn tay, không những tổ chức phòng ngự trước vài ngày mà lại còn hô hào yêu cầu đồng minh khắp nơi tấn công lại kẻ gây chiến. Buồn cười thì buồn cười thật nhưng từ đây mới có thể thấy được giao thông đường sắt, hệ thống điện báo liên lạc, cùng với cơ cấy mật vụ hiệu quả trong thời điểm này quan trọng đến nhường nào. Về điểm này thì Thái Nguyên nhỏ bé đang là vô địch tại Châu Á. Các cường quốc phương Tây có đến nơi này cũng chẳng thể làm được như Thái Nguyên lúc này.

Câu trả lời của Pháp cho yêu cầu của Thái Nguyên đó là đồng ý cả bốn chân. Nói đùa Á có nằm mơ thì Pháp cũng muốn nhúng chàm Quảng Châu Loan. Người Pháp có muốn một thuộc địa, hay nói cách khác là một khu tô giới như HongKong của người Anh không? Nói thật thì Napoleon III có nằm ngủ cũng mơ tới điều này. Pháp cong mông đánh Đại Nam cuối cùng cũng là muốn có một bàn đạp vững chắc mà tấn công vào khu vực Đông Á với Đại Thanh quốc đông dân màu mỡ mà thôi. Nói ra thì thật bi ai, mục đích ban đầu của quân Pháp khi đánh Đà Nẵng hay 3 tỉnh Nam Kỳ cuối cùng tịu lại đó là muốn có một chỗ trú chân để có thể làm hậu phương cho cuộc đổ bộ quy mô vào Đông Á từ vùng biển Đông Nam Á mà thôi.

Tất nhiên trong lịch sử thật sự thì Pháp cũng là thực hiện theo ý tưởng trên, thành lập một căn cứ địa vững chắc tại Đông Nam Á sau đó tạo tiền đề vững chắc hơn để canh tranh cùng Anh quốc tại thị trường lớn là Đại Thanh. Và thực sự người Pháp đã thành công trong lịch sử khi đặt được tô giới Pháp tại Quảng Châu Loan sau khi đã thôn tính Đại Nam. Nhưng lúc này lịch sử đã không còn đi theo lối mòn vốn có của nó. Người Pháp đã xa lầy tại cuộc chiến tranh tại Đại Nam. Ở một góc độ nào đó giới chỉ huy quân Pháp tại Đông Á đã nhận ra rằng Đại Nam không phải nơi họ dễ dàng có thể thôn tính. Và những bước tiếp theo trong công quộc xâm nhập phương Đông của người Pháp cần phải tính toán lại cẩn thận.

Ngay lúc này đây Trần Vương gia, vương của phương Bắc Đại Nam lại đưa ra một lời mời hợp quân tấn công Quảng Châu Loan hết sức quyến rũ. Người Pháp có ngu, có tự phụ đến nhường nào cũng không đến mức kinh thường người Việt sau những trận chiến vừa qua. Chính vì thế một lời mời hợp quân cùng người Việt tấn công Quảng Châu là một lời mời mang tính thiết thực và hiệu quả nếu đặt trên suy nghĩ của người Pháp lúc này.

Tất nhiên người Pháp có thể lựa chọn đem quân tấn công miền bắc Đại Nam tức là Thái Nguyên khi mà Quảng Đông quân tiến hành đánh chiếm phương Bắc Đại Nam. Nhưng lựa chọn như vậy có phải là tốt nhất chăng. Bộ tổng tham mưu quân viễn chinh Pháp đã ngồi lại với nhau và nhất trí đấy không phải là lựa chọn tốt nhất. Vì sau khi chiến đấu cùng quân Đại Nam cả phương bắc lẫn triều đình Huế đã dạy cho người Pháp biết một chuyện. Họ chiếm cứ được 3 tỉnh bắc bộ Đại Nam phần lớn là nhờ may mắn mà thôi. Nay có cơ hội tấn công Quảng Châu Loan với cường lực liên quân là người Việt thì Pháp quân lại đặt ra một câu hỏi. Liệu đây có phải là cơ hội mở ra cho hướng đi của quân viễn chinh, người Đại Nam có thể tin tưởng đ ược hay không?

