Chương 256: Đại Tống tự đào hố chôn mình

Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 256: Đại Tống tự đào hố chôn mình

Chương 256: Đại Tống tự đào hố chôn mình


Tháng bảy trời nắng nóng phơi chết chó.

Tháng bảy ve kêu chó chết chó sống.

Chó vàng nằm dưới tán cây le lưỡi hít hà phiền muộn lắng nghe tiếng ve kêu như đang trêu đùa số phận của nó.

Bỗng nhiên chó vàng vểnh tai nghe ngóng rồi cụp đuôi chạy thẳng biến mất dạng.

Chẳng bao lâu tiếng vó ngựa ầm ầm dồn vang nơi này, một đoàn kỵ binh hùng hổ xông đến. đám này cởi trần mặc lên tấm giáp thép che ngực lớn lông lá, bắp tay lộ ra ngoài thô to như bắp đùi người dân đói khổ nơi đây.

Xuy Xuy Xuy….

Tiếng kỵ sĩ huýt ngựa dừng lại, cả toán quân hơn trăm người đều tăm tắp thắng mã dò xét thôn trang trước mặt.

Người dân nơi này nghe động đã trốn hết vào trong nhà đóng cửa cài then lấm lét nhìn qua khe hở mà quan sát bên ngoài tình hình. Tim họ đập thình thịch sợ hãi, không hiểu đám quân sĩ trước mặt này sẽ đối xử ra sao với thôn làng của họ.

Bỗng nhiên có một kỵ sĩ mà người dân làng khá quen mặt thúc ngựa tiến tới phía trước.

Gã kỵ sĩ dóng ngựa qua cổng thôn rồi cất tiếng la lớn…

" Thân thúc thúc có mặt không, tôi là A Tài ở thôn Tam Sơn… chúng tôi đến không có ác ý chúng tôi là quân của Ngô Vương đến đây cứu vớt các vị"

" Thân thúc thúc có mặt không…"

"Thân thúc thúc có mặt không…"

Lúc này trong một tòa nhà gỗ không quá rách rưới của thôn làng bỗng nhô ra một người trung niên ăn mặc lam lũ….

" Là A Tài… ngươi … làm sao lại trở thành quân nhân rồi?" Vị Thân thúc thúc này chính là trưởng thôn Đầu Ngưu, A Tài vốn là một tên tiểu thương chuyên vận chuyển chút rau củ, đồ dùng từ huyện thành đem bán cho các thôn xung quanh cho nên nhiều người biết hắn.

" Là Ngô Vương cứu vớt dân chúng ở Yên Vân, quân Tống cướp hết lương khiến mọi đều sắp chết đói cả rồi. Đi theo Ngô Vương thì cả nhà sẽ có lương thực mà sống tiếp.." A Tài la thật lớn trả lời, hắn không chỉ nói cho vị trưởng thôn nghe mà còn nói cho toàn bộ dân trong thôn nghe thấy.

" Ngô Vương? Ai là ngô vương, là người Tống sao? hay người Liêu?" Thời này tin tức cực bế tắc, các thành trì lớn còn có những gã thuyết thư kể chuyện này nọ, còn có diễn tuồng diễn kịch là một hình thức thời sự hóa thông tin. Nhưng ở các thôn làng nhỏ rải rác khắp nơi ở Yên Vân thì làm gì có được tư cách đó.

" Ngô Vương là Vương của Liêu Đông, quân Tống tàn bạo cướp hết lương thực của người dân khiến dân đen chúng ta chết đói khăp nơi. Lúc này Liêu Đông Vương đã vận chuyển lương thảo cứu tế người dân đến Thiên Tân, nhưng e rằng người Tống lại tiếp tục ngăn cản"

" Cho nên Liêu Đông Vương cử ba vạn tinh binh kỵ mã giúp chúng ta đến Thiên Tân nhận lương thảo"

" Nhưng chúng ta không phải bạch tay trắng mà nhân đồ của Liêu Đông Vương đúng không, vì thế Liêu Đông Vương thành lập tân quân Yên Vân, lấy người Yên Vân làm quân sĩ cùng với kỵ binh Liêu Đông tiến về Thiên Tân để nhận lương thực"

" Thôn Đầu Ngưu muốn nhận lương thực thì hãy cử tráng đinh ra nhập Yên Vân quân, chúng ta sẽ đánh tới Thiên Tân mở một con đường tải lương từ biển tới Yên Vân để cứu tế gia đình vợ con.."

