Chương 111: Chuyện xưa Tự Đức kể

Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 111: Chuyện xưa Tự Đức kể

Tự Đức ánh mắt xa xăm nhìn vào bầu trời đêm thông qua đại môn mà khẽ nói:

- Các ngươi nghĩ chuyện chùa Pháp Vân, Sơn Đông thi hội Trẫm không hay biết chút nào sao. Trẫm là biết rõ ngọn ngành, nhưng Trẫm muốn là lôi ra bài tay hắc ám sau lưng các ngươi mà không phải mấy con cờ bị chúng lợi dụng….

Câu nói của Tự Đức nhu xa xăm vọng về nhưng lại như sấm nổ bên tai ba người Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng cùng Tôn Thất Cúc. Lúc này cả ba người mồ hôi lạnh đã chảy dọc sống lưng, họ không ngờ rằng minh đang nhảy nhót trên lưỡi đao mà đi giữa hai làn đạn. Cả ba đều không nghi ngờ câu chuyện của Tự Đức, vì lúc này ông có nói dối cũng chẳng có mấy ý nghĩa gì. Vì thế Tự Đức thực tế không cần rối trá vấn đề này.

- Cái tai và đôi mắt của Trẫm là Cơ Mật Viện hay nói đúng hơn là Ám Long võ vệ thuộc về Cơ Mật Viện điều phối, chuyện các ngươi làm Trẫm… đều biết. Hơn trăm người tụ tập chùa Pháp Vân, liên hệ 3000 dân phu xây lăng. Tất cả Trẫm đều thông… Trẫm không coi đó là mối lo bởi vì lực lượng đó quá nhỏ và không có tính uy hiếp. Trẫm muốn kéo dài để thu một mẻ lưới tóm hết những kẻ đầu cơ trục lợi kia. Bắt các ngươi phỏng có ích gì, đám người sau lưng các ngươi giảo hoạt vô cùng, chúng ra tay không vết tích, Trẫm có thể đoán ra một, hai nhưng không bằng không cớ thì sao có thể triệt hạ chúng đây. Trẫm e là các ngươi cũng mường tượng ra những kẻ đó nhưng chưa bao giờ chính thức chạm vào chúng đúng không?

Cả ba người lại bật lên khỏi ghế mà quỳ lạy, chuyện ngày hôm nay quá khiếp khủng rồi. Không ngờ rằng Cả Tự Đức lẫn đám người trong bóng tối kia đang tung quyền múa cước trước mặt nhưng cả ba người là con cờ vẫn u u mê mê không hiểu chuyện.

- Trẫm nói ra chuyện này cũng chẳng để biện minh cho bản thân, mà là đểcảnh tỉnh cho các ngươi. Nguy cơ của các ngươi là vô cùng lớn. Trẫm cũng không thể hiểu nổi tại sao các ngươi có thể ung dung được đến ngày hôm nay, nếu là trẫm vị tất có thể làm tốt hơn các ngươi sao. Đứng lên cả đi, nghe người già kể truyện không cần câu nệ như vậy.


Tự Đức lại trầm ngâm suy nghĩ, ông khẽ vuốt ve chén ngọc trong tay và dường như đang đắn đo suy nghĩ về câu từ để tiếp tục câu truyện.

- Trẫm quá tự tin vào bản thân, quá tin tưởng vào "tai, mắt" của Trẫm. Không ngờ rằng thế lực kia trong bóng tối lại cường đại đến vậy. Hóa ra tai của trẫm mắt của Trẫm cũng bị chúng lẻn vào. Tôn Thất Cúc lén lấy 300 thanh súng hỏng từ xưởng Đại Nam là chuyện Trẫm không hề hay biết. Nhóm người các ngươi có được thuốc súng và luyện tập Trẫm cũng bị che mắt. Thế lực của chúng quá lớn. Lớn đến độ Trẫm cũng cảm thấy lo lắng vào lúc này.

Có lẽ hơi mệt nên Tự Đức mỗi lần nói một đoạn phải nghỉ rất lâu, uống một hớp trà sau đó thở vài hơi điều hòa lại cơ thể. Còn ba người Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng cùng Tôn Thất Cúc thì đang run lẩy bẩy trong lòng mà ngồi đó, đến thở mạnh cũng không dám. Họ đang nghe như nuốt từng lời vàng ý ngọc của Tự Đức. Có lẽ đây mới là thu hoạch lớn nhất ngày hôm nay họ tới đây.

