Chương 26: Đô Hồ Đại Vương và Lữ Thừa Tướng
"Triệu hoán".
"Đinh, ký chủ thành công triệu hoán Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu".
Phạm Tu: Danh tướng, khai quốc công thần nhà Tiền Lý, được hậu thế suy tôn là thủy tổ của họ Phạm tại Việt quốc. Tư chất (SS). Mang theo kỹ năng: Thống binh, huấn luyện bộ binh.
Lý Anh Tú vui mừng quá đổi, không ngờ lần này lại triệu hoán ra một danh thướng ngưu B nhất thời Tiền Lý. Ngoài sáu mươi tuổi vẫn theo Lý Bí khởi nghĩa, đánh bài quân Bắc, làm phục Lâm Ấp ở phía Nam. Danh tướng thời Tiền Lý có rất nhiều, nổi bậc cũng có những cái tên Phạm Tu, Lý Phục Man, cha con Triệu Túc,… nhưng Lý Anh Tú vẫn yêu thích nhất là Phạm Tu rồi. Đọc lịch sử đến đoạn Phạm Tu bảy mươi tuổi, thành Tô Lịch bị vỡ Phạm Tu vẫn tử chiến đến cùng làm Lý Anh Tú xúc động không thôi. Không ngờ lúc này lại có thể mang Phạm Tu đến dị giới.
Từ trong bệ đá cổ đi ra là một người trung niên vóc người khôi ngô, vạm vỡ, da thịt ngăm đen, cơ bắp cuồng cuộn, xăm trên người hình rồng hoa văn, gương mặt như đao gọt, đôi mắt kiên nghị khí khái, chồm râu dưới cằm được cắt tỉa rất gọn gàng. Đây chính là Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu.
- Lão thần Phạm Tu bái kiến Việt vương.
- Tu tướng quân miễn lễ, miễn lễ. Tướng quân có thể đến đây với ta chẳng khác nào như hổ thêm cánh, Đại Việt càng có thêm một rường cột nước nhà.
Lý Anh Tú vội vàng nói. Phạm Tu khiêm tốn nói.
- Việt vương quá khen, lão thần tuổi đã cao nhưng cũng nguyệt góp hết sức mình vì nước Việt.
Lý Anh Tú hơi thắc mắc hỏi.
- Tu tướng quân không biết năm nay đã bao nhiêu tuổi.
Phạm Tu thầm tính toán nói.
- Bẩm Việt vương, lão thần năm nay đã sáu mươi sáu.
Lý Anh Tú a một tiếng, nhìn vẻ bề ngoài người ta cũng sẽ nghĩ Phạm Tu nhiều lắm cũng là bốn mươi tuổi mà thôi, không ngờ đã ngoài sau mươi. Nhưng không phải nhân vật hệ thống triệu hoán ra là ở thời kỳ đỉnh phong sao.
"Đinh, hệ thống triệu hoán danh nhân chỉ gọi ra danh nhân khi ở thời kỳ đỉnh phong. Ở tuổi sáu mươi lăm tuy sức lực sẽ không bằng thời kỳ trai tráng nhưng Phạm Tu mạnh ở hai kỹ năng Thống binh và luyện bộ binh, nên ở tuổi sáu mươi sáu Phạm Tu đạt mức đỉnh phong về tài thống binh, đánh trận và huấn luyện binh sĩ".
Hệ thống ngay lập tức giải đáp cho Lý Anh Tú rõ. Lý Anh Tú âm thầm gật đầu, giống như Cao Lỗ tuy cũng là bậc đại thần dưới triều An Dương Vương, cũng rất khỏe mạnh, thiện chiến nhưng dựa vào kỹ năng thời kỳ đỉnh phong của Cao Lỗ cũng không phải lúc trẻ mà là ở tuổi trung niên, khi Cao Lỗ tạo ra được Liên Châu nỏ. Phạm Tu thời kỳ đỉnh phong về thống binh và luyện binh chính là năm sáu mươi sáu, khi đó ông tham gia khởi nghĩa với Lý Bí và nhanh chóng trở thành trụ cột của triều Tiền Lý.
- Hiện tại nước ta các bậc đại tướng cũng chỉ có Cao Lỗ tướng quân và Lê Chân tướng quân, đang lúc thiếu người trầm trọng, lão tướng quân đến thật là phúc của Đại Việt. Tiếc là hai vị tướng quân còn phải quản lý hai vùng đất khác còn không có mặt ở Cổ Loa nên lão tướng quân vẫn chưa thể gặp được.
Lý Anh Tú đã biết tuổi của Phạm Tu liền thay đổi xưng hô tỏ vẻ tôn kính. Phạm Tu cũng than thở nói.
- Thật không ngờ có thể gặp các bậc tiền hiền, thực sự là may mắn của lão thần.
Ở dị giới này trong những người triệu hoán đến Phạm Tu không thể nghi ngờ là cao tuổi nhất, nhưng trong lịch sử Cao Lỗ và Lê Chân còn trước thời kỳ của Phạm Tu cả mấy trăm năm, gần như chỉ là tồn tại trong truyền thuyết.
- Tướng quân chờ một lát, chúng ta vẫn còn chờ đợi một người nữa đến, biết đâu lại là người quen của tướng quân.
Lý Anh Tú cười nói. Phạm Tu cũng đầy hi vọng nói.
- Nếu Tinh Thiều có thể đến thi thật tốt.
Lý Anh Tú mỉm cười, Tinh Thiều cũng là bậc danh nhân của nhà Tiền Lý giỏi về văn trị, quan hệ của Tinh Thiều và Phạm Tu rất tốt, nhưng cuối cùng hai người đều tử trận ở thành Tô Lịch. Lý Anh Tú lần này thực sự cảm thấy nhân tài dưới trướng mình thật thiếu nên quyết định xuất huyết một lần.