A Tài thuyết một tràng dài, thực tế đoạn văn này hắn đã nói nhiều đến thuộc lòng cả rồi…

" Cái này…" vị trưởng thôn Đầu Ngưu lưỡng lự, chống lại quân Tống làm cho một người nông dân như hắn sợ hãi. Nhưng mà không đi chỉ có nước chết đói mà thôi. Những ngày này người dân trong thôn đã không còn một miếng lương thực, nếu tiếp tục như vậy họ chỉ có thể biến thành lưu dân. Mà lưu dân thì mười người chết chin, phải xa quê nhà chết nơi tha hương. Chính điểm này làm cho vị trưởng thôn xoắn xuýt.

" Thân thúc còn do dự điều gì, không theo Ngô Vương thì cả nhà chỉ có nước chết đói. Theo Ngô Vương thì còn có ba vạn kỵ binh hỗ trợ đánh đến Thiên Tân lấy được lương thực. Các ngươi bị quân Tống tàn ác cướp đi lương mà không hận sao?" A Tài lại tiếp tục hét lớn.

" Ta hận… ta nguyện ý đi theo Liêu Đông Vương." Một tên hán tử to lớn đạp văng cửa nhà lao ra ngoài gào thét.

" Ta chỉ muốn hỏi, đi theo Liêu Đông Vương quả thực có ăn?" Vị hán tử này mắt long lên sòng sọc nhìn A Tài mà thét lớn, đồng thời hắn cũng liếc mắt vào trong nhà nhìn hai đứa em còi cọc mặt mày xanh xao vì đói của mình.

" Nhà nào đầu quân sẽ được nhận ngay một phần lương thực đủ để duy trì vài ngày, từ đây đánh đến Thiên Tân cũng chỉ cần vài ngày mà thôi. Đến nơi rồi còn sợ gia đình các người thiếu lương. Hàng trăm ngàn chiến hạm của Liêu Đông đang chở lương thảo chờ sẵn ngoài khơi để cập bến Thiên Tân đó…" A Tài cũng gào thét trả lời, giọng điệu đanh thép.

" Vậy thì mạng của A Tam tôi giao cho Liêu Đông Vương, tôi ra nhập Yên Vân quân đoàn" Tráng hán gầm lên thể hiện quyết tâm của mình.

" Tôi cũng ra nhập.."

" Cho tôi một xuất…"

" Mẹ kiếp liều mạng với chó Tống, đến Thiên Tân có thức ăn…"

Quần tình trở nên kích động vô cùng, có người già, có tráng đinh, có trẻ thành niên, miễn là có huyêt tính nam nhân trong người đều ầm ầm đứng ra muốn gia nhập Yên Vân quân.

Yên vân Quân cũng không yêu cầu khắt khe, nam tử miễn từ 15 đến 40 đều được sử dụng, cái thời này 40 tuổi là già lắm rồi nhưng Yên Vân quân cứ nhận đấy ai làm gì được nào.

Tình huống như vậy ngày ngày diễn ra khắp nơi tại Hà Bắc, nông dân binh bỗng chốc tụ tập thanh một khối siêu to khổng lồ. Số lượng binh sĩ chẳng mấy chốc đã lên đến mười lăm vạn người, số gia quyến phụ nữ trẻ em người già đi theo sau ngót ngét 60 vạn. Đơn giản là người Yên Vân Hà Bắc không thể ngồi nhà mà chờ đợi tuyến đường huyết mạch từ Thiên Tân thông về Hà Bắc, thà họ tự di chuyển đến Thiên Tân để nhận luôn thức ăn mà Liêu Đông Vương trợ cấp.