- Nhưng các ngươi lại làm rất tốt. Không ngờ có thể cứng rắn mà khống chế cục diện sau khi Tân Tri đăng ngôi. Có lẽ cách làm cứng rắn cũng như cực đoan của các ngươi đã làm bất ngờ đám người kia trong một thời gian ngắn khiến chúng trở tay không kịp. Mà cũng có lẽ cách đối diện chính trị của Trẫm khi tại vị là có phần sai lầm. Đạo cân băng của bậc đế vương là phải có, nhưng cứ quanh quẩn với nó mà thiếu quyết đoán để làm việc gì cũng không nên đầu nên đuôi là sai lầm. Chính sự thiếu quyết đoán của Trẫm lâu ngày mà đã tạo ra một con quái vật khổng hồ đến Trẫm cũng khống chế không nổi cục diện. ôi……

- Để lại cục diện rắc rối như vậy cho các ngươi Trẫm cũng thấy xấu hổ, vậy nên mấy ngày qua trẫm yêu cầu xem tấu chương, giúp được phần nào cho các ngươi cũng là chuyện tốt. Sau này có xuống cửu tuyền cũng còn có thể ăn nói cùng tiên phụ, cùng liệt tổ liệt tông Nguyễn gia.



Sử sách chép lại Từ Đức là người cần cù, chăm chỉ, nhân từ, và đặc biệt hiếu thuận là không có sai chút nào. Ít nhất lúc này ông ta đang thể hiện như vậy. Thời gian qua tĩnh tâm trong Cung Trường Ninh thì cũng là khoảng thời gian quý giá để Tự Đức tự ngẫm, ông ngẫm ra rất nhiều chuyện mà trước đây như có màn sương mờ che chắn. Tự Đức cách mà vua theo đạo cân bằng đến mức cực đoan, mà từ cân bằng chi đạo đến thỏa hiệp chi đạo chỉ là một lăng ranh mong manh. Mà đã thỏa hiệp một lần thì sẽ có lần hai. Chính sự thỏa hiệp "không biết mệt mỏi" của Tự Đức đã gây nên một thực trạng là nhóm đầu cơ trục lọi đã thành một con quái thú khổng lồ. Lúc này chúng có tiền, có thế lực, và chúng có sức mạnh sau nhiều năm được dung túng, đến khi Tự Đức muốn quay đầu không muốn thỏa hiệp thì bị cắn trả. Âu rằng đây cũng chính là nhân quả tuần hoàn.

Nhưng Tự Đức không thấy can tâm, ông mới bắt đầu quyết tâm đi trên con đường cải cách mà thôi. Và con đường mù mờ này không ngờ lại khá sáng tỏ sau khi ông tiếp xúc cùng Diêu thiếu. Ông ta không hận Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng cùng Tôn Thất Cúc. Bởi lẽ vơi thế lực kia đã mạnh đến mức bưng bít hết tai mắt của ông thì việc họ lập ra một thế lực khác để thay thế Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng cùng Tôn Thất Cúc là chuyện nhỏ. Như Tự Đức đã nói " không có Đoàn Hữu Trưng, thì sẽ có Mã Hữu Trưng, Ngưu Hữu Trưng…" nói chung là kế cục của ông đã định.

Nhưng khốn nạn nhất đó chính là Nhóm người kia giờ đây lại nhăm vào Tự Đức mà ra tay. Tất nhiên khi Tự Đức làm hoàng đế mà ra tay thì cai sọt lớn này không ai gánh được, nhưng nay Tự Đức với thân phận vua bị phế "đày" vào cấm cung… Nếu như thật sự bị giết thì người chịu tội là Còn ba người Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng cùng Tôn Thất Cúc. Lúc đó chỉ cần hô một tiếng thì cả cái Đại Nam này sẽ kéo Tân Trị xuống vũng bùn. Đây cũng chính là lý do mà Đoàn Hữu Trưng cùng Tôn Thất Cúc bạc tóc vì bảo vệ Tự Đức lúc này đây.


- Hoàng thúc ôi, hoang thúc quay lại làm hoàng đế Đại Nam, cháu không dám nữa, cháu làm không nổi.

