Chương 370: Kiểm tra (1)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 370: Kiểm tra (1)

Chương 370: Kiểm tra (1)


Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 19: Kiểm tra (1)

- Chỉ được đại nhân chỉ dạy một ngày, thực sự là quá hân hạnh, có câu "Triêu văn đạo, tịch khả tử" (buổi sáng được nghe, được biết về đạo), còn gì khác nữa.

- Chú mày không phải khiêm tốn vậy, mấy trận cờ đó ta cũng thắng chật vật!

- Tiền bối nhường mấy lần thì tôi mới có cơ hội ra chiêu mà thôi.

Hôm nay là ngày Lý Tuấn tới đón hai chú cháu Lý Vĩnh Khuê đi sang trấn Hoài Nhân. Ở bến cảng của làng Hồng Bàng, Kiệt, Minh ra tiễn hai chú cháu hết sức nhiệt tình, lại tặng nhiều đồ giá trị. Đặc biệt là Minh và Lý Vĩnh Khuê lại rất quý trọng lẫn nhau.

Vụ này phải nói vào ngày thứ 2 khi Lý Vĩnh Khuê ở làng Hồng Bàng. Nhận thấy làng Hồng Bàng có nhiều bí mật, muốn tìm ra tốn thời gian, mà chỉ còn một ngày nữa, Lý Vĩnh Khuê bảo hai chú cháu cứ đi kết thân với những người có thể kết thân một phen đã rồi sau này sẽ liệu. Lý Huệ Trân tự qua thăm hỏi Nhung, lại mang một ít đồ quý giá ra tặng để cảm ơn buổi dạy hôm trước, lại xin sách vở hoặc người nào có năng lực để học toán tiếp, rất tự nhiên. Phần Lý Vĩnh Khuê, ông ta gặp gỡ Minh, lấy lý do thấy hợp, bảo Minh cùng chơi cờ vây.

Minh từng chơi cờ vây với khá nhiều người, cũng không phải tay mơ, nhưng so với Lý Vĩnh Khuê, thực không sánh bằng, các đấu pháp trong thuật chơi cờ, chiến thuật lẫn kinh sách được Lý Vĩnh Khuê thể hiện đầy đủ, 10 ván hai người chơi với nhau, Minh thua cả 10. Mà Lý Vĩnh Khuê còn nhường nhịn, chỉ ra lỗi sai khi đang chơi. Đó là đè trình. Nhưng qua những trận thua, những lần chỉ điểm của Lý Vĩnh Khuê, Minh học hỏi được không ít, nhất là về binh pháp, những lý luận mà Lý Vĩnh Khuê thốt ra có thể coi là tinh túy hiếm có, tích cóp qua đời ông cha của Lý Vĩnh Khuê, và tuy chỉ một phần vừa phải, cũng hơn hẳn Minh tự học hỏi dần dần.

- Hầy dà!

- Có gì mà than thở vậy anh trai?

- Tiếc rằng hai người không đủ tin tưởng để ngồi cùng nhau, phô bày ra hết năng lực, trao đổi học thuật.- Minh nhìn người em trai. Kiệt từng than thở bản thân không quen ai giỏi binh pháp, những thứ mà Kiệt biết rất sơ sài.

Ví dụ như một trận đá bóng, Kiệt chỉ biết cách làm các cầu thủ phải mạnh lên, khỏe lên, phát huy sở trường, có kỹ thuật độc lạ như cú đảo chân của CR7, cú ngoặt bóng của Robben, xe đạp chổng ngược của Ibrahimovic,... còn binh pháp như Lý Vĩnh Khuê biết, chính là những Tiki Taka, chiến thuật đổ bê tông, chiến thuật của thầy Park cho đội tuyển Việt Nam,... khiến các cầu thủ giữ vị trí tốt, phát huy sở trường, hạn chế sở đoản, dù kém hơn đối thủ về thể lực, kỹ thuật vẫn không vỡ trận...

- Khó lắm.- Kiệt cũng có chút tiếc nuối, nghe Minh thuật lại vài điều kiến giải binh pháp mà Lý Vĩnh Khuê chỉ cho, Kiệt cũng thèm. Nhưng suy tính qua thì cậu ta biết không thể cưỡng cầu, hai bên không có cơ sở gì để tin tưởng, mở lòng với nhau, có câu: quân bất mật hại thần, thần bất mật hại thân (vua không giữ được bí mật thì làm hại bề tôi, bề tôi không giữ được bí mật thì tự làm hại mình).

- Giờ thì sao?- Minh cũng không tỏ ra tiếc nuối nhiều, họ không có thời gian cho chuyện đó.