Kể từ lúc này thế trận ở Hà Bắc giữa Liêu Đông cùng Đại Tống đã thay đổi chóng mặt. Người Đại Tống luôn tự tin rằng 3 vạn quân Liêu Đông là kỵ binh cho nên khó có thể công thành, mà có công thành thì tiên phong kỵ binh của người Liêu Đông sẽ tổn thất nhiều. Kể từ đó mỗi thành trì vài ngàn phụ binh cũng đủ khiến cho ba vạn tiêu hao bằng hết nếu người Liêu Đông dám công thành chiếm đất.

Mưu kế của người Tống khá rõ ràng, muốn dùng các thành trì với binh lực là các tân binh mới chiêu mộ để mài tiên phong của Liêu Đông. Đồng thời nếu chiếm thành thì đội quân tiên phong này phải cắt cử quân chiếm đóng từ đó nhánh ba vạn người này sẽ bị chia tách một lần. Tiếp theo kỵ binh của Tống sẽ mồi nhử để nhánh quân đội Liêu Đông bị chia tách lần hai, hể từ đó ba vạn người Liêu Đông vứt cả vào một vùng rộng lớn Hà Bắc sẽ không gợn nên bao nhieu sóng gió.

Nhưng người Tống quá khinh thường Ngô Khảo Tước và Ngô Khảo Tích. Ngay từ đầu khi nhận được tin tình báo về việc người Tống thực hiện kế hoạch vườn không nhà chống thì Tích ca đã lên kế hoạch về một cuộc đột kích tầm xa vào thẳng trung ương Biện Kinh, đạo siêu tinh nhuệ Kị binh của Liêu Đông sẽ nhận ểm hộ của hạm độ Hoàng Hải mới thành lập để vượt sông Hoàng Hà.

Nhưng Ngô Khảo Tước đã gạt bỏ chiến lược trên, cái Ngô Khảo Tước cần lúc này không chỉ là mặt mũi, đánh một đòn đau, uy hiếp Biện Kinh đòi hỏi tiền bạc. Cái mà Ngô Khảo Tước cần lúc này là lãnh địa trù phú ở Yên Vân. Tức là hắn không hề có ý định muốn trao trả lại Yên Vân cho người Tống để nhận tiền bạc. Kể từ đó Liêu Đông sẽ gánh trên người một khoản nợ khổng lồ đối với công ty Tân Bình Đông Hải vì Yên Vân mười một châu nếu không trả về Tống thì vẫn phải thanh toán đầy đủ số tiền trên cho công ty Tân Bình Đông Hải.

Nên nhớ lần này tham chiến dọc bờ biển không chỉ có lực lượng của Ngô Khảo Ký mà còn có lực lượng của các công ty con nhóm người Minamoto. Nhóm này đã chiếm đóng đến 7 châu ở Yên Vân, sau đó bị quân Tống đẩy lui sau khi căng thẳng giữa Tống và Liêu Đông nổ ra.

Thực tế vì nhóm Minamoto bị đẩy lui cho nên có thể coi họ chưa hoàn thành hợp đồng, thế nhưng Ngô Khảo Ký không thể cạn tàu ráo máng như vậy, cả 5 vạn hải tặc dòng dã chiến đấu mấy tháng trời với người Liêu cũng chỉ vì nguyên nhân Đại Tống va Liêu Đông khiến cho họ không công mà lui.

Xét đi xét lại thì khoản này Liêu Đông vẫn nên gánh chịu.

Nếu Ngô Khảo Tước chỉ là chọc thẳng đến Biện Kinh để uy hiếp Đại Tống trả tiền thì mọi chuyện không quá phức tạp. Cuộc chiến này chỉ dừng lại ở mức độ mặt mũi hai bên mà thôi.

Nhưng Ngô Khảo Tước muốn chiếm Yên Vân mười một Châu Hà Bắc thì bản chất cuộc chiến sẽ thay đổi chóng mặt. Dã tâm – vị Liêu Đông Vương này đã có đủ.

