Chương 97: Nhân xuyên cũng bất lực

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 97: Nhân xuyên cũng bất lực

Cũng may trong nhóm đầu tiên của di dân Đại Việt từ Khúc Dương có hệ thống quan lại đi cùng, trong đó bậu sậu Cao Thích, Nguyễn Kê Đản và rất nhóm học sinh đầu tiên của Nguyên Quốc truyền dạy kiến thức về pháp luật Đại Việt đều có mặt. Có họ tại nơi này thì Nguyên Quốc không lo lắng về việc an trí dân chúng cũng như tổ chức tái sản xuất cho Đại Việt tại Long Uyên. Giờ đây việc quan trọng nhất đó là Nguyên Quốc bằng mọi cách phải đưa quân một cách sớm nhất tiếp viện cho Khúc Dương. Tiếp viện ở đây không phải là giữ Khúc Dương mà cố gắng cầm chân quân Đông Ngô lâu nhất có thể để việc di dân được thuận lợi.

- Cao Thích, trước giờ ngươi vần chỉ làm phụ tá cho Nguyễn Kê Đản… nhưng ta biết năng lực của ngươi ra sao…. Lần này ta sẽ để ngươi tự quản một vùng… nhớ lấy ta đa coi ngươi là người Việt mặc kệ dòng máu của ngươi là Hán hay Hồ… tổng toàn bộ dân nếu di dời đến Long Uyên sẽ là gần 20 ngàn người. Căn bản ruộng đất nơi này đủ cung câp cho 30 ngàn người sinh sống thế nhưng cần phải nhìn xâu nhìn xa hơn nữa… cách Long Uyên 20km về hướng Đông Nam là một vùng thung lũng cực kì trù phú có tên Hữu Lũng… đây là địa đò mô tả kĩ hướng đi cũng như vị trí… Việt ngươi cần làm đó là dẫn 7000 người dân do ngươi quản lý đánh thong con đường 10km từ Ải Chi Lăng đến Hữu Lũng rồi tiến hành khai phá tại nơi đây…..

Giờ đây Nguyên Quốc đang ngồi bàn bạc gấp cùng các nhân viên hành chính dân sự của Đại Việt. Sự việc là khẩn thiết quan đầu rồi. Giờ đây tình thế chạm đến là nổ, Nguyên Quốc hận không thể phân thân thành nhiều mảnh để xử lý việc các nơi. Nhưng cũng may hắn đã đào tạo kịp thời gần 20 người am hiểu luật mới và cách tổ chức dân chính, giờ đây chính là lúc Nguyên Quốc được thu hái thành quả của mình. Từ 20 người này họ tự thu nhận một đám tay chân cho mình và truyền dạy kiến thức thế nên số người hiểu dân chính của Đại Việt không phải là quá thiếu thốn.

- Bẩm chủ công, Hạ quan có chết cũng không phụ lòng kì vọng của người. Hạ quan đã sống chết cùng Giao Châu và đã là người Việt rồi xin chủ công yên tâm mà giao cho hạ quan nhưng có điều… Ải Chi Lăng là chỗ nào?

Cao Thích run run kích động mà quỳ gối xuống khấu lạy Nguyên Quốc, thân phận gã này là thư sinh nghèo người Hán. Vì hoàn cảnh mà phải lưu lạc đến đây. Tuy Nguyên Quốc đối xử rất tốt và giao quyền cao chức trọng cho hắn, nhưng cuối cùng vì gốc gác người Hán mà hắn toàn được giao Phó quan thôi. Thực sự chưa bao giờ tự nắm quyền to cai trị một vùng. Nhưng kể cả như vậy thì trưởng quan của hắn là Nguyễn Kê Đản cũng hết sức tôn trọng Cao Thích mà không tỏ ra kiểu quan cao một bậc ép chết ngươi. Nhưng dù sao đi nữa tự mình nắm quyền vẫn thích hơn nhiều…

