Chương 331: Huyết chiến (5)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 331: Huyết chiến (5)

Chương 331: Huyết chiến (5)


Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu

C 95: Huyết chiến (5)

Nhìn qua một lượt cảnh viện binh từ các đang đổ đến từ bốn phía như ong, Đinh Võ cũng không tham chiến nói:

- Thổi tù và, chia quân rút lên núi!

Lính dưới quay người phất tay ra hiệu, sớm đã có mười mấy tên lính tinh nhuệ cầm tù và bằng sừng trâu đưa lên thổi vang, trong tiếng tù và vang lên không dứt, những nhóm quân Hiên Giao đang truy đuổi tàn binh lập tức quay đầu, trong phút chốc chia thành mấy nhóm, chia nhau lủi vào rừng rậm. Đợi tới lúc các cánh viện binh của quân địch đuổi đến, thì trại lính vừa bị phá đã không còn bóng dáng quân Hiên Giáo

- Đáng giận!

Viên tướng giữ trại lân cân là Chu Bì giận đến mức nổi trận lôi đình, căm hận nói:

- Giặc đâu? Giặc đi đâu cả rồi?- Ông ta với Trần Lực đều là những chiến hữu đã cùng nhau vào sinh ra tử, khi trại Trần Lự bị đánh, ông muốn dẫn quân tới cứu, nhưng bị ngăn, vì cấp dưới lo họ có thể bị phục kích, đợi một hai trại nữa qua thì cùng đi, tránh địch dùng trò vây thành diệt viện. Vì thế mới không kịp chi viện

Cao Thần, tướng giữ trại khác bước lên phía trước, cẩn trọng nói:

- Lão Chu, lúc nãy hình như ta thấy có một nhóm quân địch lủi vào khu rừng rậm trên núi, xem ra hình như cũng có mấy chục người.

- Sao? Lủi vào khu rừng rậm trên núi?

Chu Bì nghe thế không khỏi ngạc nhiên đến tròn mắt. Phải biết rằng hành quân đánh trận không giống như tiều phu đi đốn củi, có thể leo trèo thoăn thoắt trên nhưng địa hình núi cao hiểm trở. Đại quân khi hành quân còn phải mang theo đồ quân nhu, trên vai còn phải vác theo binh khí nặng hàng chục cân và áo giáp, chỉ cần địa hình hơi dốc một chút là đã không thể leo trèo, hơn nữa, một khi vào rừng rồi các nhóm các bộ sẽ rất dễ mất liên lạc với nhau mà tụt lại phía sau, đến cuối cùng có thể sẽ bị lạc mà đói chết ở trong rừng. Đám quân Hiên Giáo này chẳng lẽ không sợ? Đang lúc Chu Bì còn hoài nghi bất định, bỗng có tên thân binh ở phía trước thảng thốt kêu lớn:

- Tướng quân, người mau tới đây xem, ở đây có người để lại chữ này!

Chu Bì sải bước tiến đến, có một cọc gỗ đóng ngay cổng trại của Trần Lự, trên khắc chữ: Chỉ mới là bắt đầu.

Nhìn dòng chữ khắc trên cọc gỗ, sau lại thấy thi thể của người chiến hữu lâu năm Trần Lự, Chu Bì giận dữ, toan cho người truy kích, có điều những viên tướng giữ trại ngăn lại, kéo ý về báo cho Đặng Lượng nghe chuyện này.

Thi thể của Trần Lự đã được đưa về đại trại, tới trước mặt Đặng Lượng. Đứng trước thi thể của Trần Lự, Đặng Lượng vẻ mặt nặng nề, từ trong tròng mắt như đang bốc lên hai ngọn lửa. Trần Lự là lão binh của cha, lại từng có ơn dạy dỗ hắn, giờ bị người ta giết thì hắn vô cùng buồn. Chưa kể, nghe kể lại thì kẻ giết y là Đinh Võ, kẻ hôm nay Đặng Lượng giết hụt. Nếu chiều này có thể giết Đinh Võ, vậy Trần Lự sẽ còn sống rồi.

