Chương 127: " Di Quan" (Quan Mọi)
.........
Hai ngày sau.
Khi gà gáy canh năm, Nguyễn Toản mới thức giấc. Bỗng từ ngoài, một con chim câu bay tới, đậu khẽ lên vai, cầm lấy thư đọc, hắn bất giác cười. Bên trong là tin từ Đoàn Thị Điểm, nàng kể lại cuộc sống của hai mẹ con, cũng gửi cho hắn những bước phác hoạ chân dung hai người. Ngắm nhìn một lượt, hắn cẩn thận gấp, cất kĩ trong ngực, ánh mắt nhìn xa xăm, nói nhỏ:
" Hai người đợi nhé, ta sẽ mau chóng trở lại."
.............
Khi đến phủ, thấy đoàn người đông đúc, hắn khá ngạc nhiên bởi hắn tưởng chỉ có mười năm người, nhưng số người ở đây đã lên gấp nhiều lần. Hắn khẽ quay sang, như hiểu ý, Trương Năm vội vã giải thích:
" Thưa Vương gia, số lượng tăng lớn là do cần có quản tượng chăm lo hai thớt voi, tuỳ nhân phục vụ.....Những việc như vậy, không thể để các vị đại nhân làm được."
Nghe vậy, hắn gật đầu.
.........
Đúng giờ Thìn, đoàn sứ bắt đầu khởi hành từ Vân Đồn đến Nam Quan
.......
Đến ngày thứ ba, đến nơi. Hắn cho đoàn người dừng lại, cử một tên lên thông báo.
Tên lính gác đang gật gù, nghe thấy thông báo liền vội vã, chạy đi.
...........
Lúc này, trong một căn phòng xa hoa. Mấy người Phúc Khanh An, Thang Hùng Nghiệp....... đang tám chuyện.
Tên lính xông vào, quỳ gối nói:
" Thưa hai vị đại nhân, đoàn sứ Tây Sơn đã tới."
" Ừm. " Phúc Khang An gật đầu đáp, sau đó quay ra nhìn Triệu Lan nói:
" Ngươi ra trước đón tiếp, có gì ta sẽ ra sau. Trước thử thăm dò thái độ bọn chúng."
" Vâng."
.........
Trong phòng chỉ còn hai người, Phúc Khang An nhìn Thang Hùng Nghiệp nói:
" Ngươi đã suy nghĩ về lời đề nghị của ta chưa?"
Thấy Thang Hùng Nghiệp lưỡng lự, hắn tiếp:
" Ngươi cũng như ta bị đẩy ra nơi quỷ ho cò gáy này, đều là do lũ A Quế, Lưu Dung....hãm hãi. Nơi đây sao có thể sánh được với Kinh đô. Hazzz."
Thang Hùng Nghiệp nghe vậy, suy nghĩ thật lâu, xong quỳ gối:
" Thuộc hạ xin theo đại nhân. Có gì mong đại nhân nâng đỡ."
" Haha." Hắn cười lớn, sau đó đỡ dậy nói:
" Nếu đã theo phe ta. Thì chuyện này ta có căn dặn."
Ngưng lúc, tiếp:
" Việc tiếp đãi sứ lần này, vô cùng hệ trọng. Nếu không cẩn thận, có chút sai xót, bọn chúng biết được sẽ tìm mọi cách bao biện mà đổ tội lên cho chúng ta, nước xa khó cứu được lửa gần."
" Đoàn sứ đã đến, vậy chuyện này phải làm sao." Thang Hùng Nghiệp hốt hoảng hỏi.
Hắn thấy vậy cười:
" Ta đã gửi thư cho Thượng thư đại nhân(Hoà Thân), ngài nói, trước tỏ vẻ khách sáo với bọn chúng. Đoàn sứ đi đến đâu, nơi đó phải treo đèn kết hoa hoan nghênh, cung cấp kiệu, ngựa, thuyền, dân phu cần thiết. Đồng thời, ta cùng ngươi sẽ đích thân đi cùng làm bạn."
" Hừ. Có cần phải khách khí với bọn họ như vậy không ạ. Dù chúng có mạnh đến đâu, nhưng đã sang đây, thì khác nào cá nằm trong rọ."
" Ngươi..." Hắn nghe vậy, thở dài:
" Nếu không phải Thượng thư đại nhân nâng đỡ thì..."
Thang Hùng Nghiệp thấy thế, khom người:
" Hạ quan ngu dốt, mong đại nhân giảng giải."
Hắn gật đầu, nhìn ánh mắt tựa như trẻ nhỏ dễ dậy, nói:
" Bệ hạ lần này, muốn làm để thể hiện sự rộng rãi thiên triều, coi vua chư hầu như con em trong nhà. Nên chi phí lần này toàn bộ do quốc khố ra.
Mà đại nhân lại là thượng thư bộ hộ. Nên muốn kiếm càng lớn thì cần phải chi tiêu càng lớn."
Nghe vậy, Thang Hùng Nghiệp sắc mặt sáng ngời:
" Đại nhân cùng thượng thư quả là ánh mắt sáng như đuốc."
.......
Nguyễn Toản không đợi lâu, Triệu Lan đến, nở nụ cười thật tươi nói:
" Đã để quốc vương đại nhân đợi lâu. Mời đại nhân vào trong."
" Không có gì. Chúng ta cũng mới tới." Hắn đáp, sau đó cười:
" Ta đợi mọi người rồi cùng đi, phiền ngươi chỉ chỗ để ta cho người cất đồ."
