Chương 45: Đạp thanh
Tin vui này đầu tiên là lan đến Hàng Châu, sau đó là Tân Thành. Âu Dương Đường Ca vừa nhìn thấy hỉ sự này đã sốc tới mức làm đổ một chén trà nhỏ, đi không quản ngày đêm trở về thôn trang. Là người đầu tiên có được tin tức này, cả đêm hắn không sao chợp mắt được. Không chỉ mỗi anh, mà cả thôn nhỏ cũng không tài nào chợp mắt được trong đêm ấy.
Tiếng pháo vang lên ầm ĩ, tin mừng của Âu Dương lại một lần nữa làm khổ Âu Gia Trang. Đại Bá mở yến tiệc linh đình chiêu đãi bà con suốt ba ngày trời. Số tiền chiêu đãi này cũng không phải do ông ấy bỏ ra, mà là do quan huyện phái người gửi tới. Trong lòng Đại Bá vô cùng vui sướng, may mà tên tiểu tử này kiên trì đào hôn*.
*Đào hôn: Chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân bị ép buộc, trước ngày cưới bỏ nhà trốn đi.
Tin vui này không chỉ khiến cho Âu Gia Trang được toàn thôn chúc mừng, mà còn khiến cho Âu Dương ở trong miệng từng người của Liễu Gia Trang trở thành kẻ tội đồ vì vinh hoa phú quý mà vong ân phụ nghĩa.
Cũng có người nói rằng Âu Dương đã lấy nữ nhi của quan lớn XX nào đó, đến tận cửa nhà người ta làm con rể. Bất luận là nói như thế nào, thì tin báo hỉ này cũng đã khiến cho mong muốn liên hôn với Âu Gia của người nhà Tú Nhi dứt mộng.
Âu Dương không quản nhiều như vậy. Hắn từ trước tới nay chưa từng lấy chuyện hôn sự của bản thân xem như trò đùa của trẻ con. Do vậy mà sư việc lan ra càng rộng, thì Lý Sư Sư kia cũng không thể rời đi được, công chúa cũng sẽ không trong lúc sóng to gió lớn thế này mà cử người đi tìm Âu Dương.
Âu Dương bỗng nhiên phát hiện ra bản thân không có việc gì là không thể làm.Cũng có vài vị học sĩ đến mời Âu Dương Tỉnh Nguyên hội hữu thơ ca, nhưng đều bị Âu Dương viện cớ thể không khỏe mà đuổi đi.
Mấy ngày nay Âu Dương cũng không bước xuống lầu hay đi ra khỏi phòng. Tất thảy nước dùng để tắm rửa, cơm ăn nước uống đều do một mình Âu Bình mang đến. Âu Bình vẫn luôn tự hỏi, vì sao trong lòng Tỉnh Nguyên Âu Dương lại không vui như vậy.
Cậu ấy có lòng nhờ Tiểu Thanh đến khuyên giải, nhưng Âu Dương lại nghiêm mặt mà nói với cậu là Âu Dương người coi như chưa từng quen biết con người ấy. Cho nên cậu cũng không dám có chút khinh suất.
Lễ bộ truyền tin đến, cuộc Thi Đình đã định sẽ diễn ra vào ngày mùng một tháng năm. Âu Dương vừa nhìn thấy vẫn còn gần hai tháng nữa mới tới cuộc thi, hắn quả thật là không sao nhịn được nữa, bản thân liền muốn đến vùng ngoại ô để hưu nhàn* trong tiết Thanh Minh, do vậy không quản ba bảy hai mốt ngày, liền xuất môn giải sầu.
Lần này xuất môn, hắn mới phát hiện bản thân đúng là suy nghĩ quá nhiều. Kỳ thực người đi trên phố cũng chẳng có ai quen biết hắn cả, chỉ cần hắn không ở giữa phố hét lớn: Ta là Phốc Vương kiêm chức Tỉnh Nguyên là xong.
*Hưu nhàn: nghỉ ngơi trong lúc rảnh rỗi.
Trong mắt mọi người, Âu Dương cũng không quá rực rỡ nên hắn rất mãn nguyện, cùng Âu Bình đi hội Đạp Thanh.