Đáng giận nữa là đối phương còn dựng cọc gỗ ghi rằng trận vừa rồi chỉ là khởi đầu chứ. Nếu như có thêm lần thứ hai, thứ ba nữa thì quân đội sẽ sinh ra e sợ. NHiệm vụ của họ là phải khu trục đội quân này để đại quân đi lên không

- Trần Huyện, về việc hôm nay, có ý kiến gì?

- Thực sự thì đây là việc hiển nhiên. Quân địch ẩn trong tối, quân ta ở ngoài sáng, khó lòng phòng bị. Nhưng kẻ địch cũng chỉ có thể cậy lúc quân ta không phòng bị mà đánh thôi. Quân ta đông đảo, lấy thế trận mạnh mẽ tiến tới, ép chúng phải rút chạy đi rồi lập những khu trại vững chãi, khiến địch mất thời gian tấn công, đồng thời tăng cường cảnh giới phòng thủ. Cuối cùng thì chúng sẽ phải thua.- Trần Huyện nhún vai, đây là cách ứng phó đúng đắn nhất

Đặng Lượng nghe xong cũng không nói gì, bảo Trần Huyện đi bố trí canh gác, trong khi bản than Đặng Lượng lại lệnh cho thân tính cùng mình chuẩn bị sáng hôm sau đi kiểm tra một phen. Đặng Lượng men theo dấu vết rút quân của đám quân địch, cũng mường tượng ra cách chúng đối phó quân mình. Đặng Lượng cho trinh sát bám theo một vài dấu vết để truy đuổi.

Những người lính trinh sát này không phải dạng tầm thường, rất nhanh mò tới được tới chỗ quân Hiến Giáo tạm trú. Tuy nhiên, càng lại gần thì nơi này càng được canh phòng cẩn mật, bọn họ ngược lại không dám tiến sâu, liền về báo cáo cho Đặng Lượng. Đã có được thông tin, Đặng Lượng không định ngồi yên đợi địch tới đánh, mà quyết định tổ chức phản kích. Đặng Lượng cho người chuẩn bị một ít cơm khô, chọn ra những tinh binh có năng lực băng rừng vượt suối, chọn vài người thật khỏe để băng rừng nhanh mà còn mang được đồ.

Biết Đặng Lượng muốn truy kích quân địch, các tướng sĩ có phần e ngại. Rừng núi hiểm trở, khó đi mà địch nhân trong tối luôn rình rập, làm sao có thể truy kích chúng. Nếu bọn chúng bày kế sắp đặt phục kích giữa đường, chỉ e lại hao binh tổn tướng mà thôi. Có điều, Đặng Lượng trấn an mọi người. Hắn giải thích kế hoạch một hồi, nghe kế xong, tất cả tướng lĩnh đều phải khen là hay, làm theo kế này thì đung là tốt thật. Tất cả nhất trí, toàn lực ủng hộ. Họ a về, một mặt chọn tinh binh để đưa cho Đặng Lượng, mọt mặt duy trì trại ở thế bình thường.

Qua hôm đó, quân của Đặng Lượng nhích lên rất chậm, sáng sớm bắt đầu đi, lính trinh sát tới địa điểm được chọn, kiểm tra thật kỹ, sau đó đại quân đi tới bắt đầu xây dựng công trình, như mọi khi chia các trại cho lính ở. Rồi trời vừa sập tối là bắt đầu canh phòng thật nghiêm.

Nhìn cảnh quân Đặng Lượng tiến lên như sên bò, quân của Toàn đều rất vui mừng. Cứ tốc độ này, có thể kéo dài thêm 10 ngày nửa tháng, khi đó đại quân bên mình cũng tới, không còn bị áp chế về số lượng. Sau 3 ngày, các binh sĩ bên dưới lại thỉnh tổ chức tập kích để khiến kẻ địch tiếp tục bị cầm chân, thiệt hại. Toàn đồng ý, tổ chức cuộc tập kích như mọi lần.

