Chương 343.1: Giải thích và xin ý kiến(chương miễn phí)

Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 343.1: Giải thích và xin ý kiến(chương miễn phí)

Chương 343.1: Giải thích và xin ý kiến(chương miễn phí)

Giải thích Ý nghĩa lấy từ Việt Nam mà không phải Liên bang Đại Việt. Để làm rõ, mọi người cùng mình tìm hiểu ý nghĩa hai từ này:

- Đại Việt (大越)- ý nghĩa: Nước Việt lớn. Từ Việt (越)ở đây là chỉ dân tộc Việt. Tên gọi này chính thức có từ thời trị vì của vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072), vua thứ ba của nhà Lý. Tuy có gián đoạn thời Hồ, nhưng quốc hiệu này tồn tại 748 năm. Trong dòng lịch sử, chẳng hạn đời Lý, Trần, Lê dù mang quốc hiệu "Đại Việt" nhưng nước Tàu họ cứ gọi xứ sở lấy Thăng Long làm kinh đô là "An Nam".

- Việt Nam (越 南)– Không ít người bây giờ tưởng "Việt Nam" nghĩa là... "nước Nam của người Việt" hoặc "nước Việt nằm về phương Nam (so với Trung Quốc)". Nhưng đó hoàn toàn sai lầm. Mắc giống gì mà danh xưng một quốc gia lại đi lấy một quốc gia khác làm "hệ qui chiếu".

Từ " Đông Lào " trước đâu tôi dùng cho truyện cũng vậy(nếu ai theo dõi từ ngày đầu sẽ rõ). Mục đích ban đầu cũng dùng ám chỉ cho mọi người biết về vùng đất đang viết trong thời không, tránh dính líu đến pháp luật quy định hiện hành. Nhưng sau tìm hiểu đã thấy sự " ngây thơ" đã đổi tên lại cho phù hợp như hiện nay.

Có hai luồng giải thích hợp lí đó là:

1.Việt Nam là tên nghép của Việt (tron Việt Thường) với Nam (trong An Nam). Chỉ sự hợp nhất lãnh thổ từ Quảng Ninh cho tới mũi Cà Mau thành đường cong chữ S và bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc; chứ không nói riêng cho tộc Việt). Xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ XIV trong bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn, chính thức làm quốc hiệu nước ta từ thời Gia Long.

Việt Thường: để chỉ lãnh thổ về phía nam của Giao Chỉ, bao gồm cả Phù Nam (sau này trở thành vùng Thủy Chân Lạp).

An Nam: Vùng đất Giao Chỉ

2. Việt Nam là nghép từ hai Bách Việt và Bách Nam trong câu: " Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt". Câu nói tư tưởng trong " bản văn Sáng thế" nước ta " truyện Họ Hồng Bàng" (- mẩu chuyện tư tưởng của cả tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh hiệu chính và xuất bản vào mùa thu năm 1492).

+ Bách Nam lấy gốc từ truyện ‘ Con rồng cháu tiên’. Khi sự tương giao giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ (Trời và Người) sinh ra một bọc có một trăm quả trứng. Bảy ngày sau, cái bọc nở ra một trăm người con trai (Bách Nam), vượt lên trên muôn sinh vật của vũ trụ: không phải cho ăn, cho bú mà tự nhiên trưởng thành khỏe mạnh, khôi ngô và thông minh.

+ Nam đối nghịch với với Bắc. Nam tượng trưng vùng đất có mặt trời ban sự sống và ánh sáng. Bắc tượng trưng cho bóng tối và cõi chết (nơi cư ngụ của Đế Lai, kẻ thù của Lạc Long Quân). Phương Nam là nước Xích Quỉ, là cộng đồng của giống thần thiêng(từ Xích có nghĩa là hơi ấm của mặt trời; từ Quỉ không phải là quỉ ma mà nghĩa giống thần thiêng). Cũng là quê hương của Mẫu tổ và Lạc tổ, quê hương của con người nước ta.

+ Bách Việt: Trong truyện Con rồng cháu tiên lại có đoạn:

"Lạc Long Quân lại từ biển lên núi gặp Âu Cơ. Hai người bàn với nhau:

-Rồng với Tiên là hai dòng dõi quen sống ở hai vùng khác nhau, ta nên chia đôi đàn con, một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển. Khi nào gặp nguy hiểm thì báo cho nhau biết để cứu giúp nhau, chứ đừng quên nhau.

Thế là hai người cùng hai bầy con chia tay nhau. Kẻ lên rừng vỡ hoang trồng lúa. Kẻ xuống biển đóng thuyền đánh cá làm ăn."

Từ Việt có nghĩa là vượt qua, vươn lên, đưa lên cao... Nói cánh khác, con người thực tế trước mắt (hiện sinh), tuy mang ấn tích thần thánh trong mình, nhưng đang bị ràng buộc bởi thân phận đang gặp nguy cơ: chiều kích linh thiêng, mở ra với Lạc Tổ thì ẩn kín, tưởng như xa vời (mẹ con ở một mình), trong lúc dục vọng chỉ tìm mình, chỉ biết mình và tham lam vật này vật khác và luôn bị bóng tối và sự chết (Đế Lai, phương Bắc) kìm hãm.

Qua những phân tích trên, Bách Nam chỉ lý lịch nguyên thủy thần linh của con người nước ta (sinh ra là thần, ở chốn tiên nhân – giống như Adam và Eva sinh ra ở vườn Địa Đàng), đồng thời thể hiện chiều kích LINH THIÊNG của nhân tính ban đầu – nhân chi sơ tính bản thiện (con người sinh ra ai bẩm sinh Thiện lành, yêu chuộng hòa bình, giúp đỡ lẫn nhau.) Bách Việt có nghĩa là con người trong thực tại hiện sinh. Với đạo tâm giữ vững (" Không cần phải chạm vào đá, khắc vào ván mà rõ ràng ở lòng người ", nhưng sau Minh xâm chiếm, sách bị đốt phá...cha ông lo sợ dân ta quên mất đạo tâm nên từ Việt Nam xuất hiện từ thời này một cách ồ ạt qua tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm....), phải được chuyển đạt cho con cháu để làm động lực chiến đấu giải thoát khỏi bóng tối và sự chết (giải thoát khỏi gông cùm của Đế Lai). Nếu thành thì Bách Nam ấy cũng hàm ngụ là Bách Việt.

" Bách Nam là thủy tổ của Bách-Việt vậy." Khi cảm ứng được nghĩa làm người như thế, dân ta sẽ nhận ra mình thuộc một giống tộc Lớn, Cao cả (Hồng), ôm trọn được mọi người (Bàng). Việt Nam mang ý nghĩa sâu xa đó.

……………..

Qua phân tích trên, nên tác lấy Liên bang Việt Nam, Đại Việt chỉ là một phần tử trong đó. Đồng thời qua đây, mình muốn hỏi các bạn hai vấn đề này:

+ Sau này nếu chiếm được vùng đất khác (Châu Âu..), các bạn cho mình xin một quốc hiệu khác với Tây Sơn với Đại Việt với ạ? Sau rộng lớn hợp nhất đặt tên Đế Quốc Việt Nam được không?

+ Mình đang có ý tưởng viết song nhân vật chính: hay nôm na dành đất diễn thêm cho Nguyễn Huệ. Đặc biệt miêu tả quá trình của anh hùng dân tộc qua Tây học hỏi và chiến đấu, qua đó làm nổi bật lên sự tài năng của một anh hùng dân tộc.

Mong các bạn cho thêm góp ý.