Nhà thơ Đỗ Phủ có viết:
"Tam nguyệt tam thiên khí tượng tân
Trường An thủy biên đa lệ nhân"*
Có lẽ không chỉ là nói đến ngày ba thang ba. Tháng ba thực ra là ngày diễn ra hội Đạp Thanh. Thời xưa với thời nay không giống nhau, lúc ấy có rất nhiều người tham gia vào hoạt động náo nhiệt nhất.
Ở ngoại ô, người quen biết và không quen biết sẽ ghé vào cùng tham gia vào toàn bộ hoạt động, đánh đu, thả diều, kéo co, chọi gà, đánh bóng... Đương nhiên đây cũng là dịp tốt để các cô gái "êm đềm trướng ũ màn che" tìm được ý chung nhân của mình, huống hồ đây còn là kỳ thi ba năm tổ chức một lần.
*Hai câu thơ trong bài thơ Lệ Nhân Hành (Bài hát về người đẹp) của Đỗ Phủ. Hai câu trên có nghĩa là: Mồng ba tháng ba khí trời mát mẻ, bên những dòng nước ở Trường An có nhiều cô gái đẹp.
Mà Biện Hà ở bên ngoài Biện* Kinh lại là nơi diễn ra hội Đạp Thanh tuyệt hảo nhất. Tuy rằng đã qua tiết trời tươi đẹp để diễn ra hội Đạp Thanh, nhưng mà người qua kẻ lại vô cùng náo nhiệt. Hai bên bờ sông lại có không ít cỗ kiệu hoa lệ dừng lại, còn có không ít những nữ nhân yểu điệu, duyên dáng đang chơi đùa cùng với nha hoàn của mình.
Mấy ngày trước đến nơi này, Âu Bình đã giải thích với Âu Dương rằng những nữ nhân kia đều là con gái trong các gia đình phú hộ quyền quý đang tìm kiếm đức lang quân như ý. Các học giả rất vui mừng mà đến nơi này góp vui, kết giao với vài người, ngâm thơ, đối ẩm, cũng là hi vọng sẽ có ai đó sẽ thấy mình vừa mắt.
Tuy tất thảy học giả đều được bản thưởng quan tước như nhau, nhưng người thứ nhất nói muốn có một địa vị tốt trong triều đình thì phải biết tìm một ngọn núi cao để mà dựa vào. Người thứ hai lại bảo lòng ham phú quý sa hoa, quyền cao chức trọng thì ai mà chẳng có.
Người thứ ba thì nói giữa quan A với quan B vẫn có sự cách biệt. Cần phải biết rằng người có gia sản vượt qua mười vạn quan tiền ở Biện Kinh chỗ nào cũng có, vượt qua trăm vạn quan tiền cũng có khối người. Hơn nữa, đa phần những người này đều là có quan hệ quan thương.
*Biện: Sông Biện; Khai Phong (tên riêng của Khai Phong thuộc Hà Nam, Trung quốc).
Âu Dương lớn lên kể ra cũng có thể coi là. Ít ra thì mặt cũng tương đối trắng trẻo, y phục lại sạch sẽ, gọn gàng, đi trên đường thu hút rất nhiều ánh mắt của mọi người. Âu Dương cũng rất khiêm nhường với hư vinh, trong lòng rất đỗi tự hào. Âu Dương tham gia một trận đá cầu, phạm quy chiến thuật ba lần, làm một người bị thương, bị mọi người chỉ trích, ấm ức bỏ đi.
Chơi thả diều, thì diều của hắn quấn vào diều của một nữ nhân tướng mạo xinh đẹp, đây quả là một cơ hội tốt. Tiếc rằng bên cạnh người ta đã có một tên sứ giả bảo vệ, suýt nữa thì xảy ra một trận đánh nhau.
Chơi chọi gà thì hắn đổ tiền cược vào sáu trận, thắng được hai trận. Mọi người trợn tròn mắt nhìn kẻ thắng cược đi qua. Âu Dương liền thẹn thùng. Bản thân ở trong phủ công chúa nhưng lại chịu khó dụng công nghiên cứu về cách cá cược trong chọi gà.
