Chương 21: Tinh Thần Dân Tộc

Vạn Biến Hư Ảo

Chương 21: Tinh Thần Dân Tộc

Trấn an cha mẹ xong, Vân Tú lấy quyển sổ nhỏ nhanh chóng ghi thêm một chút vào đó, cất đi, rồi nói:

- Cha mẹ nói đúng. Người nông dân vốn đã là tầng lớp khó khăn nhất, và cũng thấp cổ bé họng nhất, tiếng kêu không thấu trời xanh. Mặc dù lãnh đạo có quan tâm, nhưng chữa ngọn không bằng chữa gốc. Cái mấu chốt của vấn đề chính là ở chỗ họ thiếu kiến thức, nhẹ dạ cả tin. Nỗi khúc mắc này con và chồng đã từng có lần bàn bạc với nhau rồi, hiện tại mặc dù không có anh ở đây, nhưng một mình con có lẽ cũng đủ khả năng thực hiện rồi.

- Hai đứa định làm gì? Nếu được cha sẽ giúp đỡ.

- Ừ, mẹ tham gia có được không?

- Lâu rồi mẹ cũng không về bên nhà, ruộng để bà con hàng xóm cày cấy nhưng vẫn luôn thấy nhớ. Nếu có gì cần, mẹ có thể giúp thuyết phục mọi người cho.

Không ngờ cha mẹ đã có tuổi nhưng lại nhiệt tình như thế, Vân Tú cười nói:

- Mọi người nếu đã muốn tham gia thì cũng được thôi, nhưng việc này không phải chỉ mấy người chúng ta mà xong được. Con sẽ huy động thêm nhân viên, đồng thời tìm cách liên hệ với bên Bộ nông nghiệp để xin phê duyệt. Nếu được thì làm đồng bộ, không được thì chúng ta cứ tìm cách cải tiến từng khu vực nhỏ một, trước mắt là Vĩnh Hà và Yên Phú.

Thấy mọi người gật đầu, mắt chăm chú nghe mình nói, Vân Tú lấy ra một tờ giấy A4 rồi viết viết lên, tay vừa chuyển, miệng vừa phân tích:

- Là vậy. Con muốn xây dựng mô hình khu nuôi trồng dạng trang trại quy mô cỡ vừa và cỡ lớn. Những gia đình có ruộng sẽ tập hợp lại với nhau, lợi nhuận sẽ chia theo diện tích đất sở hữu, họ vẫn sẽ tham gia nuôi trồng, nhưng sử dụng các loại máy móc hiện đại. Người lãnh đạo sẽ là người của Bộ- Cục Nông nghiệp, hoặc các nhà kinh doanh... chỉ cần có đủ năng lực và trách nhiệm là được.

Làm quy mô công nghiệp như vậy, nhà nước sẽ dễ kiểm soát giá, sản phẩm sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi cũng được giám sát và quản lý chặt chẽ để các sảm phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn vệ sinh - an toàn thực phẩm, hoàn toàn có đủ khả năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế, giá cả và chất lượng cạnh tranh tốt với các mặt hàng nước ngoài.

Biến ngành nông nghiệp không phải chỉ đủ cung đủ cấp, còn thừa một phần xuất khẩu mà trở thành một mũi nhọn xuất khẩu chính, đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu bền vững, giúp người canh tác, nuôi trồng nông nghiệp đủ chi tiêu cho cuộc sống và hướng tới dư giả, có của ăn của để.

Giang Tấn xoa cằm:

- Vấn đề này không phải chưa từng được nêu ra, nhưng thuyết phục thành công lãnh đạo lại chưa thấy. Cái chính vẫn là các doanh nhân, doanh nghiệp không đủ khả năng bao thầu nhiều đất đai như vậy, chưa kể nuôi trồng xưa nay vẫn phụ thuộc mùa màng, thời tiết, bệnh dịch, vì thế, làm lớn rất có thể dẫn tới thất thu thậm chí là phá sản. Không ai dám mạo hiểm ôm một thứ mong manh, không quá chắc chắn như vậy.

Vân Tú gật đầu đồng ý, nhưng cô lại hỏi ngược lại cha mình:

- Theo cha, chuỗi nhà hàng Tuyết Yên làm ăn thế nào?

Giang Tấn cười tự tin:

- Rất tốt.

- Vâng. Cha thấy các khu trồng hoa màu và chăn nuôi áp dụng công nghệ tiên tiến của chúng ta thế nào? Có dễ bị tác động bởi thời tiết, bệnh dịch?

