Chương 180: Nguyễn Huệ ngồi tù(2)
Vừa vào đến phòng, Nguyễn Huệ trầm ngâm nhìn Hồ Thức nói:
" đi điều tra cho trẫm toàn bộ về tên đó và kẻ bị áp giải sáng nay...’
" Vâng...’
..............
Không lâu, toàn bộ thông tin đã được bầy biện. Tên xã trưởng xuất thân từ một gia đình cường hào đã có từ lâu, nhưng nhờ khôn khéo, trải qua bao biến động, gia đình đó vẫn giữ vững. Tuy không tàn ác bất nhân, táng tận. Nhưng kẻ đó vẫn luôn lợi dụng kẽ hở vơ vét thật nhiều...
Còn kẻ bị bắt, là một tên cướp, lợi dụng danh nghĩa, cướp của người nghèo chia cho người giầu. Đã tiến hành giết chóc nhiều phú hộ. Một phần đưa cho dân gạo, một phần đổ vào bài bạc. Kẻ này cũng không phải thiện lương gì.
Xem xong, Nguyễn Huệ cũng trở lại trầm mặc, lắc đầu:
" Đúng là không thể trông mặt mà bắt hình dong...."
...............
Trời tối, Nguyễn Toản đi sang nhìn thấy Nguyễn Huệ sắc mặt có khó coi, cũng nhìn lướt qua tờ giấy trên bàn, cười nhẹ:
" Đệ đã gọi người mang đồ lên. Dùng chút chứ."
Nguyễn Huệ gật đầu. Lúc sau, đồ đạc bưng lên, tên tú bà cười đon đả:
" Khách quan có cần người giúp rót rượu không.."
Nguyễn Toản cười:
" Để dịp khác, hôm nay huynh đệ ta có chút chuyện." rồi đưa qua chút bạc:
" cái này coi như tiền công."
Tú bà thấy vậy, cười tít mắt. õng ẹo rời đi.
..............
Khi còn hai người, hắn rót rượu. Nguyễn Huệ uống ực, hết chén này đến chén khác... đang định tu cả bầu, hắn vội cản, nói:
" Rượu mặc dù giúp quên sầu. Nhưng trong chốc lát. Vấn đề vẫn còn đó. Muốn giải quyết cần nhìn thẳng. Trốn tránh đâu phải tốt."
Nguyễn Huệ nghe vậy, ngưng, có lẽ thật lâu rồi mới khóc nấc nghẹn nói:
" trước đây, đệ nói ta cũng hiểu, nhận ra sai. Nhưng con người ai chả có cái tôi, ích kỷ. Ta cũng là người không là thánh nhân a.... Những chuyện đó ta muốn bình xong phía Nam, thống nhất đất nước. Rồi tập trung giải quyết, nhưng không ngờ nó lại nghiêm trọng vậy......"
Hắn gật đầu, cười mỉa nói:
" Thông tin hai kẻ đó, đệ cũng đã xem qua. Có lẽ tỉnh huống này diễn ra muôn nơi. Chả qua ta chưa gặp. Mà huynh thấy, họ từng giống ai không..." nói xong nhìn thẳng Nguyễn Huệ.
Nguyễn Huệ đang cầm chén rượu, cánh tay run run, li rơi vỡ, sát khí nổi lên.
Hắn thấy vậy, càng cười lớn:
" Chả nhẽ huynh không dám đối mặt, trả lời ư?"
Nguyễn Huệ thật lâu, tâm thần bình ổn, cười như tự giễu:
" Tên xã trưởng có một phần giống ta cùng anh trai lúc đầu ở Tây Sơn, khởi sự bởi nghiệp buôn Trầu ở chợ Kiên Mỹ; cũng lách luật kiếm lời, cũng bị nhiều kẻ đỏ mắt mà châm chọc.... Nếu không mưu mẹo, sao có sức ban đầu để khởi nghĩa.
Còn tên cướp kia, có lẽ là cái nhìn của nhiều kẻ về ta, cũng như Tây Sơn này. "
Ngập ngừng, tiếp:
" Ban đầu khởi nghĩa với khẩu hiệu ‘ Phò Hoàng tôn Dương, trừ gian thần Trương Phúc Loan’, nhưng sau giết Nguyễn Phúc Dương khi đã lật đổ Trương Phúc Loan; ‘ Phò Lê diệt Trịnh’ nhưng lại để Vũ Văn Nhậm kề bên khiến Lê Chiêu Thống sợ hãi mà cầu nhà Thanh....."
Bỗng nhiên, nói xong, cười lớn:
" Thiên hạ có mấy ai hiểu được nỗi lòng của ta. Nguyễn Phúc Dương ban đầu chúng ta gặp là kẻ nghĩ cho dân, nhưng khi thu nạp được Lý Tài (giặc cướp Tầu), nhân tâm thay đổi, hỉ nộ vô thường, giết người vô tội vạ.
Ta đã nén giận, cho một cơ hội, tự xem xét tự ngẫm lại, nhưng nhân trời tối, mang theo toàn bộ bí mật nghĩa quân chạy về Gia Định, tự tôn mình làm Định Vương. Châu Văn Tiếp, Đô Thanh Nhân từng theo về cũng phải bỏ đi... Vì dân, ta đành mang tội.
Còn nhà Lê, ta không hổ thẹn, chỉ trách Lê Chiêu Thống làm xấu mặt Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông..... tự mang voi giày mà tổ. Triều đại như thế cần gì phải tồn tại, bởi tồn tại khổ nhất vẫn là dân...."
