Chương 29: Gặp Quang Trung(2)
Trong căn nhà nhỏ, Ngọc Như lẩm bẩm nhìn Nguyễn Long:
" Tam hợp chống thiên/ Rồng ngâm phượng múa/ Khí Nam vượng."
Nguyễn Long trầm tư:
" Có lẽ. Có lẽ."
.........
Cùng lúc, khắp nơi trong những hang cùng ngõ hẻm, hai bóng người lao nhanh về hai hướng khác nhau, nhưng cả hai đều sắc mặt âm trầm.
..........
Trên núi Quyết, huyện La Sơn, Nghệ An. Nguyễn Thiếp đang tĩnh tu thì tiếng chuông vang lên, kinh động một vùng, Nguyễn Thiếp mở mắt nhìn về phía Thăng Long, vẻ mặt đăm chiêu
" Rồng ngâm phượng múa, thánh nhân sinh thời hoặc là Lĩnh Nam xuất thế. "
Rồi cầm lấy tay nải xuống núi.
........
núi Hoành Sơn - vùng đất đại địa Quy Nhơn(Bình Định), vì có nào bút, nào nghiên, nào ấn, nào kiếm, nào chung, nào cổ, ở bên tả bên hữu. Và trước mặt, trên ba nổng gò đất, đá mọc giăng hàng giống như những toán lính đứng hầu, xa xa có long bàn hổ phục.
Trương Văn Hiến quỳ gối trước am thờ sư Trì Viễn, thưa:
" Bẩm thầy, cuối cùng con cũng đợi được, hi vọng sẽ hoàn thành tâm nguyện của người."
Rồi vái ba lạy.
.........
Núi Hoả Châu(Thanh Hoá) là một quả núi bắt đầu chạy từ núi Hàm Rồng. Thế núi tuy nhỏ, nhưng toàn là núi đá, đỉnh tròn chân thót, xa trông như một con rồng đang nhả viên ngọc lửa, lại phía tây có chùa Tiên đồng cùng động Long quang đối chiếu nhau, nhưng chính huyệt là ở chỗ miếng đá trồi trên đỉnh núi, trông như hình đứa trẻ con nên gọi là hòn đá Tiên đồng hay ngọn đá Nhi phong. Đã thế, quả núi này ở phía đông lại có cái đầm sâu, nước như xếp lụa, và đó là ngọn bút xung thiên.
Một thanh niên lười nhác, vắt chân chữ ngũ, đung đưa ngủ, bỗng mở mắt, khó nhọc:
" Đến ư." Rồi nhảy xuống lưng trâu, lùa về nhà.
...........
Các nơi cũng lần lượt diễn ra cảnh tượng như vậy.
..........
Điện Sùng Uyên, Nguyễn Toản cùng Nguyễn Huệ cả hai cũng dần khôi phục tâm trí, Nguyễn Toản mở lời:
" Huynh nên tin đệ rồi chứ, dù không có thông tin này đệ cũng tìm huynh."
Nguyễn Huệ gật đầu, nhìn Nguyễn Toản chăm chú rồi mở lời:
" Nếu việc đúng như vậy thì quả là tốt, đệ sẽ ra giúp huynh chứ. Bởi nếu có người san sẻ, huynh cũng yên tâm phần nào. Dù sao đây cũng là cơ hội lớn, huynh không muốn xảy ra sai xót."
Nguyễn Toản nghe xong lắc đầu, đáp:
" Chắc chắn đệ sẽ giúp huynh, không thì cũng sẽ không có việc đến Thăng Long lần này. Nhưng đệ cũng không ra làm quan, sẽ trói chân không được tiêu dao, vậy sống cũng có ích gì chứ? Ý đệ là như vậy. Loài người chúng ta, không kể màu da cùng sắc tộc đều phải trải qua 5 hình thái kinh tế từ thấp đến cao. Đầu tiên là công xã nguyên thủy, tiếp đến là xã hội chiếm hữu nô lệ, cho đến xã hội phong kiến, xã hội chủ nghĩa tư bản và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa.
Đất nước chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của xã hội phong kiến khi quyền hành chỉ tập trung trong tay nhà nước cùng địa chủ, xoay quanh vấn đề ruộng đến giữa địa chủ và nông dân; chính sách trọng nông ức thương cùng hệ tư tưởng Nho giáo cổ hủ và lạc hậu.