- Công nghệ của chúng ta rất tuyệt, cha chưa bao giờ có thể nghĩ rằng một tháng không nắng, trời luôn mưa tầm tã mà đất trồng và hoa màu không bị ảnh hưởng. Hệ thống chiếu sáng tốt, hệ thống thoát nước, hệ thống giữ độ ẩm cho đất đều rất xuất sắc. Có rất nhiều các nhà kinh doanh trong và ngoài nước tới tham quan và thử về mày mò áp dụng, nhưng đều phải quay lại ngỏ ý muốn mua các loại máy móc này nhưng cha không đồng ý bán.

Còn bệnh dịch thì cũng dường như không có, không khí, nước được lọc và kiểm tra liên tục trong ngày, vật nuôi cũng được định kỳ tiêm chủng, khám và điều trị bệnh rất tỉ mỉ.

Này, con đừng nói sẽ mang công nghệ này phổ cập ở các khu doanh trại trên khắp cả nước chứ? Cài này... cái này... liệu có ổn không?

Vân Tú chợt hỏi:

- Cha nghĩ sao nếu con ốm, bác sĩ có thuốc nhưng không chịu bán?

Giang Tấn trợn mắt:

- Đương nhiên ta sẽ túm lấy hắn hỏi lý do cho ra nhẽ.

Cô cười đáp:

- Vâng, vậy là đúng rồi. Thứ dù có tốt tới đâu nếu không lấy đi áp dụng, không đem lại lợi ích, hạnh phúc cho người khác thì cũng chỉ là thứ vô dụng. Chúng ta có thể dựa vào nó mà làm giàu, nhưng giàu có một mình trong khi đồng bào nghèo khổ, đám trẻ nhem nhuốc phải bỏ học đi làm phụ cha mẹ mà vẫn đói ăn thì sao? Giàu có đúng là có thể xây dựng lên từ ích kỉ, nhưng cuộc đời sống được mấy năm, ai biết ngày mai thế nào? Sao không chia sẻ một phần lợi ích của mình và đổi lại nhiều nụ cười hạnh phúc, nhiều gia đình có đủ cơm ăn áo mặc, nhiều đứa trẻ được cắp sách tới trường.

Trước đây con cũng rất ích kỉ, nhưng từ khi có thai, con chợt nghĩ nếu mình không có tất cả những thứ này, vẫn theo mẹ cày cấy ngoài kia, rồi không may tin lầm đám lái buôn thất đức tới mức cơm không có mà ăn, con đói đã đành, nhưng đứa bé sinh ra sẽ gầy gò, ốm yếu bệnh tật. Càng nghĩ vậy con càng cảm thấy mình nên làm gì đó.

Thịnh Thế không phải chỉ dựa vào một vài máy móc nuôi trồng đó mà gây dựng nên giang sơn của mình, càng có nhiều nguồn lương thực thực phẩm chất lượng, chuỗi nhà hàng Tuyết Yên càng dễ phát triển, càng dễ phổ cập tới bất cứ đâu.

Trong khi đó, người dân được lợi, có cơm ăn áo mặc, và quan trọng nhất là họ không phải bất chấp tất cả, liều lĩnh dựa vào mấy thứ trừ sâu, thuốc tăng trưởng thực vật mà kiếm thêm mấy đồng mấy hào, để rồi chính người Việt lại đầu độc người Việt. Dân nghèo, đất nước yếu. Dân bệnh, đất nước mục rỗng. Việc tốt chưa chắc lan xa, nhưng việc xấu lại luôn dễ dàng trở thành vòng xoáy luẩn quẩn, mà càng xoáy lâu thì càng để lại hậu quả nặng nề.

Giang Tấn nghe con dâu nói vậy chợt thấy xấu hổ:

- Ài, cha đúng là...

- Con không trách cha, thay vào bất cứ ai thì đa phần đều nghĩ như vậy, bản thân con ngày trước cũng như thế. Nhưng càng tiếp xúc với anh ấy lâu, con càng nhận thấy bản thân trước kia thật quá ngốc nghếch. Con tin chẳng có mấy ai mà từ 16 tuổi tới 23 tuổi đã có một sản nghiệp cực lớn, nhưng lại luôn làm việc, phấn đấu vì điều tốt đẹp như anh ấy. Mười đồng anh tiêu thì tới chín đồng là cho người xung quanh, một đồng cuối cũng là người khác đem đi mua cho anh ấy. Con cảm thấy thật may mắn khi được sống chung một nhà với anh.

Vân Tú càng nói càng nghẹn ngào, tới câu cuối đã bật khóc thành tiếng. Cô không chỉ yêu chồng mình mà cũng luôn tự hào vì anh, chẳng phải tự nhiên mà một cô gái phải luôn nỗ lực, làm rất nhiều việc cũng chỉ vì muốn san sẻ được một phần gánh nặng cho anh.