"Đinh, xác định tiêu hao một trăm điểm chiến công triệu hoán?"
"Triệu hoán".
Lý Anh Tú âm thầm đau lòng không thôi, trong nháy mắt điểm chiến công bị tiêu hao gần một nửa.
"Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán đến Lữ thừa tướng Lữ Gia".
Lữ Gia: Tên hiệu là Bảo Công làm thừa tướng bốn đời vua của triều Nam Việt. Mang theo kỹ năng: Nội chính.
Lữ Gia không quá nổi tiếng, có nhiều người Việt còn không biết đến ông nhưng Lý Anh Tú lại biết đôi chút, dù sao con đường hắn ở là mang tên ông đấy. Lữ Gia tên hiệu là Bảo Công, sinh ra ở huyện Lôi Dương, quận Cửu Chân nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa. Là người Việt nhưng có tài nên được vua Nam Việt là Văn Vương gọi vào triều trở thành tể tướng nhà Triệu. Sau khi vua Minh Vương mất, Ai Vương lên ngôi, mẹ Ai Vương là Cù thái hậu vốn là người Hán quyết định thần phục nhà Hán đem nước Nam Việt hai tay dâng lên. Lúc đó Lữ thừa tướng đã bảy mươi tuổi, có uy vọng trong triều, được lòng dân chúng đã nói với người trong nước.: " Vua còn nhỏ tuổi, thái hậu vốn là người Hán, lại cùng sứ giả nhà Hán dâm loạn, chuyên ý muốn nội phụ với nhà Hán, đem hết đồ châu báu của Tiên vương dâng cho nhà Hán để nịnh bợ, đem nhiều người đến Trường An rồi bắt bán cho người ta làm đầy tớ, chỉ nghĩ mối lợi một thời, không đoái hoài gì đến xã tắc họ triệu và lo kế muôn đời".
Sau đó Lữ Gia quyết định làm binh biến giết Cù thái hậu và Ai vương, lập con lớn của Minh Vương là Kiến Đức vốn có mẹ là người Việt lên ngôi làm Thuật Dương Vương. Vua Hán tức giận đem quân xâm lược bị Lữ Gia lấy quân phục kích đánh bại. Nhưng một năm sau đại quân Hán lại kéo sang, Lữ Gia thế yếu bị đánh bại, bị bắt và giết cùng với Triệu Vương.
Lữ Gia là một người tài giỏi của nước Việt, lúc làm quan ông được lòng dân hơn cả vua, một lòng không chịu thần phục nhà Hán. Sau này chết đi còn được nhân dân rất nhiều nơi của nước Việt tôn thờ.
Lại nói đến nhà Triệu có thể nói là một triều đại mà "nội không đau, ngoại không thương". Sử cũ của nước Việt thừa nhận nhà Triệu là một triều đại chính thống của Việt quốc, nhưng đến hiện đại bởi vì mâu thuẫn với Bắc quốc mà Triệu Đà lại là người Bắc nên nhất quyết không thừa nhận địa vị của họ Triệu, trong khi sử của Bắc quốc cũng không thừa nhận Nam Việt là một triều đại của mình, phải nói rằng nhà Triệu tình huống không biết là nên khóc hay nên cười nữa đây.
Từ trong bệ đá cổ, một lão nhân trong bộ quần áo thư sinh màu đen đầu đội kim quan bước ra. Lữ Gia khom người cúi chào Lý Anh Tú.
- Lão thần bái kiến Việt vương.
- Lão thừa tướng miễn lễ, ngài có thể đến thật đúng lúc, là phúc của Đại Việt.
Lữ Gia nói.
- Lão thần không dám nhận, Việt vương có thể gọi lão thần là Bảo Công là được.
Lý Anh Tú cười nói.
- Lão thừa tường tướng đừng quá khiêm tốn. Lại đây ta giới thiệu với ngài. Đây là Phạm Tu tướng quân. Cách thời đại của ngài năm trăm năm. Đừng nhìn Phạm Tu trẻ như thế nhưng thật ra hắn đã sáu mươi sáu tuổi rồi.
Phạm Tu liền bái chào Lữ Gia nói.
- Kính chào lão thừa tướng. Xem chừng ngài lớn tuổi, ta có thể gọi ngài là Lữ đại ca đi.
Lữ Gia mỉm cười nói.
- Không dám nhận, ta vẫn là gọi tướng quân một tiếng Phạm đại ca đi. Tiểu đệ năm nay mới chỉ sáu mươi tuổi.
Lý Anh Tú trợn tròn mắt. Phạm Tu tưởng như bốn mươi lại là sáu mươi lăm, Lữ Gia nhìn tưởng đến bảy mươi lại chỉ có sáu mươi tuổi. Thiên lý ở đâu a.
Cũng không thể trách, dù sao hai người là ở hai vị trí khác nhau. Phạm Tu là tổng binh quản quân đội, sinh ra vốn đã là lực sĩ nổi tiếng khắp vùng, đến năm sáu mươi sáu tuổi vẫn còn ra trận đánh Nam dẹp Bắc, ngược lại Lữ Gia cũng chỉ là thư sinh, chủ lo nội chính, bình thường suy nghĩ rất nhiều vấn đề nên nhanh chóng già cả. Các vị lãnh đạo sau này lên ghế rồi không phải cũng nhanh chóng già đi không đúng sao, chỉ là bụng cũng mập ra hơn mà thôi.
-------
Ngày mai ta về quê bơm máu:))