Cuối cùng chỉ còn lại một hạng mục ____ đánh đu. Âu Dương trầm mặc phát hiện: những người chơi đánh đu ở bên này đều là các cô nương sao, bản thân cũng không biết ngượng đi đến cướp độc quyền của con nhà người ta. Nhìn trái rồi lại nhìn phải, giành được quyền đẩy đu hai lần. Đáng tiếc là tướng mạo của hai nữ nhân này lại như thể là có họ hàng gần gũi với Chung Quỳ*, Âu Dương liền viện cớ trốn mất.
*Chung Quỳ: vị thần diệt trừ yêu tà trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa.
Hay là tự chơi đi. Dưới sự đề nghị của Âu Bình, Âu Dương và cậu ta cùng cởi áo khoác ra, nhảy xuống dòng Biện Hà nước lạnh như băng. Sở trường bơi tự do của Âu Bình là do Âu Dương chỉ dạy, mà Âu Dương lại thích bơi bướm hơn..
Hai người cứ ở dưới dòng sông mà so tài cao thấp. Có thể nói cảnh tượng này so với khuôn mặt trắng trẻo của Âu Dương càng thu hút ánh nhìn của mọi người hơn. Ngày lập tức có vài vị hán tử khác cũng nhảy xuống nước. Sau khi bàn bạc một lúc, một nữ nhân liền bỏ ra 10 quan góp vui, tiến hành đánh cược.
Âu Bình dành được vị trí quán quân, Âu Dương thì cứ một mình nổi trên mặt nước mà đuổi Âu Bình quay lại giữa sông. Hắn không ngờ rằng, trò chơi này của mình lại mang đến cho hội Đạp Thanh thêm một hạng mục mới.
Âu Bình thay y phục khô ráo đi lĩnh tiền, Âu Dương vừa mới thay y phục thì sau lưng liền có một nam tử đưa cho Âu Dương một chiếc áo. Âu Dương quay đầu lại nhìn, kinh ngạc nói:
"Tiết Bỉnh? Tiết chỉ huy sứ?"
"Thật khéo. Âu công tử."
Tiết Bỉnh thấy Âu Dương không ngừng nhìn đông ngó tây, biết ngay hắn đang tìm gì, liền nói:
"Công chúa không có ở đây. Là ta tự mình đến hội Đạp Thanh, vừa vặn thấy Âu công tử đang cao hứng bơi lượn trên sóng, lúc này mới lại đây chào hỏi một tiếng."
"Chúng ta tìm một nơi nào đó ngồi xuống uống đôi ba chén nào."
"Phía trước có một tửu quán."
Tửu quán này được dựng lên tạm thời, không có gian phòng gì cả, tất cả đều lộ thiên. Bốn chiếc bàn đều đã chật kín người ngồi. Tiết Bỉnh bèn mua một ít rượu, cùng với Âu Dương ra bờ sông vừa uống vừa trò chuyện.
Đầu tiên, Tiết Bỉnh nói:
"Ta vẫn chưa chúc mừng việc Âu công tử trở thành Tỉnh Nguyên."
"Khách khí quá rồi. Đơn thuần là do vận may mà thôi."
Âu Dương cười ngã ngớn và nói:
"Công chúa vẫn khỏe chứ?"
""Người vẫn bình an."
Tiết Bỉnh nói:
"Nếu như không phải hôm nay gặp được công tử ở đây, thì e là mấy ngày sau ta sẽ phải đến tận nhà thăm hỏi người rồi."
"Tiết chỉ huy sư nói vậy là có ý gì?"
Tiết Bỉnh thấy xung quanh không có người, liền nói:
"Biết công tử cao chạy xa bay, công chúa liền phái ty chức nói với người một câu: Nếu như có thể thì làm quan nơi đất khách quê người vẫn tốt hơn."
"...Công chúa chắc chứ?"
Tiết Bỉnh không thừa nhận cũng không bác bỏ, nói tiếp:
"Công chúa nói: nếu công tử đã không nguyện ý bị trói buộc trong chuyện này, thì công chúa cũng không dám miễn cưỡng. Cho dù sau này chuyện vỡ lở, công chúa cũng tuyệt đối không bán đứng công tử."