Xong lại khóc:
" Nhưng nhìn vào, ta cũng thấy sai, ban đầu, ta khởi nghĩa, mục đích kiên quyết và kim chỉ nam đó là giúp người dân đập tan xiềng xích, không còn bất công, nhân dân bình an. Vậy mà đây, thiên hạ ta đánh đổ tạo lại, vẫn còn hiện trạng đó. Ta xấu hổ thay... Bao nhiêu nhân dân chết, để đánh đổi cho ta lên, cuối cùng ước vọng nhân dân trẫm không thể đổi. Vậy ngôi vua, giang sơn còn có ý nghĩa gì, Ta có phải quá vô dụng ư........." Nói xong, càng nghẹn ngào.
Nguyễn Toản ngồi nhìn Nguyễn Huệ bớt tâm trạng, nói:
" Những kẻ như vậy, dù như thế nào cũng sẽ sinh tồn, chúng lợi dụng kẻ hở mà kiếm lợi. Như việc tạo tín bài, đệ vô cùng đồng ý, nó có lợi cho quản lý dân cư cũng như kiểm soát tội phạm. Nhưng cũng có hạn chế, có kẻ vịn vào để kiếm lợi.
Luật tạo ra chưa hẳn phủ hợp toàn bộ, điều quan trọng là chúng ta kịp thời quan sát, lắng nghe, bổ sung lại cho phù hợp. Như tín bài, cũng không cần ai ai phải mang, chỉ cần muốn vào chợ, vào phủ quan cầu kiến, đi học phải xuất trình có là được. Dần dần tự khắc là thành thói quen.
Qua đó, chúng ta cần có hệ thống giám sát thực thi luật. Đồng thời làm vững từ cơ sở. Không thể như hiện nay là dựa vào quan lại cũ.
Thay vào đó thì cho mọi người ai thấy có năng lực thì ứng cử, thông qua người đó, dân sẽ bầu kín. Ai nhiều nhất thì giữ, mỗi ba năm sẽ bầu lại. Làm tốt thì lên, kém thì xuống. Việc kiểm phiếu phải cho cơ quan chuyên trách, thật thân tín từ trên xuống, cho mật vệ cũng được. mỗi nơi không quá lâu............"
" được..." Nguyễn Huệ gật đầu.
Sau đó hai người bàn nhiêu, phân tích thật sâu. Cuối cùng, khi tâm trạng giải tỏa, hai người cũng bình an mà ngủ.
.............
Sáng sớm, đoàn người trả phòng, định rời đi, thì Cao Ba đã đến:
" Mọi người đã lấy được chưa mà rời đi."
Nguyễn Toản không muốn quá lằng nhằng liền đưa bạc qua nói:
". cả đêm qua người nhà đã lấy. đại nhân quan tâm,."
" Haha. vậy mọi người lên đường bình an..."
" cảm tạ."
.................
Nhìn đoàn người rời đi, Cao Ba không cười, nhìn sang tú bà:
" họ đêm qua rời đi ư.."
Mụ tú bà lắc đầu:
" Không... có một kẻ ra ngoài nửa canh. còn đâu không dời bước...hôm qua còn nghe tiếng khóc, chắc có chuyện gấp, tín bài chắc chưa có"
" vậy a.." Cao Ba hờ hững đáp, rời đi. nhưng bên cạnh mấy tên lính trong lòng nhao nhao.
............
Về nhà, một tên thân cận vào thưa:
" bẩm ngài, vừa có mấy kẻ cáo ốm, rời đi, chắc chắn báo tin....... có cần ngăn lại không ạ"
" Không..."
" Nhưng như vậy, bọn chúng kiếm lời ư.."
" Ngu dốt. Không nhưng nhị hết, cứ làm theo ta...."
" vâng......."
đợi tên kia ra, Cao Ba vuốt mồ hôi......... lén rút trong tay một tờ viết nhàu nát.......
" Lần này tha, còn là chết..."
Ban đầu, hắn tưởng ai trêu đùa, nhưng khi nhận túi bạc, một hàn khí thẩm thấu, hắn tê dài. nhất là khi mở túi, bên trong là gạch, cùng tờ giấy tương tự. Hắn thầm than may. Vội vã đi thắp hương tiên tổ.
....................
Đoàn người đi, cũng lường trước, đi đến đâu cũng bị hỏi tín bài. Nhưng theo ý của Nguyễn Huệ không cần, hắn muốn trải nghiệm và hiểu hơn. Những màn vào tù ra tù lặp lại liên tục. Nhưng có nhiều nơi, mặc cho đưa tiền nhưng nhiều kẻ thấy dáng hắn ngông nghênh còn đánh, quát:
" ở đất này, bố làm vua.... hoàng đế đến tao cũng đánh..."
có kẻ khác, moi móc hết tiền, bòn rút hết, không chịu thả, còn muốn biệt giam...... Vô cùng nhiều chuyện xảy ra xung quanh tín bài.
tất nhiên bọn chúng không còn may mắn như kẻ đầu, đều nhận cái chết. Lần này là một hiệp sĩ áo vàng- do Nguyễn Toản trừ hại
ps: Tín bài: (thẻ làm tin) để thống kê dân chúng vào sổ, thẻ; giữa thẻ in bốn chữ triện "Thiên hạ đại tín" (niềm tin lớn của thiên hạ), bốn mép chung quanh thì viết họ tên quê quán của những người có thẻ và in dấu ngón tay trỏ bên trái để làm bằng cứ. Mọi người đều phải đeo thẻ ấy, gặp khi xét hỏi thì đưa ra trình; đó gọi là "tín bài". Ai không có thẻ, tức là dân lậu, sẽ bị bắt đem sung quân (bị đày đi các nơi biên giới xa xôi để làm lính thú) và bắt tội các người tổng trưởng, xã trưởng của họ.