Buổi tối hôm đó, sau gần 3 đêm liên tục căng thẳng, quân giữ trại cũng bắt đầu mệt mỏi, lại thêm không gặp địch đánh tới, bọn họ không giữ nổi tinh thần. Kết quả lần này quân Hiên Giáo còn tiếp cận được gần hơn. Một cuộc đột kích lại lần nữa diễn ra, có điều viên tướng giữ trại lần này không cố gắng thủ trại, lập tức cho quân chia ra mà chạy sáng các trại khác. Quân lính không vội chạy vào cổng trại kia, mà đứng dựa lưng vào các hàng rào trại bạn để chống cự. Quân Hiên Giáo ham chiến lao tới, thì quân trong trại có thể bắn cung tên hỗ trợ, hoặc từ cổng trại đánh tạt sườn. Cùng lúc đó, quân từ các trại khác kéo sang, không như lần trước đợi tập hợp đủ mới tiến, lần này cứ ai có binh khí là lên, kể cả không mặc giáp cũng được, lấy số bù chất

- Mẹ kiếp!- Thấy kẻ địch lần này đã có biện pháp ứng phó, Đinh Võ chửi bậy rồi ra lệnh rút.

Có câu cây muốn lặng mà gió không ngừng, không như lần trước trơ mắt nhìn địch rút chạy, lần này quân Hoài Nhân đuổi theo, buộc Đinh Văn phải tổ chức bắn tên chi viện. Từ trên cao nhìn xuống cảnh đánh nhau bên dưới, Trần Thanh Toàn gật gù, kẻ địch là tướng giỏi, thích nghi rất nhanh. Trần Thanh Toàn liền cho người gõ chiêng báo, quân lệnh rút lui thúc giục, đám người Đinh Văn, Đinh Võ càng chạy nhanh. Lúc này, quân truy kích cũng đi vào rừng, vài người giảm tốc độ, dù sao vào rừng rậm truy đuổi cũng là khó khăn vô cùng, nếu đối phương phục kích thì chết chắc.

Đám binh sĩ quay về, lửa trại các nơi được thắp sáng hơn, nhiều người tiến ra sắp xếp lại doanh trại bị tấn công. Trần Thanh Toàn thấy đối phương cũng không đuổi, liền theo đại quân lui về căn cứ. Chừng nửa canh giờ sau, đại quân hội họp tại nơi đóng quân. Đinh Văn, Đinh Võ thuật lại cảm thụ trực tiếp, và dù là đối thủ, hai người cũng phải công nhận tài năng của kẻ địch.

- Cứ thế này, ta không ngăn được địch bao lâu nữa!- Đinh Văn than thở.

- Kẻ địch cũng không phải lũ ngu xuẩn mà ta có thể dùng mãi một chiêu. Nhưng tăng cường quấy rầy nhiều chút cũng không sao, cho chúng ngày đêm mỏi mệt một phen.

Toàn, Văn và Võ còn đang thảo luận đối sách sắp tới, chợt Toàn ngửi được mùi như mùi khét. Doanh trại bên mình không được đốt lửa đêm mà. Toàn vừa nghĩ tới đây thì thấy những ánh lửa bùng lên từ nhiều hướng, và tầm khoảng mấy trăm lính địch đang lao tới.

Vốn dĩ luôn nghĩ bản thân an toàn, chỉ có mình đánh người chứ người không thể truy kích được tới tận đây, đám binh sĩ Hiên Giáo vào trong trại là thư giãn, cởi bỏ hết vũ khí. Khi Toàn phát hiện địch tới gần, báo động, thì binh sĩ còn chưa kịp định thần, chả biết phải làm gì.