Lúc này thì đến mù mờ như Tân Trị cũng hiểu rõ mình nhỏ bé đến nhường nào, bất lực đến nhường nào. Hắn là muốn thôi đi không làm chức hoàng đế mà nay sống mai chết này. Vẫn nên để cho vi Hoàng Thúc quay lại thì hơn. Tân Tri lúc này mới hiểu được một chuyện, hoàng đế không phải ai cũng có thể làm tốt, hôn quân dĩ nhiên dễ làm thôi, nhưng như vậy sẽ còn mau chết hơn nữa trong cái hoàn cảnh phi thường đặc biệt này của Đại Nam. Hắn chỉ mong mình thành khẩn thì khi Tự Đức quay lại sẽ tha cho hắn tội bất trung. Tự Đức nổi danh với lòng nhân từ, chỉ cần đủ ăn năn sám hối thì việc được tha bổng cũng là không khó.


- Các ngươi lại ngồi xuông nghe Trẫm kể chuyện xưa.

Tự Đức vẫn không trả lời câu nói của Tân Trị mà tiếp tục chuyện xưa.


- Thật ra lúc còn trẻ Trẫm hâm mộ nhất là phụ thân của Cháu. Hồng Bảo hoàng huynh là một người khỏe mạnh, hoạt bát, cung mã võ nghệ giỏi vô cùng. Lúc ấy ta thể chất yêu đuối cả tuổi thơ vật lộn cùng bện tật làm gì có được bản lĩnh ẫy. Hồng Bảo hoàng huynh là con trưởng vốn dĩ chắc chắn sẽ lên ngôi Thái tử nhưng than ôi hoàng huynh cũng vì quá suất xắc mà lâm vào tự mãn, kết giao bằng hữu toàn những kẻ… Nhưng nói cho cùng thì hoàng huynh vẫn là người kệt suất nhất trong nhóm chúng ta. Phụ thân con có một tinh thần quả quyết, có được tính cách mạnh mẽ vô cùng và đôi khi trở nên cực đoan. Ông đam mê võ nghệ, quân sự, nhưng lại không ham việc văn thơ, dân chính là bao……

Chuyện xưa là lịch sử phủi bụi, rất nhiều chuyện là sự thật chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ được mà thôi. Nếu chỉ nghe theo những gì tuyên truyền ngoài kia thì 10 phần đến 9 phần là giả. Để đạt được mục đích thì đôi khi những người hữu tâm sẽ dấu đi sự thật mà tuyên truyền những thứ có lợi cho thời thế. Ví như việc phế truất thái tử Hồng Bảo lập Hồng Nhậm (Tự Đức) lên ngôi. Vì Tự Đức là con thứ nên để chính danh thì không thiếu tội trạng sẽ được đổ lên đầu Hồng Bảo. Mà đơn giản nhất đó chính là nói Hồng Bảo vô đức vô năng, ăn chơi này nọ. Nhưng sự thật bao nhiêu là đúng bao nhiêu là sai thì chỉ có Tự Đức mới biết rõ, và dám nói ra. Tất nhiên nếu Tự Đức có con cái, hay nói là có khả năng sinh dục thi ông đến chết cũng không nói ra sự thật để bảo vệ sự chính thống của con trai mình. Nhưng sự việc là Tự Đức không thể có con cho nên ông cũng nghĩ thoáng ra mà nói về câu chuyện phủi bụi này.


- Trẫm lúc ấy lấy hoàng huynh làm mục tiêu phấn đấu mà học tập. Binh đao trẫm học không đặng nên đành dùi mài khinh thư. Trẫm không hề có ý dạ huyễn du trong hoàn cảnh đó, chỉ là Trẫm hâm mộ hoàng huynh nên cố gắng mà thôi. Nhưng Trẫm có cố gắng cách nào cũng không thể đuổi theo bóng lưng của ông ấy được. Trẫm từ nhỏ bản tính cả thẹn, it nói, hay tự xét mình… thường do dự thiếu quyết đoán… Tiên đế lúc ấy đã nhìn ra nên ban cho Trẫm tập sách "Tâm pháp trị pháp" và cho Trẫm tới Chỉ thiện đường để học tập. Tâm bệnh của Trẫm cũng đỡ nhiều nhưng đã là bản tính thì rất khó thay đổi nên mới có cục diện ngày hôm nay.

Thì ra Tự Đức là hiểu hết mọi chuyện, ông là người tư chất rất đỗi thông minh, lại thêm cần cù. Đây là hai yếu tố để thành thiên tài, thành một vị vua anh minh bậc nhất. Nhưng cái bản tính đáng nguyền rủa kia đã gần như kéo sụp hoàn hoàn các ưu điểm của ông. Gặp chuyện nhỏ thì không sao nhưng nếu gặp truyện lớn thì tâm bệnh của ông lại sẽ là bùng phát.