- Em đã hỏi được Lý Tuấn và bên Nữ Lưu, sở dĩ chú cháu nhà này tới làng mình và vì họ yêu cầu liệt kê các làng ven biển giàu có. Hẳn là họ tới xem làng ta, cho rằng làng ta giàu có và có thể nuôi được các hạm đội.

- Vậy là mực nước nông đã cứu chúng ta một bàn.

Trở thành nơi nuôi quân tuyệt nhiên không phải điều vui vẻ, binh lính thời này quá vô kỷ luật, nếu ở gần dân, họ sẽ buông tuồng, nhiễu dân, đòi hỏi nhà giàu phải cung cấp rượu, thịt hoặc là đòi hỏi phụ nữ, nếu không thì gây sự đánh nhau với đàn ông trong làng. Thế nên ở thời kỳ này, việc dân sợ binh lính hơn sợ giặc không hiếm. Làng Hồng Bàng lại càng thế. Với sự giàu có của mình, nếu quân đội tới đây đóng giữ, chỉ e không mấy mà làng sẽ bị hạch sách tới to đầu, mà tiền của làng Hồng Bàng không phải để nuôi những tên lính vô kỷ luật. Chưa kể binh sĩ mà làm cứng, dân làng sao bỏ qua, trong làng Hồng Bàng có pháo, có súng, có gươm giáo, cung nỏ, tuyệt đối là đủ để liều một trận, chứ không lý gì họ phải chịu để yên cho đám binh sĩ chà đạp. Nếu có một cuộc nổi loạn, mọi thứ không tốt chút nào.

- Chiến tranh có lẽ sẽ sớm bắt đầu, hai bên đều đang không ngừng chuẩn bị rồi, chuẩn bị lực lượng, tìm hiểu địa thế chiến trường, chuẩn bị các cứ điểm phòng thủ,....- Kiệt cảm khải- Ta cũng không thể ngồi yên nữa rồi. Ta cũng phải hành động thôi.

- Chỉ đợi chú mày quyết tâm đó mà thôi. Chư tướng ai nấy mài dao xoèn xoẹt bao lâu rồi.

Thời gian qua, làng Hồng Bàng không có động thái gì lớn, toàn quân đều ngủ yên, một phần là khắc phục hậu quả của cuộc chiến trên Nam Bàn, cả ở trên đó lẫn trong làng. Nam Bàn là bên thua, đối mặt hỏa khí quân Hồng Bàng mang tới đã ăn đủ, rồi còn phải khắc phục hậu quả những vấn đề trước đó như mâu thuẫn các tộc, nạn đói. Còn bên làng Hồng Bàng, họ cũng tổn thất về nhân mạng không nhẹ, rồi để lộ thực lực trước nhiều ánh mắt, phải dùng thời gian để làm giảm sự ảnh hưởng tiêu cực. Dẫu thế, vẫn còn một nguyên nhân thứ hai, là vì họ chờ thời, nếu có loạn ở nơi khác, họ có thể bắt đầu ra tay. Nam Cao từng viết, người bị đau chân thì chỉ biết lo cho cái chân đau của mình, nào biết tới nơi khác. Nếu Trấn Hoài Nhân và Chiêm Thành phang nhau, nơi ấy sẽ hút hết sự chú ý, cho phép Kiệt xử lý những vùng đất nhỏ lẻ nhưng quan trọng với cậu ta: Pơtao Anui.

Pơtao Anui trong thời gian qua, nhờ thâu tóm phần đất của Pơtao Lia, cũng đã lớn mạnh lên. Và tham ăn bén mùi, cảm nhận được rằng việc ăn cướp quá thoải mái, bọn chúng đã hướng ánh mắt vào vùng đất của bọn người Trần Thanh Toàn, Lương Văn Vâm. Chúng bắt đầu gây hấn, thậm chí viết thư gửi bên Pơtao Angin cùng hội binh diệt địch, phân chia lợi ích.

Vương Vĩnh thì không nghe, bởi hắn có ý lo rằng diệt xong bọn Trần Thanh Toàn, Lương Văn Vâm rồi thì Pơtao Anui có lẽ sẽ muốn nhắm tới Pơtao Angin. Đây là căn cơ còn lại của Vĩnh, hắn phải suy tính. Nhưng tên Siu Kleen thì bắt đầu xiêu lòng, người Chiêm thì cũng chả quan tâm, ai đánh ai thì chúng kệ, miễn là tới lúc chúng cần đường, sẽ có kẻ mở đường là được. Thậm chí chúng muốn kích đám người này đánh lẫn nhau, để tự suy yếu mà sau không thể gây ảnh hưởng việc tiến quân..............................................