- Ấy chết ta quên… đây chỗ này là Ải Chi Lăng… chính là nơi các vừa vượt qua khi đến Long Uyên nó là một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài-Thái Họa và phía Tây là núi đá Kai Kinh (Cai Kinh) dựng đứng… chính vì thế nơi đây phải xây dựng một quan ải vững trãi nhất để phòng ngừa giặc bắc từ Khúc Dương Đánh lên… Công việc này giao cho Long Uyên thành tiến hành xây đựng và Ải Chi Lăng thuộc quyền quản lý của Long Uyên do Nguyễn Kê Đản làm thái thú trưởng quản. Thành trì mới tại Hữu Lũng do Cao Thích làm thái thú.

Chức vị thái thú của Đại Việt khác hẳn của Trung nguyên lúc này vì chỉ có quyền cai quản dân chính tại địa bàn một thành trì mà thôi. Quân đội đóng tại thành trì hoặc lân cận thành trì sẽ thuộc một hệ thống khác. Không giống như tại trung nguyên thì thái thú có thể quản cả dân chính lẫn quân chính, quyền lực tập trung hết vào tay một người. Chính điểm này làm Nguyên Quốc mạnh dạn mà bổ nhiệm cả người gốc Hán làm thái thú một thành trì. Hắn chỉ càn nắm vững quân đội trong tay là yên tâm lớn rồi.

Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km. Chình vị trí địa lí tự nhiên này nên chỉ cần xây dựng một quan ải vững chắc tại cửa đông nam của dải Chi Lăng thì hoàn toàn có thể khóa cứng quân Đông Ngô nếu họ muốn tiến đánh Long Uyên. Nguyên Quốc là muốn xay dựng nên Quỷ Môn Quan sớm trước 1000 năm trong lịch sử. Có Quan ải này thì quả thật là một quân trấn giữ vạn quân khó qua. Ngoài ra hắn còn bố trí trên sơ đồ rất nhiều trạm máy bắn đá trên các vách núi phía tây, điều này đảm bảo kể cả quân Đông Ngô có công phá được cổng đông nam cũng sẽ bọ chôn thây trong thung lũng hẹp của Chi Lăng Ải nếu dám tiến vào con lộ hẹp nơi đây.

- Cao Thích nhiệm vụ của ngươi cực kì quan trọng vì Hữu Lũng có diện tích còn lớn hơn cả Long Uyên nêu khai thác tốt, nơi đây lại có con sông Thương chảy qua nên nguồn nước rất dồi rào. Chỉ cần làm các bánh xe nước thì hoàn toàn có thể trồng lúa nước năng suất cao. Nhưng hiện tại công việc của ngươi là khai hoang nhanh nhất vùng trung tâm để trồng khoai… vụ sau chúng ta mới chồng lúa nước. Vì lúa đã gieo tạo Khúc Dương mất trắng rồi. Nếu không nhanh chóng có lương thực bổ xung thì chúng ta sẽ thiếu đói trầm trọng vào cuối năm. Số lượng dân tăng quá nhanh lương thực đã tích trữ tại Khúc Dương e là không đủ… ta cần các ngươi lên tính toán chi li một lần xem thực sự là lương thiếu hay không… nếu thiếu sẽ thiếu bao nhiêu… Nhưng lương thực cũng chỉ là một vấn đề … vấn đề tài nguyên càng quan trọng hơn… đây là các mỏ đồng, sắt, than đá, than bùn… và cả một dạng kim loại tên là nhôm… ta đã đánh dấu trên bản đồ… vị trí cụ thể các ngươi phải tự tiến hành khai thác trong khi ta chinh chiến tại Khúc Dương…. các ngươi đã rõ nhiệm vụ?

