Chương 1- Rơi vào tình thế xấu

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 1- Rơi vào tình thế xấu

Chương 1- Rơi vào tình thế xấu

Đèo Ngang nằm trên con đường thiên lý Bắc - Nam, là dãy núi chạy từ rặng Hoành Sơn ra tới biển làm thành ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh. Vùng đất từng được ví như chiếc đòn gánh gánh hai đầu đất nước Việt Nam. Ở đây dãy núi Trường Sơn như một lưỡi kiếm đâm ra tận biển, tạo nên vùng núi non với cảnh sắc sơn thủy rất đỗi hữu tình. Đèo dài 6 cây số, quanh co uốn lượn theo triền các dãy núi, từ Quảng Bình bên nam, vươn dần lên đỉnh và đổ xuống Kỳ Anh, Hà Tĩnh bên bắc

Đứng trên đèo nhìn xuống phía đông là biển Đông xanh ngời trước mặt,phía Hà Tĩnh là những dải ghềnh đá lô nhô đâm ngang ra bờ biển với những bãi cát trắng mịn màng. Phía tây đèo là núi dựng đứng, vững chãi như bình phong xanh ngắt với ngàn mây bay lởn vởn buổi chiều tà trên ngọn núi cao trên nghìn mét - đỉnh cao nhất của dãy Hoành Sơn. Khi đổ xuôi xuống mái đèo phía nam khoảng sáu trăm bước sẽ thấy một dãy núi cao hàng trăm mét sừng sững chắn ngang trước mặt. Càng đến gần, bức tường xanh cũng như đang chạy nhào tới, tạo nên cảm giác kỳ lạ mà không đèo nào có được. Rẽ theo con đường mòn nhỏ bên phải triền núi thấp thoáng giữa rừng thông là Hoành Sơn quan. Cửa ải Hoành Sơn trấn giữ con đường thiên lý Bắc – Nam. Cửa Hoành Sơn cao hơn bốn mét, cùng tường lũy bằng đá chạy theo hai hướng vào núi và xuống biển.
Trên một triền núi thuộc dãy Hoành Sơn có một chàng trai khuôn mặt anh tuấn đang ngồi hướng ra biển. Chàng trai cao dáng hơi gày, nước da tái dường như mới ốm dậy, khuôn mặt trầm tư không quan tâm cảnh đẹp " cỏ cây chen đá, lá chen hoa " trước mặt. Mấy ngày trước Thịnh tên của chàng trai đã vô tình xuyên việt vào thế giới này. Thịnh vốn là kỹ sư bộ quốc phòng làm ở nhà máy Z21 chuyên về sản xuất pháo hoa, mấy năm trước do bị người yêu vì chê nghèo bỏ hắn lấy thiếu gia Thủ Đô nên chán thường xuyên đi phượt và chụp ảnh cho khuây khỏa. Năm nay cũng Thịnh cũng đã 36 tuổi mà chưa có ý định lấy vợ, bạn bè hắn vẫn kháo nhau thằng Thịnh mê chụp ảnh hơn mê gái.Trong chuyến đi phượt do sương mù lên xe mất lái sau khi xe máy bị rơi xuống vực tại Đèo Ngang linh hồn Thịnh đã nhập vào một thân thể vua Quang Toản hiệu là Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn.
Tay đang mân mê chiếc ngọc bội đeo ở ngực, miếng ngọc bội này giống hệt miếng ngọc bội Thịnh được một ẩn sĩ ở Qui Nhơn tặng khi đi tham bảo tàng Quang Trung, không biết tại sao khi mình xuất hiện thế giới này cũng có miếng ngọc bội y như vậy phải chăng có sự sắp đặt nào đó của số phận. Thịnh chợt nhớ ngày trước mình có đọc cuốn Tây Sơn Bi Hùng truyện thì Đào Xuân Phong bị chết đột tử trong trại làm cho Lê Chất và Lê Văn Duyệt thừa cơ cướp trại đuổi theo làm tướng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng và Bùi thị Xuân từ nam theo đường thượng đạo ra Bắc hết đường hội quân lên bị bắt. Nếu tiểu thuyết đó đúng như trong lịch sử thì cũng từ đó nhà Tây Sơn đi vào hồi bi kịch. Thịnh đang suy nghĩ, số mình thật là đen, đã thất tình đi chơi cho đỡ chán thế nào lại nhập vào vị vua cuối cùng nhà Tây Sơn. Theo lịch sử chỉ còn khoảng vài tháng nữa là mình bị Nguyễn Ánh bắt và cho voi dày xéo. Kiếp trước đọc chuyện xuyên việt cũng ước mình được xuyên việt để làm đảo nghịch càng khôn, gặp các mỹ nhân làm bá chủ thiên hạ. Giờ ông trời đầy mình vào tình cảnh bi ai xuyên việt quá ưu xui xẻo. Thôi thì đằng nào cũng chết thử cố hết sức xem sao kiếp trước mình cũng chưa làm được gì thể hiện được ý chí nam nhi nếu bằng kiến thức của mình về vũ khí thuốc nổ mà cho thời gian thì mình cũng có thể cho bọn Nguyễn Ánh và bọn tàu khựa nếm mùi đau khổ. Kiếp trước ỷ vào nước lớn chiếm Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.
Lúc này là tháng 7 năm 1801 Cảnh Thịnh đã thất thủ ở thành Phú Xuân may có nữ tướng Bùi Thị Xuân liều chết đoạn hậu nên mới chạy đến đèo Ngang gặp tướng Đào Xuân Phong. Qua mấy ngày đêm bị Lê Chất và Lê Văn Duyệt đuổi đánh chạy suốt ngày không kịp ăn đêm không được nghỉ nên đến đèo Ngang bị ngã bệnh do thể chất vốn yếu đuối vì tửu sắc lại chạy mấy ngày không ăn không nghỉ.
Sau vài ngày coi như làm quen với thân thế mới, sáng nay Thịnh cho họp các quan lại để bàn bạc kế sách. Tướng Đào Xuân Phong đề nghị.

