Chương 97: In tiền mới

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 97: In tiền mới

Chương 97: In tiền mới

Sau khi nhận chức Đại Thủ lĩnh, Thịnh họp hội đồng thủ lĩnh và thống nhất đặt tên nước là Maya, lãnh thổ bao gồm California, New Mexico, Arizona, Texas với thủ đô là thành phố ven biển Houston. Hầu hết các trung tâm cư dân tại Texas nằm tại thảo nguyên, rừng, và bờ biển.. Do tổ tiên người Maya cũng từng có những thành phố nổi tiếng lên Thịnh cũng quy hoạch thành phố ở Houston theo phong cách của người Maya với những con đường trục chính màu trắng. Những ngôi nhà gạch trát bùn đất. Ở Houston cũng có bệnh viện, trường học, nhà băng. Anh cho xây một trung tâm trao đổi mua bán rất lớn đến hai nghìn mét vuông chủ yếu là gia súc và da động vật của người da đỏ đổi lấy thực phẩm, thủy tinh, quần áo, rượu, thuốc lá của người da trắng. Thịnh tập trung cho các bộ lạc phát triển chăn nuôi gia súc vì Texas là vùng đất có nhiều thảo nguyên rộng lớn, một năm sau khắp nơi các trang trại gia súc phát triển rất nhanh, thông qua hệ thống buôn bán của Smith, Maya thành nước cung cấp thịt bò, cừu, dê lớn nhất cho nước Mỹ. Dân số của nước Maya đã lên đến bốn triệu người.

Do đất nước Maya dùng chung đồng tiền Cảnh Thịnh nên nhu cầu tiền mặt là rất lớn do việc buôn bán giữa nước Maya và Mỹ ngày càng phát triển, trong khi những đồng tiền đầu tiên chủ yếu là tiền xu, tiền giấy sau này in kỹ thuật chưa cao nên đợt này Thịnh quyết định cho in lại tiền giấy mới kỹ thuật cao hơn để chống giả.

Thịnh gửi thư về nước yêu cầu Quang Bàn gửi chuyên gia kỹ thuật, quan chức lại bộ sang để hỗ trợ và gửi thư cho Quang Thùy để mua máy móc từ Anh. Anh đặt xưởng in tiển ở Scaramento, xưởng in được bố trí canh phòng cẩn mật, trong thời gian in tiền nội bất xuất ngoại bất nhập. Tờ tiền cũng được thiết kế lại do đồng Cảnh Thịnh đã sử dụng ở nhiều nước nên một mặt là tiếng Việt, một mặt là tiếng Anh. Ở giữa đồng tiền vẽ biểu tượng mặt Trống Đồng Đông Sơn ở mặt trước, mặt sau là hình cây tre Đại Việt. Tiền cũng được thiết kế chống giả, bằng hình in chìm, soi lên dưới ánh mặt trời thấy hình đất nước Đại Việt với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiền được in xong phần lớn sẽ được tàu chiến hộ tống trở về nước.

Tùng là trong những viên quan lại bộ mới được cử từ Đại Việt sang để hỗ trợ cho Thịnh, Tùng được du học kinh tế ở Anh Quốc nên anh cũng hiểu một số kiến thức về tiền tệ. Sau khi yết kiến Thịnh Tùng hỏi

- Thưa Đức Vua hiện ngài định in số lượng tiền bao nhiêu để thần mua vật tư in ấn.

Thịnh hỏi lại.
- Ngươi có biết hàng năm Đại Việt sản xuất được tổng sản lượng hàng hóa trị giá bao nhiêu tiền không.

Tùng nói.
- Dạ bẩm ở Đại Việt tổng sản lượng hàng hóa hàng năm sản xuất khoảng bốn trăm triệu đồng Cảnh Thịnh tương đương 40 tấn vàng một năm, nếu cộng cả số tiền của nước Maya thì khoảng năm trăm triệu đồng Cảnh Thịnh. Tuy nhiên đó là số ước tính vì một số hoạt động không tính thành tiền được vì nước chúng ta vẫn nặng về tự cung tự cấp. Ví dụ như lúa rau tự trồng, tự tiêu thụ không buôn bán nên không tính được chính xác.

Thịnh nói
- Ngươi hiểu biết khá lắm, thông thường ta in thêm một số tiền hàng năm bằng sản lượng chúng ta sản xuất thì không gọi là lạm phát. Nhưng nếu nhiều hơn thì tiền sẽ mất giá người ta gọi là lạm phát. Tuy nhiên hiện nay ta đang muốn in gần gấp đôi số tiền đó thứ là giá trị số tiền in ra là tám trăm triệu đồng Cảnh Thịnh.