Một thuyền chiến xuất hiện ngoài khơi trấn Hoài Nhân làm mọi người hoảng loạn mất một hồi lâu trước khi có người kịp nhận ra đây là thuyền của quân ta, tức là của thủy quân Nam Giao, lá cờ ghi chữ Nam Giao khá lớn trên thuyền cộng thêm nhìn đi nhìn lại chỉ có đúng một thuyền, giúp mọi người an định lại.

Thuyền thuộc đội đánh bắt hải sản xa bờ cùng một thuyền tuần tra tiến lại hỏi thăm, biết được có đại nhân vật từ Hồng Giang xuống, lại có thư tín, thẻ bài thân phận, một mặt dẫn đường, một mặt cho người về báo tin gấp. Tổng trấn Lữ Liêm, Trương Văn So, cha con họ Đặng, Phạm Thời Trực cũng có mặt đông đủ cả để đón tiếp. Thấy được các giấy tờ chứng minh thân phân của Lý Vĩnh Khuê xong, cả bọn đều cúi người chào hỏi.

- Chư vị, ta tới đây là vì Tổng binh đại nhân quan tâm tới tình hình của trấn Hoài Nhân trước nguy cơ bị quân Chiêm xâm lấn.

- Bọn tiểu nhân vô năng khiến các vị đại nhân phải vất vả rồi.- Lữ Liêm lập tức nhận phần sai về mình ngày, kinh nghiệm quan trường của lão cũng đủ dùng để leo chức cao hơn Tổng trấn, sẽ không phạm sai lầm nhỏ nhặt quá mức. Cấp trên phải cử đặc phái viên xuống làm việc, chứng tỏ anh không giải quyết được việc. Thứ hai, đặc phái viên tới, nói là theo mệnh mà tới trợ giúp, chính là để ra uy, nắm quyền chủ động, khép quan địa phương vào tội vô năng, nhưng cũng sẽ mở con đường hợp tác, để các viên quan địa phương lập công chuộc tội, giúp đặc phái viên hoàn thành nhiệm vụ. Làm xong thì chủ khách cùng vui. Tất nhiên, Lữ Liêm phối hợp, là vì đây là để chống người Chiêm, thế lực lão không thể tự chống lại. Chứ mà tới kiểm tra việc làm ăn kinh tế thì xin lỗi, Lữ Liêm nhất định đối chọi tới cùng.

- Người Chiêm giảo hoạt, là các vị đại nhân và quan Tổng binh đề phòng trước.- Thấy đối phương chủ động nhận sai, tỏ ý phối hợp, Lý Vĩnh Khuê cho một cái thang để đối phương bước xuống.

Chủ khách cùng tiến vào nhà nghỉ của Tổng trấn, trong đó đã bày biện đủ các loại đồ ăn thức uống, rượu ngon đồ ngon để thưởng thức. Lý Vĩnh Khuê nhập ghế chủ tọa, lại mời Lữ Liêm ra ngồi cạnh mình, còn phần Lý Huệ Trân không được ngồi ở đây, các quan viên ở đây là quan viên cấp Trấn chính quy, không thể buông tuồng tùy tiện.

Rượu quá ba tuần, Lý Vĩnh Khuê hạ ly, nhìn quanh một lượt, hỏi thăm những người ngồi trên bàn tiệc. Vừa nãy cũng được giới thiệu qua về thân phận từng người, Lỹ Vĩnh Khuê nhớ rất rõ thân phận, quay qua mời rượu bọn họ. Bàn rượu là nơi giao thiệp và kết thân rất nhanh, chỉ vài chén rượu, những tin tức về những quan viên quan trọng nhất Hoài Nhân này đã được Lý Vĩnh Khuê nắm trong đầu.

Lữ Liêm tham lam, ham sống sợ chết, song cũng có chút thông minh vặt, hiểu biết nhiều về quan trường, mong muốn lớn nhất chính là nhanh chóng tích tiền đi nơi khác làm quan để vơ vét nhiều hơn.

Trương Văn So, phụ tá tài ba, một kẻ vừa có tài vừa có đức, giúp nền chính trị Hoài Nhân phần nào khởi sắc. Tuy vậy, tham ovnjg của Trương Văn So thể hiện ra- muốn làm quan cho nhàn nhã, không hợp lý với tài đức này

Cha con họ Đặng, Đặng Toán, Đặng Lượng, có tài dùng binh, quyết đoán, mưu lược.

Phạm Thời Trực, có chút tầm thường, nhưng không quá vô dụng, có thể làm con dao khi cần.