Chương 278: Quân phục mới
Áo trang bị của Cao Lỗ làm có hai loại, một loại cho bộ binh bình thường, chất vải sẽ thô, nóng hơn, các túi trang bị được may thẳng vào trong áo để giảm khả năng bị hư hại. Một loại là giành cho các lực lượng đặc biệt, hoặc cho các tướng lĩnh, sĩ quan, áo trang bị được may bằng vải tốt hơn, được may theo kiểu molle, cho phép bọn hắn có thể tùy biến vị trí đặt các túi trang bị tại những nơi thuận tiện với bọn hắn, những túi này được nối với áo trang bị bằng các dây móc khóa lại bằng khuy bấm rất chắc chắn.
Lý Anh Tú vuốt ve hai bộ áo trang bị tỏ vẻ hài lòng nói.
- May rất tốt, Trẫm ưa thích, bắt đầu sản xuất bắt đầu thay thế cho các trang bị cũ. Việc may quân phục mới đã đến đâu rồi?
Từ năm ngoái Đại Việt đã bắt đầu loại biên các loại giáp cũ, bắt đầu từ tam trọng giáp của bộ binh hạng nặng, sau đó là Minh Quang giáp cùng một số loại giáp chiến lợi phẩm, kể cả mũ đâu mâu, mũ Tứ phương bình đính cũng bị loại biên để chuẩn bị thay thế trang phục mới. Các nước vui mừng nhất chính là các tiểu quốc Bắc hải, Đại Việt phương hướng chính là mở rộng sự ảnh hưởng của mình, việc lôi kéo những nước này là điều tất yếu, bọn hắn vớ được những thứ này tựa như là vớ được vàng vậy, đồng thời cũng đem lại cho Đại Việt một bút giao dịch lên đến gần triệu quan. Không những vậy các nước lân cận vùng Bắc Hải nghe danh cũng đã từng phái sứ giả đến tỏ vẻ muốn giao hảo, mua vũ khí. Có người vui đương nhiên sẽ có người buồn. Binh lính các nước tiểu quốc mạnh lên tai họa liền trút xuống đầu đám giặc cướp, hải tặc, cúng bị quân của các tiểu vương này đánh cho răng rơi đầy đất. Sơn tặc bị vây trong lục địa chỉ có thể rửa cổ chờ chết, hải tặc may mắn chạy thoát lại quyết định dong thuyền đến Đại Việt cầu mua vũ khí, Lý Anh Tú cũng không quản người đến là ai, chỉ cần trả giá cao hắn liền bán cho, bởi vậy vùng Bắc Hải cũng trở nên nóng dần.
- Bẩm bệ hạ, bởi xưởng may chưa đi vào hoạt động nên còn chưa thể may được để thay thế, nhưng cũng đã có những nguyên mẫu mời bệ hạ thưởng lãm.
Cao Lỗ nói rồi liền gọi từ bên ngoài vào hàng chục binh sĩ. Những người này mặc trên người những bộ quân phục rất hiện đại, rất đặc biệt. Lê Phụng Hiểu và Lê Chân chưa thấy qua loại quân phục này bao giờ cũng phải há hốc mồm.
Quân phục mới chia làm ba loại, lễ phục, thường phục và chiến phục. Trước mắt chia làm bốn màu chính. Quân phục màu xanh lá cho lục quân, xanh sẫm cho hải quân, màu đen cho lực lượng Bộ quốc an, màu lục sẫm màu, ngực áo màu đỏ cho quân Túc vệ và Cảnh vệ.
Lý Anh Tú đôi mắt tỏa sáng nhìn các binh sĩ trước mặt, bọn hắn người nào cũng khôi ngô, tuấn tú, đứng nghiêm thẳng tắp như cây phi lao, bộ quân phục gọn gàng càng toát lên tinh thần, nhìn vô cùng đẹp trai.
