Chương 348: Cuộc Chạy Đua Vào Vũ Trụ (Phần 1)

Vạn Biến Hư Ảo

Chương 348: Cuộc Chạy Đua Vào Vũ Trụ (Phần 1)

Chương 348: Cuộc Chạy Đua Vào Vũ Trụ (Phần 1)

Sự kiện Mặt trăng dẫn tới không ít người chú ý, nhưng đa phần đều thuộc về giới cao tầng. Còn người bình thường thật cũng không quá chú trọng, đặc biệt là trong thời điểm cơn sốt công nghệ đang lên như hiện nay, tất cả mọi người vẫn còn đang chìm đắm trong mua sắm và trải nghiệm đâu.

Mặc dù tin tức các robot thăm dò của Thịnh Thế bị hủy được một số đối tượng cố ý lan truyền ra, nhưng chẳng những không khiến người dân chê trách Thịnh Thế, mà ngược lại còn vì đó mà đẩy mạnh chi tiêu, hy vọng chút tích cóp của mình giúp Thịnh Thế vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Không lâu sau sự kiện này, người đại diện phía Thịnh Thế cũng đã tổ chức một buổi họp báo, công bố tóm tắt hành trình thăm dò Mặt trăng.

Theo phát ngôn đi ra, mọi người thế mới biết Thịnh Thế mặc dù tổn thất hàng tỉ USD, nhưng cũng không phải là không có thu hoạch gì. Ít nhất, các dữ liệu của Mặt Trăng thu thập đã tương đối đầy đủ để phục vụ công tác chinh phục hành tinh này.

Đúng vậy, là chinh phục hành tinh chứ không chỉ đơn thuần thăm dò và khai thác tài nguyên.

Quả bom được ném ra vào cuối buổi họp báo tưởng chừng không hấp dẫn, cuối cùng lại dẫn nổ rất nhiều tạp chí và truyền thông trên khắp thế giới.

Giấc Mơ Chinh Phục Mặt Trăng Cuối Cùng Cũng Thành Hiện Thực?

Thịnh Thế Tìm Ra Cách Chinh Phục Mặt Trăng!

Mặt Trăng Ngôi Nhà Thứ Hai Của Nhân Loại!...

Đủ các loại giật tít điên cuồng lan tràn khắp nơi.

Cùng lúc đó, trên mạng lập tức hỗn loạn, mọi người châu đầu ghé tai bàn luận tới nhiệt huyết sôi trào. Nếu thật thành công, đây sẽ là cột mốc lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại a....

Dương Tuấn Vũ cảm thấy dư luận nhộn nhịp cũng không tỏ ra bất ngờ. Kể từ khi nhân loại biết đến sự sống ngoài vũ trụ thông qua sự kiện Xenomorph, con người bắt đầu chú ý hơn tới các sự kiện liên quan tới vũ trụ. Cũng chính vì thế mà trong mấy năm qua, biểu tượng sức mạnh mới của các quốc gia không chỉ dừng lại ở tăng lên quy mô quân sự, mà còn là cuộc chạy đua vào không gian.

Chạy đua vào vũ trụ hay cuộc chạy đua vào không gian cũng không phải là lần đầu tiên xuất hiện. Nó từng là cuộc cạnh tranh thám hiểm vũ trụ gay gắt giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, kéo dài từ năm 1955 đến năm 1975. Mục đích chủ yếu của hai quốc gia ở thời điểm đó chính là thám hiểm không gian bằng vệ tinh nhân tạo và việc đưa con người lên Mặt Trăng.

Cuộc chạy đua vào vũ trụ chính thức bắt đầu sau khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik-1 lên quỹ đạo vào ngày 4 tháng 10 năm 1957.

Ở Liên Xô, vụ phóng Sputnik và chương trình thám hiểm vũ trụ kế tiếp đã thu hút được sự ủng hộ của công chúng. Đối với một đất nước chỉ vừa hồi phục sau chiến tranh đó là một điều quan trọng và đầy khích lệ để thấy được sức mạnh khoa học kĩ thuật trong thời đại mới.

Trước sự kiện Sputnik, Hoa Kỳ tin rằng họ là cường quốc số 1 thế giới trong mọi lĩnh vực kỹ thuật.

Nhưng Sputnik xuất hiện giống như một cái tát giáng thẳng vào sự kiêu ngạo và ảo tưởng của người Mỹ.

Trong giai đoạn chiến tranh lạnh căng thẳng, Hoa Kỳ không muốn hình tượng của mình trong lòng đồng minh sụt giảm, vì thế, chính phủ Mỹ lập tức bắt đầu tìm biện pháp đối phó.

Nhưng các biện pháp ấy còn chưa đem lại hiệu quả gì thì Liên Xô tiếp tục thành công trong việc đưa lên không gian một vệ tinh viễn thông nặng 184 pound và ngay một tháng sau, lại phóng thêm một tên lửa nặng nửa tấn mang theo chó Laika lên vũ trụ.

Từng cú đánh mặt liên tiếp hạ xuống bắt buộc Hoa Kỳ phải cấp thiết tiến hành các hoạt ở tầm cỡ quốc gia.