Bên đối diện thì người Tống cũng chẳng vừa, phòng tuyến bờ Bắc sông Hoàng Hà chỉ là mồi nhử, Thực tế chủ lực Đại Tống lại men theo Tây Sơn đang tiến một đường từ Trinh Châu tới An Dương, từ An Dương tới Hàm Đan, từ Hàm Đan sẽ là bước đệm tấn công Hình Đài, Bảo Định rồi gia cố U Châu, tiến công Trường Thành để khóa quân Liêu Đông ở quan ngoại, từ đó vây chết ba vạn tiên phong tinh nhuệ nhất của Liêu Đông ở Hà Bắc.

Mỗi phe đều có toan tính của mình. Nhưng người Tống đánh giá thấp một lực lượng đó chính là dân đen ở Yên Vân – Hà Bắc.

Người Tống chơi bài rút củi đáy nồi, tịch thu hết lương thực của dân Yên Vân – Hà Bắc một bộ phận nhét vào thành trì khắp nơi, phần nhiều thì vận về phương Nam. Kể từ đó dân phải vào thành, thành đầy thì dân đói phải hướng Nam mà đi, kể từ đó cả một vùng Yên Vân – Hà Bắc trở thành hoang mạc bên ngoài thành trì chính là tu la địa ngục, hoang mạc vô bỉ.

Kế này ép cho Tiên Phong Liêu Đông muốn có lương phải đánh thanh trì, dân trong thành vì bảo vệ miếng cơm của mình sẽ chống trả quyết liệt khiến cho Liêu Đông kỵ binh vốn không thiện công thành sẽ bị tiêu hao.

Người Tống đã lầm người khi vận dụng kế sách này, các quý tộc Đại Liêu chỉ quan tâm lợi ích bản thân. Mỗi lần xua quân Nam hạ sẽ là một lần hao tiền tốn của cho nên họ phải tìm mọi cách có lãi. Kể từ đó ai đi quan tâm sống chết của dân đen ở Yên Vân – Hà Bắc. Nếu người Tống đã vắt nước người dân ở đây một lần thì quân Đại Liêu sẽ vắt thêm một vài lần nữa cho đến khi kiệt quệ mà thôi.

Nhưng người Tống vận dụng kế sách " hoàn hảo" trên cho một kẻ xuyên không có tư tưởng hiện đại. Một kẻ luôn hiểu được sức mạnh của quần chúng dân đen là bao lớn.

Người Tống chơi bài rút củi đáy nồi thì Ngô Khảo Ký cười ha ha vang dội. Ngay khi Ngô Khảo Tước bày tỏ tham vọng muốn chiếm Yên Vân – Hà Bắc thì Ngô Khảo Ký đồng ý ngay và vạch ra kế hoạch mua chuộc lòng dân ở Yên Vân – Hà Bắc.

Người Tống cướp lương, Liêu Đông cứu tế, người Tống o ép, Liêu Đông hỗ trợ. Tuy rằng cách làm này sẽ tổn hại rất rất nhiều tiền bạc nhưng đổi lại là những lợi ích to lớn đến không thể nào đong đếm được.

Yên Vân – Hà Bắc có tầm tổng cộng hai triệu người, trong đó năm trăm ngàn tụ tập ở các thành trì, còn lại một triêu rưỡi người là rải rác ở các thôn trấn nhỏ. Lúc này có tầm năm trăm ngàn đã trở thành lưu dân mà di chuyển về phương Nam theo lời kêu gọi của Đại Tống. Họ cũng chỉ vì miếng ăn, vì tồn vong sinh mệnh mà thôi. Đại Tống cũng hứa hẹn một số điều giúp lưu dân ổn định cuộc sống ở phương Nam.