"...Thủ đoạn thu phục nhân tâm của cô công chúa này càng ngày càng cao minh rồi."
Âu Dương toát mồ hôi, nói:
"Vậy phiền Tiết huynh thay ta cảm tạ công chúa."
"Việc gì phải khách sáo như vậy. Nhưng cũng phải nói tên Trương Huyền Minh này quả thật có chút tài cán."
Tài cán soán vị, phỏng chừng năm ấy công chúa không phản chính là bởi vì không tìm được tên tiểu tử này. Sau khi Âu Dương lượn một vòng ở Đông Kinh, không bao giờ dám xem mặt mà bắt hình dong nữa. Tất cả mọi người bên cạnh Huy Tông đều là người có tướng mạo phi phàm.
Nói như phim ảnh thì tướng mạo ấy có thế nào cũng không giống như một kẻ phản trắc. Nói đến diện mạo của tên thái giám Đồng Quán hồi kinh sau ngày tết năm ấy thì không thể xem thường được rồi.
Khôi ngô tuấn tú, da dẻ, xương cốt chắc khỏe như sắt, hai mắt lấp lánh hữu thần, sắc mặt đen sạm, cằm có chòm râu, vừa liếc mắt nhìn lại, khí lực tràn đầy (thái giám cũng có chòm râu).
Còn có Thái Kinh mặt mũi tuấn tú, phong thái ung dung, nho nhã, rất có hương vị của một mỹ nam tử. Những người này Âu Dương đều đã thấy qua, đương nhiên là nhìn trong lặng lẽ.
Ngoài việc cùng với Lý Sư Sư lên giường ra, xem ra những gian thần trong truyền thuyết cũng là tiết mục không thể thiếu của Đại Tống. Vốn tưởng chỉ là một đám người đầu nhọn mắt chuột, không ngờ tướng mạo của mỗi người đều vô cùng xuất sắc.
Những gian thần này thực ra cũng rất nhiều. Như Thái Kinh là người can dự vào rất nhiều việc, được lịch sử gian thần định luận tiêu chuẩn là một tiểu Thái chủ trì Hoa Thạch Cương.
Trong thời gian hắn chủ trì, đến cả gia đình trung lưu cũng có thể phá sán. Quan trọng nhất là sau khi hắn bị lưu đày, vàng bạc châu báu chất đầy cả một thuyền lớn. Kết quả là lão bá tánh đều không bán cho hắn bất kì một thứ gì để hắn lót dạ, hắn bị bỏ đói mà chết.
Âu Dương cảm thấy những chuyện này có quan hệ không nhiều với hắn, việc công chúa soán ngôi thành bại cũng chẳng quan hệ gì lớn đến hắn. Tục ngữ nói thụ na tử, nhân na hoạt*, nếu thật sự không thành thì cuốn gói chạy thoát thân.
*Thụ na tử, nhân na hoạt: Phải linh hoạt với mọi sự việc, cây dựa vào rễ cây, vừa dịch chuyển sẽ chết. Người lại có điểm khác, người chỉ có thích ứng với thời đại, thời thế, mới có thể phát triển/thể hiện chính mình trong xã hội.
Âu Dương cũng biết công chúa không có để bụng đến Tiền Ngũ Sách của bản thân trước kia, nhưng đối với Vô Gián Đạo lại rất có hứng thú. Dù sao thì lúc ở trong triều cũng không có cơ quản đảm trách nhiệm vụ đặc biệt.
Nhưng Âu Dương nghe được, bản Vô Gián Đạo quốc tế này của mình đã được công chúa vận dụng vào trong nội chiến, điều này không thể không khiến cho hắn có chút buồn bực.
Tiết Bỉnh và Âu Dương đang trò chuyện, Âu Bình cũng thức thời không có đến quấy rầy. Tiết Bỉnh xin Âu Dương chỉ giáo những điều cần được chú ý trong việc nằm vùng. Âu Dương cũng không keo kiệt, mãi đến lúc mặt trời đã xế bóng, hai người mới cáo từ.