Chỉ trong một năm, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Giáo dục Quốc phòng, một chương trình giáo dục liên bang có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử của quốc gia này. Đạo luật này đã cho phép chi ra hơn 1 tỷ đô la cho các cải cách giáo dục khác nhau, bao gồm việc xây dựng thêm nhiều trường mới, các học bổng và các khoản tiền cho mượn để các học sinh giỏi có thể học lên cao hơn, những cố gắng mới trong giáo dục ngành nghề để đáp ứng những nhu cầu về nhân lực của ngành công nghiệp quốc phòng, và nhiều chương trình khác.

Đi cùng với đào tạo thế hệ tương lai, Hoa Kỳ cũng tích cực ném tiền vào nghiên cứu chế tạo vệ tinh và thiết lập ra một cơ quan quản trị hàng không và không gian quốc gia mới mang tên NASA. Khi mới bắt đầu hoạt động vào 1 tháng 10 năm 1958, NASA chỉ gồm có 4 phòng thí nghiệm vào khoảng 8000 nhân viên, ngân sách chi hàng năm là 5 tỷ đô la.

Kết quả đạt được cũng khiến Hoa Kỳ thoáng thở nhẹ một hơi. Gần bốn tháng sau vụ phóng Sputnik 1, Hoa Kỳ đã tiến hành phóng vệ tinh đầu tiên Explorer I. Đương nhiên, che giấu phía sau nó là hàng loạt vụ phóng vệ tinh tại Trạm không quân Cape Canaveral thất bại tiêu tốn một số tiền khổng lồ.

Vốn dĩ giữ vững ưu thế đi đầu, Liên Xô hoàn toàn có thể chơi ngang tay với Mỹ. Nhưng đúng lúc này, các vấn đề tổ chức, đặc biệt là tranh đấu trong nội bộ ở Liên Xô cũng dần lộ ra. Trái với thành công của việc phóng vệ tinh Sputnik 1, Liên Xô lại không cho rằng việc thành có cơ quan tương ứng với NASA là điều cấp thiết.

Hậu quả là quá nhiều vấn đề chính trị được đưa vào trong khoa học. Việc không thành lập một tổ chức chuyên trách khiến xuất hiện vô số ý kiến cá nhân ở đủ Bộ, Viện đã trở thành hòn đá cản đường, liên tiếp làm chậm đi tiến bộ của Liên Xô.

Mỗi tổng công trình sư Liên Xô đều bảo thủ, luôn bảo vệ ý tưởng riêng của họ, không chỉ vậy còn cố gắng tìm kiếm người bảo trợ trong Đảng Cộng sản Liên Xô.

Không ai nghe ai, dẫn tới vào năm 1964, giữa các công trình sư khác nhau, Liên Xô phát triển một lúc khoảng 30 chương trình khác nhau cho các tên lửa phóng và thiết kế các tàu vũ trụ.

Đặc biệt khi Korolyov, một nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế tên lửa hàng đầu giúp Liên Xô vững vàng đè ép Hoa Kỳ ở mảng khoa học vũ trụ ở thời điểm bấy giờ bất ngờ qua đời, các chương trình không gian của Liên Xô lập tức trở nên trì trệ hơn, cuối cùng chỉ có thể cố gắng theo đuổi sự tiến bộ vượt bậc của Hoa Kỳ.

Sự kiện đáng nói nhất cuối cùng của Liên Xô có lẽ tổ chức lại chương trình không gian năm 1974, tạo ra chương trình Energia để cạnh tranh với chương trình tàu con thoi của Mỹ với tàu con thoi Buran.

Nhưng ở thời điểm đó, chính quyền Liên Xô đã suy yếu thấy rõ, cách tổ chức của họ trở nên không hiệu quả và ngân sách cũng không còn đủ đầy như trước đã làm họ mất đi lợi thế ban đầu trong cuộc chạy đua.

Giá thành của cuộc chạy đua vũ trụ đi kèm với cuộc chạy đua vũ trang là hết sức khổng lồ, với hệ thống chính trị khủng hoảng, kéo hệ thống kinh tế Liên Xô lập tức rơi vào khủng hoảng cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, trở thành một trong những yếu tố then chốt dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô.

Trái ngược với Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ đi sau nhưng vượt trước, điển hình là chuyến hạ cánh lên Mặt Trăng của Apollo 11 vào ngày 20 tháng 7, năm 1969, được coi là đỉnh cao của thành công của NASA. Thành công này giúp Hoa Kỳ vươn qua Liên Xô trở thành cường quốc số 1 về hàng không vũ trụ, đồng thời cũng đem đến sự thán phục của nhân dân toàn cầu, bất chấp Mỹ phải ném vào dự án này khoảng 20 đến 25 tỷ đô la. Số tiền mặc dù rất lớn ở thời điểm những năm 69, nhưng để củng cố vững chắc vị thế số 1 về mọi mặt của kinh tế, quân sự và cả khoa học kỹ thuật cũng coi như đáng giá.

Từ thời điểm đó, thế giới bắt đầu có những nhận thức mới.

Cuộc chạy đua vào vũ trụ theo sự sụp đổ của Liên Xô đã tạm lắng lại.