Tùng ngạc nhiên nói
- Đức vua lại muốn đồng tiền mất giá, thì dân chúng sẽ đói khổ. Giảm giá tiền tệ, từ trước tới giờ, không bao giờ được dân chúng ưa chuộng. Vì nó làm giảm đi mức sống của người dân cũng như khả năng mua sắm khi họ mua hàng hóa nhập cảng. Nó cũng có thể đưa tới lạm phát.

Thịnh giải thích.
- Khi một nước muốn có thêm nhiều việc làm hay muốn theo đuổi chính sách tăng trưởng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái thấp hơn là một lợi điểm. giảm giá tiền tệ như là một trong những giải đáp cho các quốc gia đang phát triển mà tiếp tục nhập cảng nhiều hơn là họ có thể xuất cảng. Khi đồng tiền nội địa giảm giá, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn và làm cho hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn. Giảm giá tiền cũng là một giải pháp thích hợp cho nạn thất nghiệp khi hiện nay ở Đại Việt chúng ta nông nghiệp vẫn là chủ yếu, sau khi nông nhàn thì tầng lớp thanh niên đang thất nghiệp nhiều. Hơn nữa theo các báo cáo gần đây hàng xa xỉ từ Mỹ và các nước Châu Âu nhập về Đại Việt ngày càng nhiều do đời sống một đại bộ phận dân chúng ở thành thị đang cao lên. Những hàng như rượu ngoại, quần áo lông thú, thuốc lá, đồ pha lê, đồ sứ... ngày càng được nhiều tầng lớp nhà giàu bỏ ra mua. Triều đình đã tăng thuế nhưng vẫn không làm giảm được nhu cầu nhập khẩu.

Một tháng sau ngân hàng ở San Fransico, New York tuyên bố đồng tiền Cảnh thịnh không được đảm bảo bằng vàng, lập tức nhiều người đến đổi tiền Cảnh Thịnh lấy vàng, giúp cho mấy trăm tấn vàng khai thác được bán hết sạch. Đồng tiền Cảnh thịnh mất giá 50% so với tiền Mỹ sau khi Thịnh tiếp tục bơm tiền ra đề điều chỉnh tỷ giá. Lập tức hàng hóa xuất khẩu từ Đại Việt và Maya đi Mỹ tăng vọt vì mười đồng Mỹ trước đổi được một con bò, thì bây giờ hai mươi đô được ba con.
Các trang trại chăn nuôi gia súc ở Maya tăng trưởng nhanh về số lượng, người Da đỏ bỏ dần thói quen săn bắn chuyển sang chăn nuôi gia sức vì mang lại nguồn lợi nhuận tốt và ổn định, nguồn thú tự nhiên được bảo đảm không bị săn giết bừa bãi.

Cán cân thương mại nghiêng về Đại Việt. Ở Đại Việt các xưởng may, các nông trại café, sản xuất diêm, xe đạp, vũ khí, đóng tàu… ngày càng mở rộng tuyển dụng thêm công nhân, lượng thanh niên thấp nghiệp giảm hẳn. Lượng tiêu thụ hàng hóa xa xỉ phẩm từ Mỹ và Châu Âu cũng giảm hẳn vì giá thành quá cao.
Ở Mỹ ngành chăn nuôi bản địa bị giảm sức mua vì bò, cừu, dê từ nước Maya rẻ hơn nhiều, nó làm ngành chăn nuôi suy yếu, chủ các trang trại bị ế ẩm, nhiều người phải bán rẻ. Ở thủ đô Washington Mỹ thường xuyên có các buổi tổ chức biểu tình của các chủ trang trại gây nên sức ép cho chính phủ, đặc biệt nhiều nghị sĩ cũng là chủ các trang trại. Lúc này Thịnh cho Smith âm thầm mua lại các đàn bò của Mỹ với giá rẻ. Mấy tháng sau dưới sức ép của dư luận chính phủ Mỹ đánh thuế cao lên các thịt gia súc nhập khẩu từ Maya, lúc này Maya quyết định đánh thuế lên các hàng cao cấp từ Mỹ để trả đũa.

Những công ty lớn chuyên bán đồ cao cấp như rượu, bia, thuốc lá, … của Mỹ lại phản đối chính phủ vì việc nâng giá hàng hóa từ Maya, khiến nước Maya trả đũa những công ty này hàng năm nộp thuế rất lớn cho chính phủ. Chính quyền tổng thống thứ tư nước Mỹ James Madison rối như tơ vò. Lúc này Thịnh cho Smith âm thầm tung số lượng gia súc của nước Mỹ đã mua, thu được một món tiền lớn.