Tin tưởng người Đại Nam tất nhiên là không được rồi, vì dù nói gì thì nói người Pháp vẫn đang là kẻ xâm lược Đại Nam. Nhưng sự việc Quảng Đông động binh đánh Thái Nguyên là sự thật, chuyện này không có dối gạt. Chính vì thế một lời mời hợp binh của Thái Nguyên là không có sự nghi ngờ về mặt động cơ. Người Pháp biết được đây chính là cơ hội, vì Thái Nguyên đã tỏ rõ thái độ chưa muốn đá Pháp bay khỏi Đại Nam. Còn vì lý do tại sao thì người ngu cũng có thể hiểu được người đứng đầu Thái Nguyên cần có vùng đệm để tránh tiếp xúc trực tiếp cùng Huế.

Chính vì lý do này mà Rigault de Genouilly đô đốc hạm đội Pháp nhanh chóng thực hiện đúng "nghĩa vụ" với Đại Nam trọng hòa ước Nhâm Tuất. Người Pháp sẵn sàng điều 1/3 hạm độ cùng quân Thái Nguyên tấn công Quảng Châu. Nhưng Rigault de Genouilly không đơn giản, ông ta cử phái đoàn tiếp xúc trực tiếp cùng Thái Nguyên nằm phân định rõ nhiệm vụ cùng lợi ích sau trận chiến này. Nói trắng ra là không ai ngu đi làm pháo hôi cả, muốn thì cả ba bên cùng ra sức, nếu Huế không tham gia thì ít nhất Thái Nguyên cùng Pháp phải cùng ra sức mà không có chuyện lợi dụng nhau làm pháo hôi. Điểm tiếp theo đó là chia cắt lợi ích ra sao khi tấn công được Quảng Châu Loan hoặc là có thể đánh vào đại lục Đại Thanh thì chia chác là ra sao.

Suy nghĩ của Huế lại càng khó đoán khi Tự Đức chấp nhận ngay lập tức "lời thỉnh cầu" của Bắc Bình Vương về chuyện xuất binh. Huế Kinh không ngờ xuất động toàn bộ Hạm đội Huế cùng 5 ngàn lính bộ binh tham chiến. Đây là con số không hề nhỏ một chút nào trong tình cảnh mà Huế mới thở dốc lại sau một cuộc chiến đẫm máu cùng người Pháp. Hướng đi của Huế và mục đích trong chuyện này có hơi bất ngờ và rất quyết đoán nhưng tất cả đều tỏ rõ một chuyện, Huế vẫn xứng đáng là "anh cả" khi ra tay bảo vệ Phương Bắc mặc dù phải đối mặt là Đại Thanh rộng lớn.

Sự thật là như thế nào thì chỉ có thể thông qua cuộc mật bàn của Tự Đức thái thượng hoàng, nhóm phụ chính thân thần, cùng hai chiến tướng là Nguyễn Chi Long và Hoàng Diệu.

Thắng lợi cùng lơi ích của cuộc Viễn chinh tại Phillippine cùng các trận chiến cùng người Pháp đã khiến cho Huế triều có lòng tin cực lớn vào bản thân. Mặc dù vẫn là bị chiếm đóng mất 3 tỉnh miền bắc, và gần như 8 tỉnh khác ly khai, nhưng Huế triều lại có một cái đánh giá hết sức thực tế về trình độ quân sự của bản thân.

Đối với việc Pháp chọc vào khe hẹp giữa hai nhánh quân hiện đại là Huế và Thái Nguyên gây ra tình cảnh hiện tại thì Huế không cho đó là yếu kém quân sự của bản thân. Họ cho đó là sai lầm chiến thuật bố trí binh lực. Hay nói cách khác là Huế chưa phổ cập hiện đại hóa quân đội toàn bộ các vùng trên cả nước. Giả dụ như Pháp dám dẫn quân đánh vào kinh đô Huế hay đánh Nam Kỳ thì đảm bảo người Pháp sẽ lãnh đủ. Thêm vào đó cuộc viễn chinh Phillippine, đánh tan quân Tây Ban Nha và thu được quá nhiều tiền bạc, công nghệ… khiến cho tư tưởng tiểu bá của Huế bành chướng vô cùng. Họ không hề có nỗi sợ hãi một chút nào đối với Trung Hoa lúc này. Tình hình Đại Thanh luôn được người Đại Nam chú ý và đánh giá với một con mắt thận trọng và tôn trọng đối phương. Chính vì lý do này Huế đã cho rằng Đại Nam chẳng có gì phải e ngại Đại Thanh. Và Đại thanh chỉ là một con Hổ bệnh mà thôi, mà Đại Nam lúc này là một con báo tráng niên khỏe mạnh nên có thể từ từ xử lý con Hổ bệnh kia.