Nhưng điều này có là gì nếu so sánh cùng Liêu Đông, bị ảnh hưởng bởi chính sách của Bố Chính cho nên Ngô Khảo Tước đối xử với dân đen khá nhân từ. Ai tham gia lực lượng Yên Vân quân sẽ được phân ruộng đất, tiền lương, số lượng nhiều không cần phải bàn. Vì sai hai lần "chiến hỏa" một là quân Minamoto cướp bóc, lần hai là quân Tống tịch lương thì thực tế ở Yên Vân – Hà Bắc đã tan tác, ruộng đồng thành vô chủ, lưu dân chạy khắp nơi. Cho nên nếu Ngô Khảo Tước chiếm được nơi này hắn có thừa ruộng đất để chia cho quân đội.

Điều này Đại Tống chịu không làm nổi, lưu dân chạy về phương nam chỉ có thể trở thành tá điền cho địa chủ, địa vị chỉ cao hơn nô lệ chút xíu, phải rời bỏ quê cha đất tổ, phải trở thành nông dân không có ruộng đồng. So sánh một chút có thể đủ thấy bên nào sẽ thu hút người Yên Vân – Hà Bắc hơn.

Chính vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn thì cả Yên Vân – Hà Bắc dậy sóng, quân đoàn Yên Vân mở rộng liên tục, từ trăm người, đến ngàn người, đến vạn người, rồi đến chục vạn, hơn chục vạn, giờ đây cả quân cả dân tạo thành một đội ngũ khổng lồ 50-60 vạn người tiến về Thiên Tân.

Nói thật một huyện thành lác đác chỉ có vài trăm đến vài ngàn tân binh thủ thành, chỉ cần nhìn thấy số lượng quân đội này đã té đái ra quần chẳng cần đánh đấm gì mà tự tan. Quan trọng hơn Yên Vân quân là người Yên Vân, cũng là người cùng khổ vì miếng ăn mà thôi. Cho nên người trong thành không có đấu trí chiến đấu với họ.

Vậy là con đường 6 trăm dặm từ Hành Thủy đến Đức Châu rồi ngược về Thương Châu đã đầy ắp "Yên Vân quân đoàn". Đám quân đội này ban đầu chẳng có nhiều lương thảo, cũng không có vũ khí khí giới. Nhưng theo thời gian họ công chiếm các thành trì, cướp lương thảo cùng đồ quân nhu, đến này mười lăm vạn bộ binh Yên Vân cũng có đến ba vạn được trang bị mạnh mẽ khôi giáp, vũ khí cướp được. số còn lại chỉ là áo vải dày cỏ dùng cuốc xẻng, gậy gộc làm vũ khí.

Nhưng đừng khinh thường quân đoàn Yên Vân, đây là một quân đoàn có tinh thần chiến đấu liều chết cực mạnh, vì phía sau họ đang lẽo đẽo bám theo đại quân chính là bốn mươi vạn người nhà, gia quyến của họ, chỉ có thể hạ các châu bảo, các huyện lỵ thì họ mới có thể kiếm được lương thực để duy trì gia đình cho đến khi tới được Thiên Tân.

Sự hình thành bất ngờ của một nhánh bộ binh ngay tại chiến trường khiến cho quân Tống choáng váng, họ đã quá khinh thường dân đen rồi. Cả triều Đại Tống lúc này đã loạn, họ không thể tưởng tượng được Ngô Khảo Tước vậy mà có phách lược đến vậy, dám ôm đồm mấy triêu dân đen trong tình thế này.

Nên nhớ hơn một triệu dân đen này sẽ không thể sản xuất lương thực trong vòng một năm, vậy là Liêu Đông muốn thực hiện lời hứa của mình với dân Yên Vân – Hà Bắc thì phải nuôi họ dòng dã một năm trời. Đây là một con số thiên văn mà đến ngay cả Tống triều cũng e dè kinh hãi.

Nhưng người Liêu Đông đã làm, đã và đang thành công, đã và đang thu được nhân tâm ở Yên Vân – Hà Bắc.

Bắc Tống hối hận xanh ruột, nhưng đến lúc này họ đã vô lực cải biến thế cục. Lúc này tất cả mọi người ánh mắt đang nhìn về nhánh quân đội của Quách Quỳ hi vọng vị danh tướng này sẽ tạo nên đột phá lật ngược thế cục lụi bại của quân Tống ở phương Bắc.