Đôi vai anh dù lớn cũng chỉ có thể gánh vác có giới hạn, chắc chắn anh nhiều khi rất mệt mỏi, chuyện gia đình, công việc, rồi cả chuyện hắc ám bủa vây phía sau lưng. Nếu là người khác chỉ sợ đã gục ngã, nhưng sau lưng anh là cha mẹ, là vợ, là hàng ngàn người luôn tin tưởng và từng bước dõi theo anh. Có lẽ, chính vì bảo vệ họ mà anh đã cố gắng bước đi về phía trước.

Mọi người chỉ nhìn vào hào nhoáng và thành quả mà anh ấy đạt được, nhưng mấy ai biết anh chẳng có nổi một chút thời gian để đi chơi, quen anh bao nhiêu năm cô chỉ thấy anh hết đi làm, lại về nhà làm, thường xuyên có nhiều ngày liên tiếp không nghỉ ngơi để cố phát minh, sáng tạo ra thứ gì đó có ích cho mọi người.

Nếu làm một bộ giáp mới, anh cũng ưu tiên cho cô, trên người ngoài một chút vải thường thì không có gì hơn. Khi cô nhận áo, cô lại yêu anh hơn.

Nếu làm một con dao tốt, cô cũng được nhận để phòng thân. Còn anh, con dao dòng Gerber Mark quen thuộc từ ngày đầu theo anh mỗi trận chiến vẫn là thứ vũ khí luôn dắt bên hông.

Phải đến khi người khác đã được trang bị đầy đủ những thứ bảo vệ tính mạng thì mới tới anh làm ra đồ vật cho mình. Người ta có thể bảo anh là kẻ ngu ngốc, nhưng chỉ người luôn yêu thương anh, ở bên và quan sát anh thầm lặng mới hiểu, mọi thứ anh làm đều vì sợ người thân của mình bị tổn thương.

Không có người vợ nào muốn chồng mình có thêm tình nhân, nhưng cô thậm chí lại muốn có những người khác làm anh phân tâm một chút, lơ đễnh một chút, giúp anh có thể ngừng làm việc mà chăm sóc cho bản thân. Cô là vợ nhưng chắc chắn không thể luôn đi sát bên anh, dù cô muốn, nhưng không được. Cô còn quá yếu trong khi những thứ anh phải đối diễn rõ ràng mạnh tới mức kinh hoàng.

Cô chắc chắn không nhường đi anh, vì anh còn quý giá hơn mạng sống của cô, nhưng cô sẵn sàng hi sinh tất cả, chỉ cần anh được thoải mái hơn một chút.

Mẹ Lan vỗ lưng rồi ôm cô vào lòng, bà vừa thương vừa giận con trai mình, nhưng mỗi người có số mệnh riêng, là mẹ, bà chỉ biết ủng hộ nó hết lòng, và luôn ở nhà mong nó được bình an. Để rồi bất cứ khi nào nó mỏi chân thì luôn có nơi mà tìm về, gia đình, luôn là bến đỗ yên bình nhất.

Hai người phụ nữ an ủi một hồi, thấy Vân Tú cũng thu lại xúc động của mình, Giang Tấn nói:

- Việc con nói rất có lý, về bên máy móc kỹ thuật và kỹ sư có kinh nghiệm cứ giao cho cha, cha sẽ đào tạo thêm nhân lực, sản xuất thêm thiết bị sẵn sàng bất cứ khi nào con cần. Giờ, con cứ tìm người hỗ trợ rồi làm việc với Bộ Nông nghiệp. Nếu xin được chỉ thị thì thực sự rất dễ làm.

Ừ, để mai cha tới công ty, làm một bản báo cáo, so sánh chi tiết giữa phương pháp sử dụng công nghệ cao và sử dụng kinh nghiệm, máy móc thô sơ của người nông dân hiện tại. Có bằng chứng này, cha tin mọi việc khi con thuyết phục người bên Bộ Nông nghiệp sẽ dễ dàng hơn.

Mẹ Lan, mẹ Hương cũng đồng tình:

- Dù không dám chắc nhưng ta và mẹ con sẽ hỗ trợ giải thích, khuyến khích bà con nông dân tham gia.

Vân Tú nhìn cả nhà đều chung tay ủng hộ kế hoạch của mình thì rất vui:

- Vâng. Cứ theo ý của mọi người. Mai con sẽ nhờ một người bạn làm bên truyền thông viết một bài báo về dự án này rồi đăng tải dưới dạng báo giấy, báo mạng và sau khi được phê duyệt thì sẽ phối hợp với bên đài truyền hình trung ương và các tỉnh thành.

Cứ như vậy, cả nhà xúm vào mỗi người góp một chân một tay bàn bạc từng bước triển khai kế hoạch cụ thể mà Vân Tú đã soạn thảo từ trước.