Trần Thư nhìn lấy binh sĩ mặc quân phục của Cảnh vệ trong lòng vô cùng hâm mộ, hắn biết mình sắp đến sẽ khoác lên mình bộ quân phục này. Cảnh vệ và quân Túc vệ (tiêu binh) đều thuộc cục Cảnh vệ của Trần Thư, những Cảnh vệ thường xuyên xuất hiện bên cạnh của nguyên thủ nên diện mạo yêu cầu phải vô cùng gọn gàn, mạnh khỏe, nhưng không được kém phần trang trọng. Lý Anh Tú lựa chọn cho bọn hắn một mẫu quân phục của tiêu binh Hùng quốc, gồm áo vest cổ ôm sẫm màu, trước ngực lại là màu đỏ, có hai hàng nút màu vàng chói lọi được xếp đối xứng hai bên thân người, quần âu phẳng phiu, ống quần bỏ vào trong một đôi ủng cổ cao, thặt lưng màu vàng in hình Tiêu Đồ càng tôn lên quyền lực của triều đình, mũ thay đổi thành mũ Kepi kiểu của Hùng quốc trong thời Xô Viết, trên mũ đính một ngôi sao vàng, bên hông đeo một thanh gươm chuôi đen, phần bảo vệ màu vàng khảm hình một con Nhai tệ, một bên khác lại mang một thanh súng ngắn, sau lưng mang một túi đựng đạn. Bởi nhiệm vụ của Cảnh vệ là bảo vệ yếu nhân, xuất hiện trước công chúng nên trang bị cũng không cần quá nhiều, quân phục cũng chỉ có mỗi một bộ này mà thôi.
Ngược lại Lục quân và Hải quân lại nhiều hơn. Lễ phục của lục quân là một bộ âu phục, áo vest cổ cao màu đỏ in hình bông lúa màu vàng, hai bên là cầu vai thể hiện quân hàm, thắt lưng màu vàng, mũ kepi tương tự như cảnh binh. Lễ phục của sĩ quan cấp cao của Lục quân và Hải quân giống nhau, chỉ là lục quân màu xanh, hải quân lễ phục màu đen, bên ống tay tay áo lại có thêm các đường chỉ thêu màu vàng, một vòng là Chuẩn đô đốc, hai vòng là Phó đô đốc, ba vòng là đô đốc. Lễ phục của binh lính hải quân Lý Anh Tú lại chọn bộ lễ phục trắng huyền thoại của hải quân Việt quốc hiện đại, chỉ là công nghệ nhuộm chưa thể nhuộm vải thành màu sọc xanh sọc trắng nên Lý Anh Tú buộc phải thay đổi yếm sau lưng của quân phục phải đổi thành màu đen, đây cũng trở thành chiến phục của những binh sĩ Hải quân. Ngoài ra lễ phục còn chia thành mùa hè và mùa đông, mùa đông binh sĩ và cả sĩ quan đều được cấp phát thêm một áo măng tô đồng màu, đội mũ Ushanka.
Thường phục của Hải quân và lục quân cũng chỉ là thêm áo telnyashka, lục quân màu xanh lá, Hải quân màu lam. Chiến phục của lục quân thay chiến phục cũ là áo giao lĩnh và quần bố, bên ngoài mặc áo giáp thành áo dạ dài tay rộng rãi, quần ống rộng bỏ vào trong một đôi bốt cổ cao, cổ cáo bẻ rộng thông thoáng, bên ngoài mặc thêm áo trang bị, đầu đổi thành nón sắt tựa như lính Anh trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chỉ là vành mũ rộng hơn. Dù sao đối mặt với kẻ địch dùng cung tên vành mũ rộng sẽ tăng khả năng bảo vệ cho binh lính, đồng thời cũng tăng khả năng che nắng, che mưa. Lính thủy quân lục chiến biên chế thuộc Hải quân nhưng chiến phục vẫn là theo lục quân.