Những tháng này Huế rất tích cực làm ăn cùng các thương nhân Đức, Mỹ… cá biệt là họ làm ăn cả với thương nhân Anh nhưng khá dè chừng. Chính sách với thương nhân anh còn lâu với mở cửa như với người Đức., tất nhiên người Mỹ cũng là đối tượng làm ăn của Huế nhưng không được trọng dụng như thương nhân Đức. Nói chung Huế triều vẫn cứ tin người Đức Hơn.

Hàng suất khẩu của Huế lúc này đa dạng lắm, không chỉ có các mặt hàng thổ sản như trước kia nữa, vải vóc từ các xưởng dệt. Lụa với công nghệ dệt máy, gốm sứ vơi lò nung hiện đại hơn, các mặt hàng mĩ nghệ đồi mồi, chân châu v.v… đều là mặt hàng suất khẩu. Tất nhiên thu về sẽ là tiền, công nghệ cũng như thuốc súng. Huế đã từng bước xây dựng con đường đi riêng của bản thân khi họ có đủ lượng lớn công nghệ rác từ Đức thải vào.

Tất nhiên tiền là không bao giờ đủ. Huế triều muốn có một lượng tiền lớn để tái đầu tư công nghệ tốt hơn cũng như mua nhiều hơn thuốc súng từ người Anh. Họ mua thuốc súng cùng đầu tư công nghệ tốt hơn thì có trời mới biết họ muốn làm gì. Có lẽ đánh Pháp, có lẽ thu hồi 8 tỉnh Bắc Bộ. Tất nhiên điều này hạ hồi phân giải, nhưng điều đáng nói lúc này đó là của Tự Đức thái thượng hoàng, nhóm phụ chính thân thần, cùng hai chiến tướng là Nguyễn Chi Long và Hoàng Diệu đều nhất trí cao là nên đánh Quảng Châu Loan. Đánh để chứng minh khả năng quân sự của Huế sau vài tháng thởi dốc và phát triển công nghiệp tự thân thành quả. Đánh để kiếm lợi ích kì vọng như cuộc viễn chinh Phillippne. Nói tựu lại cuối cùng vẫn là tư tưởng tiểu Bá của Huế đã manh nha xuất hiện.

Nhưng Huế không đơn giản chút nào, họ đồng ý xuất quân với số lượng lớn nhưng lại yêu cầu họp các bên và bàn điều kiện tại Huế. Đồng thời Tự Đức còn gửi thư yêu cầu quân Phổ tại Khai Biên tham chiến, đồng thời hạ lệnh cho quân Mỹ tại Kha Lâm tham chiến.

Yêu cầu Phổ quân tham chiến vì nói cho cùng là Phổ quốc kí hiệp ước quân sự với cả Thái Nguyên lẫn Huế. Mà trên danh nghĩa là Khai Biên là do Huế cho Phổ thuê mà không phải là Thái Nguyên ký hợp đồng. Còn đối với quân Mỹ đóng quân tại Kha Lâm thì Huế trực tiếp ra lệnh cho họ xuất quân mà không phải thương lượng. Chỗ này có một chút lằng nhằng, Kha Lâm, Tầm Vu đều là Huế triều phong đất cho cha con họ Trần. Do đó trên danh nghĩa hai vùng đất này đều thuộc quyền điều phối của Huế. Mặc dù cha con họ Trần đã cho người Mỹ thuê lại nhưng Huế mắt nhắm mắt mở không quan tâm. Họ chỉ quan tâm quân trên đất Kha Lâm, Tầm Vu phải nghe theo điều phối của chính quyền trung ương. Đây là một suy nghĩ tỏ rõ sự tiểu bá trong suy nghĩ của Huế, nhưng nói một cách nào đó thì họ không hề làm sai luật định.

Sự rắc rối lằng nhằng giữa các bên dẫn tới một cuộc gặp gỡ 4 bên có thể là liên minh tạm thời được tổ chức tại Huế. Lần này mặt mũi của Huế đủ lớn rồi, đủ để có thể phần nào đó thể hiện uy vọng của anh cả xã hội thâm.