- Hoàng huynh không phải người thiếu tài thiếu đức như những lời đồn đại. Ông ta đại tài, cũng có hiếu cha mẹ, cũng chăm nom lũ đệ đệ là chúng ta. Nhưng ông ta lại có tư tưởng cực đoan về chiến tranh, hoàng huynh luôn muốn mở rộng bờ cõi, lập công lao cái thế để có thể sánh ngang hàng cùng các bậc Võ thánh trong lịch sử. Nhưng than ôi lúc đó Đại Nam đã kiệt quệ bởi những cuộc trinh phạt, tư tưởng của hoàng huynh là đi ngược lại lợi ích của nhiều nhóm người quyền lực lúc đó, mà cũng đi ngược lại với tư tưởng của Tiên đế.

Nói đến đây thì mọi chuyện gần như sáng tỏ, Nguyễn Phúc Hồng Bảo rõ ràng không như những gì bình phán, vì những gì từ miệng Tự Đức nói mới là đáng tin nhất. Không ngờ vì tư tưởng hiếu chiến không hợp thời mà Hồng Bảo không thể đắc nhân tâm của cả bốn vị các lão lúc đó là Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp. Trong tình thế này quả thật việc lên ngôi của Hồng Bảo là khó khăn vô cùng. Nhưng việc Tự Đức thực sự đăng cơ cũng có rất nhiều nan vấn trong đó.

Trước khi lâm bệnh nặng mặc dù Thiệu Trị có bất mãn với tư tưởng của thái tử Nguyễn Phúc Hồng Bảo nhưng không có tuyên bố rõ ràng là phế truất. Nhưng khi ông bệnh nặng nằm giường thì có triệu kiến bốn người Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp vào triệu kiến và bàn về chuyện truyền ngôi. Lúc này Thiệu Trị đã nguy kịch rồi, và tại thời điểm đó thì Nguyễn Phúc Hồng Bảo vẫn là thái tử danh chính ngôn thuận của Đại Nam. Chuyện sảy ra tại thời điểm Thiệu Tri gặp bốn người Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp là một bí mật mà không ai được biết.


Tiếp theo đó Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp " thông tin" ra ngoài rằng Nguyễn Phúc Hồng Bảo ăn chơi sa đọa, mê mản cờ bạc rượu chè, vô đức nên không thể kế nhiệm, người lên ngôi là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (Tự Đức).

Hồng Bảo nghe tin thì dẫn binh nhập cung, lúc này ông ta vẫn đang tại thái tử nên quyền hành lớn vô cùng, không ai cản được. Nhưng lúc đó Phạm Thế Lịch chỉ huy của Long võ quân cản lại, nhưng Hồng Bảo không nói hai lời mà tháo gươm một mình vào quỳ lạy vua cha Thiệu Trị. Có người nói Thiêu Trị nằm quay mặt vào trong mà không hề trả lời hay có động tác gì. Rốt cuộc lúc ấy vua Thiệu Trị đã băng hà hay chưa thì không ai biết. Sau đó Hồng Bảo thái tử bị Võ Văn Giải và Phạp Thế Lịch bắt nhốt vào hậu cung. Tất nhiên sau đó Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (Tự Đức) đăng cơ thì ông được thả ra.


Nhưng nói đến các vấn đề trên để thấy được việc đăng cơ của Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (Tự Đức) không hề đơn giản, những chi tiết bí mật trong đó thì e rằng mãi mãi bị trôn vùi. Song hành động của Nguyễn Phúc Hồng Bảo có thể để chúng ta đánh giá lại con người này. Vốn dĩ lúc đó Hồng Bảo có được quân binh trong tay, có được sức mạnh võ trang, ông ta có thể làm được rất nhiều chuyện. Nhưng ông ta lại chọn lựa làm một người con có hiếu vào lạy cha già. Mặc dù có kẻ ngu cũng hiểu được nếu buông đao lúc đó thì kết cục sẽ ra sao. Vậy một người hiếu tâm đến vậy có thể là kẻ không nghe lời cha mẹ mà rượu chè cờ bạc đam me tửu sắc hay không. Có thể nhưng mà hiếm gặp, một người đã có nhân cách như vậy lại có một mặt xấu đến thế kia thì chỉ có thể là người đa nhân cách mà thôi. Nhưng Hồng Bảo lại không phải người đa nhân cách.