Cuối cùng là lực lượng cảnh sát (thành quản đại đội) của Bộ quốc an. Bọn hắn được mặc thống nhất ăn mặc áo sơ mi trắng, thắt cà vạt đen, mũ kepi màu đen, quần tây đen, bên ngoài khoác thêm một vest đen. Thắt lưng da có gắng thêm túi đựng súng và đạn cũng bằng da. Vũ cảnh (Cẩm Y vệ và quân Thiết Đột) được trang bị thêm vest chiến thuật của lục quân, có thêm súng kíp. Còn lực lượng đặc biệt như Ám bộ, Thiên Long vệ thì không có, Công bộ không xen được vào việc trang bị của bọn hắn.
Lý Anh Tú nhìn thấy những bộ quân phục này rõ ràng rất cao hứng không khỏi khen ngợi Công bộ một trận. Xong rồi hắn mới lấy ra hai bản kỹ thuật đồng hồ bỏ túi và máy gieo hạt giao cho Cao Lỗ nói.
- Đem về để Công bộ thử một chút. Đồng hồ Công bộ có thể thử nghiên cứu biến thành đồng hồ đeo tay, chế tạo được liền thuê nhân công tự lập xưởng. Máy gieo hạt lợi ích quá lớn, Công bộ tìm kiếm thương nhân tài trợ thử nghiên cứu chế tạo. Sớm ngày đưa ra sản phẩm bán cho nông dân.
Sở dĩ Lý Anh Tú nói như vậy vì đồng hồ với công nghệ chế tạo hiện tại chắc chắn là sa xỉ phẩm, hướng bán ra là nước ngoài, phải qua những thương hội, thương đoàn lớn như tập đoàn quốc doanh mới có thể. Máy gieo hạt giá cả đương nhiên cũng không rẻ, nhưng nó sẽ làm tăng năng suất cho nông nghiệp, có thương nhân tham gia vào chi phí nghiên cứu ra sẽ giảm xuống, giá thành sản phẩm cũng hạ, tuy tiểu nông không thể mua được nhưng điền trang hoặc các phú nông tuyệt đối có thể mua được máy này.
Giao xong việc cho Cao Lỗ Lý Anh Tú mới hỏi đến Lê Bá Ngọc.
- Việc sản xuất báo chí thủ tướng đã nói với khanh rồi đúng không?
Lê Bá Ngọc gật đầu nói.
- Bẩm bệ hạ, thủ tướng đã giao nhiệm vụ xuống, nhà xưởng đã xây dựng xong, tuyển công nhân cũng hoàn tất, phóng viên cũng đã tuyển và đang huấn luyện, chỉ còn chờ công nghệ tạo giấy từ bệ hạ.
Nhà xưởng là nhà xưởng tạo giấy và xưởng in, lúc này cũng đã có công nghệ in chữ rời, có thể tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên. Lý Anh Tú liền giao cho hắn kỹ thuật tạo giấy nói.
- Đây là kỹ thuật tạo giây, khanh cứ làm theo hướng dẫn bên trong liền có thể. Trẫm đặt tên cho tờ báo là Thăng Long nhật báo. Trẫm thực mong chờ số báo đầu tiên đây.
Sở dĩ đặt là Thăng Long nhật báo vì phạm vi hiện tại mới chỉ thí điểm quanh Thăng Long mà thôi. Lý Anh Tú cũng không mong báo chí có thể đem lại quá nhiều lợi nhuận. Dù sao chi phí bỏ ra cho một tờ báo cũng không hề rẻ, trong khi đó sức mua Lý Anh Tú còn chưa xác định được. Hắn kiếp trước biết quá nhiều người thà chờ người ta đọc báo xong mới xin mượn đọc lại chứ không thèm bỏ tiền ra để mua đây.
==============================++
Đừng hỏi vì sao ta lại chọn đa số là quân phục Nga. Bởi vì tác là một fan cuồng Nga Ngố và chê quân phục Việt xấu bỏ xừ (trừ tiêu binh và hải quân ra).
Like page Cá Ướp Muối để liên hệ với tác.