- Hoàng thượng nên về Trung Đô (Thành Phượng Hoàng- Nghệ An ngày nay) để nghỉ ngơi. Thần liều chết cầm chân giặc để bảo vệ bệ hạ cùng các quan và tam cung về Trung Đô. Ở đó có Đô đốc Tuyết bảo vệ chắc hoàng thượng sẽ bình an có cơ hội chấn chỉnh quyết chiến cùng Nguyễn Ánh.
Mấy tay thái giám và mấy vị quan văn nhìn Cảnh Thịnh mong đức vua sớm chấp nhận ý kiến này. Mấy ngày nay ở trại giữa đèo thiếu thốn đủ thứ mọi người nhất là Thái Hậu và các cung nữ rất vất vả. Các võ tướng thì mong Hoàng thượng ở lại để cổ vũ sĩ khí ba quân sau những thất bại liên tiếp vừa rồi, quân Tây Sơn rất cần một trận thắng nhỏ để lấy lại thế sau một thời gian chỉ chạy dài như chó nhà có tang. Sau một hồi tranh cãi Thịnh quyết định bãi triều.

Sau buổi chiều suy nghĩ Thịnh (bây giờ gọi như vậy cho dễ) cho họp khẩn các quan vào buổi tối, ra quyết định các quan văn dẫn đầu là Trần Văn Kỷ và tam cung đi về Trung Đô trước. Cảnh Thịnh cùng các quan võ ở lại bàn kế chặn giặc. Đồng thời ban mấy đạo chiếu chỉ yêu cầu Thăng Long và Trung Đô mang quân tiếp viện. Cho vời Ngô Thì Nhậm đang thất chí ở Bắc vào Trung Đô cùng Trần Văn Kỷ gấp giúp vua chấn chỉnh lại các chính sách của triều đình.
Cảnh Thịnh ra mấy đạo mật chỉ mang lệnh cho các quan ở Thăng long mời các thợ giỏi ở Thăng Long về nghề đúc đồng và làm thuốc pháo về Trung Đô. Không cần biết dụ dỗ hay bắt ép trong một tháng nữa phải có mặt ở Trung Đô. Sức cho công Bộ đưa mấy thợ giỏi về sắt thép, gỗ và thuốc nổ đến. Tiếp tế mấy trăm thạch thuốc súng và đạn, quân lương lên gấp Đèo Ngang. Ngoài ra hắn yêu cầu tướng Thuyết tìm gấp nguyên liệu để chế tạo thuốc nổ cùng quan phụ trách sản xuất thuốc súng thuộc Vũ khố ty ở Trung Đô lên cho hắn. Hiện tại quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh đều dùng thuốc nổ đen, thuốc nổ này tiếng to nhưng khói nhiều và sức công phá yếu. Thịnh quyết định chế tạo gấp thuốc nổ thời hiện đại ít khói sức công phá lớn hy vọng có thể xoay chuyển tình thế.