Còn bọn Tây lông đã chuyển sang giai đoạn đầu của xã hội chủ nghĩa tư bản với hình thức ban đầu là chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa thương gia, gắn liền với việc giao thương trên biển, đó là lí do các nước phương Tây lại đang phát triển như vậy.
Đệ muốn là huynh trước hết giải phóng, thống nhất và mở rộng lãnh thổ, giữ gìn an ninh đất nước. Còn đệ sẽ phát triển kinh tế cả nước, cải thiện đời sống nhân dân và cở sở vật chất đất nước."
Nguyễn Toản nói một hồi, quay lên nhìn thấy Nguyễn Huệ ngơ ngác nhìn mình, cười trừ:
" Đệ nói hơi nhiều, có lẽ để đệ nói lại."
Nguyễn Huệ gật gật đầu, chăm chú lắng nghe, Nguyễn Toản bắt đầu giảng giải.
Một lúc sau, Nguyễn Huệ vẫn ngẩn ngư, cười:
" Đệ có thể tóm tắt lại được không, ta cũng chưa hiểu lắm."
Nguyễn Toản nghe vậy, cũng không lạ, bởi nhiwxng điều đó quá mới mẻ, dù muốn tiếp nhận thì cũng phải có thời gian, không thể luôn được, cũng trách do Nguyễn Toản quá hào hứng, muốn tuôn hết những điều mình suy nghĩ ra, đáp:
" Vậy để đệ nói trước 3 điều nên làm luôn bây giờ. Lần sau đệ sẽ nói tiếp. Dù sao ban đầu đệ tiếp xúc cũng ù ù cạc cạc như huynh."
Nguyễn Huệ gật đầu: " Ừ."
Nguyễn Toản nói tiếp:
" Đầu tiên, muốn đất nước phát triển thì có nhân tài, nhưng nhân tài không phải là so với nhau những " tư tưởng nho giáo, khổng giáo" lạc hậu mà là những kiến thức về " toán, lý, hoá..." vậy phải thay đổi nền khoa cử, giáo dục, cải cách chữ viết...
Thứ hai là thay đổi cấu trúc, không lên xây thành, mà phải đập các thành đanh xây chẹn họng các tuyến đường thuỷ huyết mạch vì chúng đã nỗi thời với thời đại bây giờ, do đất nước chúng ta uốn lượn theo biển lớn, cùng hệ thống sông ngòi dày đặc, nên chỉ cần vài cái tàu sắt cùng hệ thống pháo thì chỉ cần vị trí đẹp rồi ngồi chơi nã pháo thì thành to cỡ mấy cũng chết; nếu trốn trong thành chờ viện binh thì không khác vì tự sát. Thay đó bằng đắp luỹ, đào hào. Bởi phương thức chiến tranh và phương tiện đã thay đổi. Quân đội phải thay đổi nhưng chưa cần gấp, huynh trước hết thống nhất đất nước rồi chúng ta bắt đầu thay đổi.
Thứ ba đó là mở rộng giao thương đổi sản vật lụa, gốm, sứ lấy công nghệ cùng nhân tài với bọn Tây lông, nhằm kéo ngắn nhanh nhất khoảng cách về trình độ. Nhưng phải thận trọng, cùng bàn bạc thêm, bởi bọn Tây lông cũng như Trung Quốc không phải tốt làmh để tin tưởng được. Chúng ta chỉ tin được ta."
Nguyễn Toản nói xong, ngẩng đầu, thấy Nguyễn Huệ đang chăm chua nghi chép lại lời Nguyễn Toản nói. Nguyễn Toản bất giác mỉm cười. Nguyễn Huệ có tài năng xuất chúng, nhưng chưa bao giờ ông tự kiêu, luôn luôn lắng nghe học hỏi từ cả binh lính(vụ nghiện cứu mở rộng quan hệ buôn bán sau khi nghe được lính nói). Quang Trung đúng là một vị vua có tài có đức.
Nguyễn Huệ chép xong thì trời nhá nhem tối, cất thật kĩ trang giấy, Nguyễn Huệ cười:
" Haha. Có điều đệ nói, ta mở mang rất nhiều, ta sẽ nghiên cứu, nếu không hiểu mong đệ giảng giải. Haha."
" Đệ luôn sẵn lòng." Nguyễn Toản đáp.
Rồi cả hai người khoác vai nhau, vui vẻ đi đến hồ Diên Khánh, nơi Ngô Thì Nhậm đã chuẩn bị tiệc.