Quân của Đặng Lượng ném những bó đuốc từ ngoài vào, bắt cháy lên chăn chiếu, đồ bên trong, lửa bốc lên dữ dội, tức khắc làm quân Hiên Giáo hoảng loạn. Đặng Lượng rút đao, tay cầm khiến, hét lớn một tiếng, mấy trăm binh sĩ ùa lên, dùng sức đẩy võ cửa trại của quân Hiên Giáo, ào vào như thác lũ, chém giết lung tung.

- Khốn kiếp!- Đinh Võ hét lên, giật lấy cây đại đao, lao nhanh cùng thân binh ra để chặn quân địch, cố gắng tạo thêm thời gian cho Toàn và anh trai có thời gian chỉnh đốn binh sĩ.

Nhìn thấy một kẻ vung đại đao lao tới, Đặng Lượng biết là ai, cũng xông lên đối chiến. Lượng là con nhà võ tương, được chân truyền võ học, ăn uống cũng tốt, hàng ngày rèn luyện, so với một Đinh Võ chỉ cậy sức khỏe tự nhiên hơn hẳn. Nếu không phải Đinh Võ quá khỏe, Lượng chắc thắng. Hai bên lao vào, Đặng Lượng lấy đoản chế trường, lách trái né phải, khi thì lộn người trên đất lại gần để chém chân Đinh Võ, khi thì dùng khiên đánh vào tay cầm đao của Võ,... Kiểu chiến đấu linh hoạt khiến Đinh Võ dùng đại đao, ưu thế về sức lẫn độ dài của vũ khí song không thể thắng. Chẳng mấy chốc, Đinh Võ thấy mệt, Đặng Lượng bắt đầu đánh mạnh hơn, khiến Võ không thể giữ được nữa.

Còn may, Trần Thanh Toàn không phụ lòng Đinh Võ, tập hợp quân đội kịp thời, lao lên hỗ trợ. Toàn cũng là con quan, được ăn học, võ võ nghệ, nên đánh ngang tay được với Đặng Lượng. Theo sự chỉ huy của Toàn, quân Hiên Giáo nhào lên tấn công mà không phải tránh né chạy trốn!

Toàn hiểu rõ, một khi hắn lựa chọn trốn tránh, thì lập tức lòng quân sẽ tan rã, ngay lập tức binh bại như núi đổ, toàn quân bị tấn công bất ngờ, tinh thần hoảng loạn, vừa thấy đường sống là tranh nhau đoạt ngay, thậm chí dẫm đạp nhau mà chạy. Lúc này, Toàn trước tiên làm tấm gương cho binh sĩ, chém giết đẫm máu, khiến binh sĩ thấy được vẫn có thể đánh một trận, kích họ tiến lên theo.

Đinh Văn lúc này cũng tới, binh sĩ Hiên Giáo không cần chuẩn bị trang bị kỹ, cũng giống quân Hoài Nhân vừa này, tay cầm binh khí mà xông lên. Nói thẳng ra, bên họ vẫn đông hơn quân địch gấp mấy lần.

Nhận thấy kẻ địch không hề bị mất tinh thần và tan rã, Đặng Lượng tự biết không thể cường công nổi, cho thận vệ thổi kèn ra hiệu rút lui, rồi cùng thân binh đoạn hậu, các binh sĩ từng bước lui khỏi trại quân Hiên Giáo. Từ phía sau, có những mũi tên bắn qua, là để ngăn quân Hiên Giáo truy đuổi.

Tuy rất muốn đuổi giết đám người Đặng Lượng để trả thù, nhưng Toàn đủ tỉnh táo để ngăn quân mình lại. Tại bị đốt, quân nhu lương thảo phải cứu xem còn bao nhiêu, rồi cấp tốc rút quân, nơi này bị lộ, sáng may có thể địch sẽ ập tới, phải đưa thương binh, an táng tử sĩ, tìm nơi ẩn nấp mới. Trả thù không phải việc quan trọng nhất.