" Ây...ây... quên mất. Quốc vương đại nhân thông cảm." Triệu Lan nói sau đó nhìn Triệu Hồ nói:
" Người mau nghi chép lại đồ đạc. Cho người trông coi cẩn thận."
" Vâng."
........
Triệu Hồ đi đến, nhìn đoàn sứ, lật sổ, viết hai chữ " di quan"(quan mọi) thật lớn đầy khiêu khích, Vũ Huy Tấn thấy vậy trong lòng rất bất bình nhưng chẳng lẽ mới đến lại gây gổ với người ta. Bèn đọc một bài thơ vừa thể hiện sự tao nhã, vừa thích hợp để bảo vệ quốc thể:
" Di bản tòng "cung" hựu đới "qua"
Ngô bang văn hiến tựa Trung Hoa
Thần kim khâm sứ An Nam quốc
Thử tự thư lai bất diệc ngoa.
Dịch thơ:
Di vốn là cung hợp với qua
Nước ta văn hiến giống Trung Hoa
Thần nay là sứ An Nam quốc
Viết bậy là di há chẳng ngoa?" (*)
Triệu Hồ nghe vậy, sắc mặt trắng bệch. Còn xung quanh đều nhiệt liệt hoan hô.
Nghe xôn sao, hai người quay lại, nghe xong đầu đuôi câu chuyện, hắn mỉa mai:
" Ôi! Đường đường Thiên triều mà tranh được thua với nước nhỏ."
Nghe vậy, Triệu Lan toát mồ hôi:
" Quốc Vương đại nhân bớt giận. Kẻ này thật láo xước."
Rồi nhìn tên lính đứng bên nói:
" Mang hắn nhốt vào ngục cho ta."
Triệu Hồ nghe vậy, khóc lớn
" Đại nhân, đại nhân, việc đó là do người sai khiến. Ha quan chỉ nghe lệnh."
Triệu Lan đỏ bừng tai, lao lại, đạp tới tấp, sai tên lính cũng biết ý lôi đi nhanh.
Thấy vậy, hắn lắc đầu:
" Nếu Quý quốc không tôn trọng. Thì xin phép chúng tôi quay về."
Rồi nhìn đoàn sứ:
" Thu dọn đồ lại, trở lại."
" Vâng."
Triệu Lan thấy vậy, hốt hoảng, hạ thấp tư thái nịnh nọt, nhưng hắn vẫn kiên quyết
Thấy không ổn, Triệu Lan vội vã sai tên lính đi gọi Phúc Khang An.
.........
Phúc Khang An nghe xong, hốt hoảng đi ra, trong lòng nhủ thầm: ' Mẹ nó, thằng ăn hại. Có việc nhỏ không xong. Nếu tên Quốc Vương này thái độ vẫn kiên quyết như vậy. Thì không khác gì vỗ mặt bệ hạ. Khi đó chắc chắn sẽ động binh. Mà binh quyền điều động, chắc chắn đến hắn,.....'
Đến nơi, nhìn hai hàng lính quát:
" Người đâu, lôi cả hai vào ngục cho ta."
Triệu Lan đang định giải thích thì phía sau Lý Thất ám hiệu, ngưng. Triệu Lan cúi đầu, đi theo tên lính đi ra.
......
Triệu Lan đi, Phúc Khang An nhìn Nguyễn Toản, tư thế hạ thấp, nói:
" Thật chậm trễ, khiến Quốc vương đại nhân phiên phước. Mong Quốc vương đại nhân bỏ qua. Ta đã sai người mở tiệc bên trong. Đoàn sứ cùng vào tẩy trần."
Hắn thấy vậy gật đầu, xong cười:
" Chút muỗi vo ve, không đáng bận tâm. Nếu hai người có lòng thì cũng không thể từ chối.
Sau đó đoàn sứ đi đến bữa tiệc.
.........
Nói về Triệu Lan sau khi bị áp giải vào ngục giam, nhìn Lý Thất nói:
" Tại sao, ngươi không cho ta nói lại."
" Đại nhân, người nhìn Tổng đốc nổi nóng không phải là giả cho người khác xem. Đó là thật sự." Rồi ngưng giọng tiếp:
" Đại nhân ở đây, tuy không có công lao, cũng có khổ lao, nhưng bao lần mãi mãi chỉ ở chức phó mà không lên nổi. Đó là do không có người."
" Ta cũng biết. Nhưng làm sao được. Thân cô thế cô." Triêu Lan thở dài.
Lý Thất thấy vậy cười, sau đó nghé tai vào nói nhỏ.
Triệu Lan nghe xong, sững sờ:
" Nếu đó là chuyện thật, không phải bẩm báo lên bệ hạ sao, khi đó cũng được khen thưởng.."
Lý Thất lắc đầu:
" Không được khen. Khéo lại bị trách tội vì thất trách.... Đại nhân lên suy xét kĩ. Nhiều lúc phải biết hi sinh lợi ích quốc gia đổi lợi ích bản thân."
Triệu Lan trầm tư, sau đó gật đầu
" Được. Ngươi đi sắp xếp. Tối có gì theo ta đi gặp mặt."
" Vâng."
.........
P/s: (*): phép chiết tự của chữ "di" mà quan lại nhà Thanh dùng. Chữ "di" gồm chữ "cung" và chữ "qua" hợp lại. Câu thơ có nghĩa là: Các ông coi chúng tôi là man di, nhưng di ở đây là di có sức mạnh cung và mác, chứ không phải là mọi rợ đâu, làm cho Thiên triều phải nể phục.
Bài thơ tỏ ý phản đối thái độ xấc xược của quan lại nhà Thanh, vừa cương nghị, vừa khéo léo, sâu cay mà vẫn giữ được hòa khí.