Chương 85: Gia định

Đế Chế Đông Lào

Chương 85: Gia định

Như thường lệ, mỗi dịp đầu tháng, Nguyễn Ánh lại cùng quần thần ra ngoài, vi hành, qua đó quan sát, phát hiện vấn đề khó khăn, từ đó nha h chóng giải quyết. Và hôm nay không ngoại lệ.

.........
Từ sáng sớm, các quan đã tiến vào phủ Vương cùng nhau dùng bữa. Nhìn mọi người đông đủ, Nguyễn Ánh cừoi:

" Dạo này, sắp đến vụ giáp hạt, tình hình khó khăn. Dân chúng đang khổ cực, ta cùng các khanh không thể làm ngơ được. Bữa ăn có chút đạm bạc, mong chư vị ái khanh không chê."

" Vương lo nghĩ cho dân. Chúng thần thấy mà hổ thẹn."

"Haha. Các khanh ăn đi."

" Vâng."

Viêc vua quan ăn uống đạm bạc, cũng được thị vệ, tì nữ nhìn thấy, nhanh chóng lan truyền ra ngoài. Nhân dân nghe xong, ai ai cũng cảm thán cảm vua là người vô cùng đức độ, minh quân. Bất giác, tiếng vọng của Nguyễn Ánh ngày càng lớn.

..........

Ăn uống xong xuôi, mọi người thay lại trang phụ thường dân, từ cửa sau đi ra.

Dạo quanh phố phường, ngắm nhìn nhân dân, thỉnh thoảng nghe mọi người bàn tán khen ngợi mình, hắn nụ cười vô cùng rực rỡ.

Khi trời gần trưa, mọi người cũng đến hải vọng các, từ xa nhìn lại, Thành Bát Quái(hoặc gọi là thàng Quy) đang dần thành hình. Nguyễn Ánh không khỏi thở phào, nhìn sang phía Olivier de Puymanel (tên việt là Nguyễn Văn Tín):

" Ông Tín, với tiến độ thi công như thế này, năm sau liệu có xong."

Nguyễn Văn Tín nghe vậy vội vã thưa:

" Thưa Vương, chắc chắn rồi, cuối năm sau sẽ hoàn thành." Vẻ mặt cũng không khỏi ngẩng lên đầy kiêu ngạo. Dù sao đây cũng là công trình mà tự tay hắn thiết kế, đốc thúc thi công. Một năm rưỡi cũng đã là vô cùng kì tích.

Nghe vậy, Nguyễn Ánh không khỏi nhíu mày:

" Có thể đẩy nhanh tiến độ được không?"

Suy nghĩ giây lát, Nguyễn Văn Tín thưa:

" Về lí thuyết là có thể, chỉ cần tăng số nhân công từ 1.5 vạn lên 3 vạn, đồng thời ép tiến độ nhân công thì sẽ hoàn thành trước vụ mùa."

" Vậy được. Để ta bảo người thu xếp."

Nguyễn Ánh vừa dứt lời, đứng bên cạnh một người vội vã thưa:

" Thưa Vương, việc này cần phải xem xét kĩ, không lên quyết định như vậy được."

Nghe vậy Nguyễn Ánh không khỏi khó chịu, nhưng nhìn lại, biết người thưa là Ngô Nhân Tịnh(*), dịu giọng, nói:

" Làm sao. Ái khanh có ý kiến gì."

" Thưa Vương. Nếu làm như lời ông Tín nói thì rất có thể sẽ khiến dân chúng nổi loạn. Chúng ta muốn lấy đây làm gốc thì trước hết phải được lòng dân, như thời Thái Tổ(Nguyễn Hoàng) đã làm."

Nghe xong, Nguyễn Ánh cũng lẳng lặng.

............

Hắn biết mình không phải một người toàn tài. Luận văn thì tuy thông thao chữ nghĩa, nhưng chuyện kinh bang thì không phải một bậc hiền tài. Luận võ tuy biết một chút nhưng uy dũng không thể là thần tướng. Chính vì vậy, từ khi lập nghiệp, chống lại Tây Sơn thì Lưu Bị như một hình mẫu, tấm gương hắn noi theo. Nên bây giờ dưới trướng hắn nhân tài một đống, văn có Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức..... Võ có Nguyễn Văn Nhơn, Võ Tánh..... Và quan trọng hơn, hắn làm được hơn những người khác, là dù đứng ở ngôi vị cao nhất, nhưng vẫn hiểu được sự lăng nghe, phê bình và sự tự phê bình.
..........