Quyết định này của Cảnh Thịnh làm các bá quan văn võ rất ngạc nhiên, ông vua này vốn nổi tiếng nhát gan nhiều lần làm quân tình bất lợi gần nhất là trận Trấn Ninh, trận đó Bùi Thị Xuân huy động hết quân lực ở miền Trung để quyết diệt Nguyễn Ánh sau khi đánh Phú Xuân cũng tổn thất nhiều quân và quân lương. Lúc đầu quân Tây Sơn chiếm ưu thế đẩy quân Nguyễn Anh phải cố thủ, từ sáng đến chiều, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp. Bùi Thị Xuân còn giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi, lúc bấy giờ Nguyễn Ánh cùng tướng tá đã hốt hoảng vội chia quân vượt sông Linh Giang đánh bọc hậu hòng mở đường máu thoát thân. Nào ngờ vua Cảnh Thịnh nhát gan thấy quân Nguyễn Ánh tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh. Khi thấy Quang Toản quay ngựa bỏ chạy thì Bùi Thị Xuân nắm lấy cương ngựa rồi nói: "sắp chiến thắng rồi, bệ hạ đi đâu vậy?". Cảnh Thịnh gạt tay Bùi Thị Xuân ra và nói: "để Trẫm về lấy thêm quân, sau đó sẽ tiếp tục đánh Nguyễn Ánh".
Ngay lúc đó, Bùi Thị Xuân cũng nhận được tin Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh của Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình) cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng. Biết được tin này, quân Nguyễn Ánh cố đánh để thắng nên làm quân Tây Sơn chồn chân. Trước tình thế đang thắng thành bại này đội quân Tây Sơn bỏ cả vũ khí, đạn dược để tháo chạy. Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của Bùi Thị Xuân nhằm cứu vãn tình thế. Trong lịch sử sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa. Cảnh Thịnh thua trận, chạy ra Bắc Hà.
Thực ra Cảnh Thịnh suy nghĩ bây giờ các tướng đang thất vọng về mình người thì hàng giặc người thì từ quan bỏ đi ở ẩn. Đến nỗi khi ở Thăng Long Đô đốc Long mang quân tiếp viện hai vạn quân qua một đêm trốn mất còn có năm nghìn quân. Nếu mình quyết tâm dựa vào kiến thức của mình may ra thắng được vài trận nhỏ làm nức lòng tướng sĩ thì có thể kéo dài thời gian cho mình chuẩn bị lực lượng vũ khí kiểu mới để xoay chuyển thế cục.
Lúc này Lê Chất và Lê Văn Duyệt dẫn 3 vạn quân đến Chân Đèo Ngang, đang chờ Nguyễn Ánh mang quân thủy đến để bao vây chân đèo phía Hà Tĩnh.Quân Tây Sơn ở trên đèo Ngang chỉ có khoảng năm nghìn quân trang bị chủ yếu là vũ khí lạnh, có vài khẩu thần công, cùng một ít súng điểu thương (dạng súng hỏa mai ở châu Âu).
Sáng hôm sau Cảnh Thịnh tự lập kế hoạch cho mình, buổi sáng dậy chạy tập thể dục tăng cường thể lực. Sau đó cùng các tướng đi thị sát thực địa để lên kế hoạch bố phòng.