Lúc sau, hắn mở miệng:

" Vậy ái khanh có kế sách gì. Cứ mỗi khi mùa màng thu hoạch, lũ Tây Sơn lại cho người xuống cướp phá, dân chúng khổ vô cùng. Ta muốn đẩy nhanh tiến độ cũng chỉ vì muốn cho dân chúng bớt khổ." Khuôn mặt lộ vẻ buồn rầu.

" Thưa vương. Tấm lòng của người, nhân dân và chúng thần đều hiểu. Nhưng việc gì đều lên xem xét mọi mặt, cái nào lợi nhất thì làm.

Về vấn đề này thì theo thần nghĩ, nên duy trì tiến độ hiện tại. Mặc dù lũ Tây Sơn cậy có tràng trận. Nhưng trong tay chúng ta cũng có đoản binh; lấy đoản chống nhau với tràng, phép dùng binh thường vẫn phải thế.

Mặt khác, tuy thiệt hại vẫn còn nhưng chúng ta có nhìn theo hướng tích cực. Qua thế giặc mà biết được hướng đi của giặc, từ đó thong thả tìm cách mà đối ứng.

Như việc quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió, như lửa.......có thể thấy kẻ chỉ huy chỉ là tên mãnh tướng, chủ lực Tây Sơn còn chưa xuống, chúng ta nhàn nhã mà chuẩn bị, dùng giặc để luyện binh.

Còn nếu nó dùng cách dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc.....thì có nghĩa quân Tây Sơn sắp kéo xuống, chúng ta cũng biết trước mà chuẩn bị, không để thụ động như những lần trước

'Khoan sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc' giống như lời Hưng Đạo Vương từng nói."

Nghe xong, hắn gật đầu, mỉm cười:

" Ái khanh đúng là cânh tay phải của ta."

Rồi nhìn Nguyễn Văn Tín nói:

" Ông cứ giữ nguyên tiến độ đó. Có gì khó khăn thông báo ta."

" Vâng."

Xong xuôi, Nguyễn Ánh cùng đám quần thần rời đi.

...........

Địa thế Gia Định là sông ngòi, biển nhiều, đồng thời thiên nhiên cực kỳ ưu đãi các sản vật và tài nguyên cần thiết như dầu cây rái, trám, sơn và đặc biệt là gỗ;

Nghe lời khuyên nhủ, Nguyễn Ánh ra sức phát triển ngành đóng thuyền, các nậu dầu rái, trám, sơn được thành lập nhằm phục vụ cho ngành đóng thuyền:

..........

Ngồi trên chiến thuyền, trôi nhẹ trên dòng sông ngắm nhìn những nậi dầu dái xanh ngát, Hắn nhìn sàn Võ Tánh nói:

" Việc đóng thuyền như thế nào. Đã đủ cho quân đội?"

" Thưa Vương, theo tiến độ thì hết năm nay có thể đóng được 40 chiến thuyền và 100 chiếc thuyền biển. Số lượng tuy khả quan, nhưng vẫn thiếu rất nhiều"

" Ừm. Có gặp vấn đề khó khăn gì không?"

" Thưa Vương. Khó khăn lớn nhất là năng suất lấy gỗ, nhất là việc kéo gỗ từ rừng Quang Hóa (Rừng Quang Hóa thuộc Tây Ninh ngày nay) ra ngoài hết sức khó khăn."

Nghe vậy, hắn quay người sang Ngô Nhân Tịnh hỏi:

" Ái khanh ngươi có nghĩ ra cách nào để tăng hiệu suất không."

Suy nghĩ lúc, Ngô Nhân Tịnh nói:

" Chúng ta có thể lợi dụng sức kéo của trâu để kéo gỗ. Trước hết xin vương mua khoảng 300 con trâu thành lập ngưu binh, chuyên phụ trách kéo gỗ. Mặt khác, sau khi vụ nông, vương sai người ra lệnh tận dụng thuê mướn lại trâu của dần để phục vụ, chỉ cần cho một giá cả hợp lí là được. Vừa tận dụng được sức lực toàn dân, lại tạo thêm công việc cho mọi người, tránh việc nông nhàn."

Nghe xong, hắn vỗ tay thật mạnh, cười lớn:

" Tuyệt. Võ Tánh ngươi theo ý quân sư mà làm."

" Vâng." Võ Tánh đáp lại, sau đó nhìn Ngô Nhân Tịnh khom người:

" Cảm ơn quân sư."

" Haha." Ngô Nhân Tịnh cười lớn.

.........

Đoàn người lại tiếp tục đi, những vấn đề khó khăn liên tục thảo luận, tìm cách giải quyết, tháo gỡ. Vua, quan gần gũi như anh em một nhà.

...........
P/s: (*): Gia Định tam gia là danh hiệu người đời tặng cho ba vị quan văn của Nguyễn Phúc Ánh là: Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh và Trịnh Hoài Đức.