Thật ra tài nguyên của vùng đất Long Uyên và Hữu Lũng đa dạng và phong phú hơn Khúc Dương quá nhiều lần. Khúc Dương chỉ được cái là than đá có mặt khắp mọi nơi. Nhưng Long Uyên và Hữu Lũng cũng có than đá. Ngoài ra nơi này cực kì phong phú về sắt, đồng, chì, nhôm… đặc biệt là sắt và nhôm là hai mỏ có trữ lượng cực lớn nơi này. Mỏ sắt lớn với trữ lượng cực khủng và chất lượng cao lại nằm ngay tại "cửa đông bắc" của Chi lăng nơi này khai thác và vận chuyển cực kì thuận tiện vì nó nằm ngay trên cung đường Hữu lũng- Chi Lăng - Long Uyên. Tất nhiên có thể đặt ngay cơ sở luyện sắt tại Chi Lăng là tốt nhất. Ngoài ra mỏ quặng sắt nằm rải rác tại Hữu Lũng là cực nhiều (Nà mò, Lân Nài, Lân Rì, Kẽm Càng) nhưng chất lượng kém hơn nhiều mỏ sắt tại Chi Lăng nên Nguyên Quốc quyết định sắt từ nơi này sẽ dùng cho sinh hoạt… Nhưng quan trọng nhất là các quặng Bôxít mà Nguyên Quốc vẫn nhớ là chúng nằm dọc Long Uyên (Bắc sơn ngày nay) nhưng do tách nhôm khỏi quặng là điều không thể nên chả ai biết nó là thứ gì. nhưng Nguyên Quốc lại rất cần thứ này để chế lấy bột oxit nhôm, từ đó việc mài kính trở nên quá đơn giản rồi.

Nhưng điểm thiếu hụt của Long Uyên và Hữu Lũng không phải không có khi mà than đá của hai vũng này không hề thuận tiện khai thác như Khúc Dương. Nếu không có than đá thì việc luyện sắt, đồng sẽ trở nên vất vả hơn nhiều. Nhưng cũng may mắn một điều đó là nơi khai thác than đá lại nằm ở chính ngay hạ lưu con sông Ký Cùng (Na Dương - Lộc Bình ngày nay) do đó cao khai thác xong thì cũng khá dễ vận chuyển đường thủy về Long Uyên. Mà quan trọng nhất là mỏ tha bùn lại ngay cạnh Long Uyên về phía tây bắc (Bình Gia ngày nay). Khai thác than bùn thì dễ hơn than đá và sức cháy mãnh liệt hơn nhiều có thể dùng để đúc thành cách hình dạng khác nhau thích hợp cho cả luyện kim lẫn nung gạch, vôi … thậm chí cả xi măng nếu Nguyên Quốc có thể tìm ra công thức.

Mà quả thật Nguyên Quốc đang nung nấu ý nghĩ luyện ximăng kiểu người La Mã cổ đại… nhưng hắn chưa có thời gian nghiên cứu mà thôi. Xong các loại mỏ như Phốtphorít, Cát, cuội, sỏi: Tập trung ở các dải dọc sông Kỳ Cùng, sông Thương, Đá phun trào và đá mafic tuổi triat hắn đều vạch ra hết và đòi hỏi hai vị thái thú Cao Thích và Nguyễn Kê Đản phải thực thi khai thác song song với việc sản xuất lương thực. Là một thợ rèn hiểu rõ về kim loại các kiểu thì Nguyên Quốc quyết phải tận dụng đến cùng…. Còn về Phốtphorít thì tất nhiên hắn nghĩ đến thuốc nổ… thế nhưng để điều chế được thuốc nổ trong thời đại này còn cần thời gian nghiên cứu dài hạn. Mà thời gian yên ổn của Nguyên Quốc quả thực không hề có, hắn chỉ mong đánh xong trận này có thể yên ổn mà thủ vững hai nơi Long Uyên và Hữu Lũng rồi giành một chút thời gian cho tu luyện võ thuật và nghiên cứu các công nghệ cũng như luyện binh cho tinh nhuệ. Số lượng người người Việt đã ít thì Nguyên Quốc chỉ có thể tăng lên chất lượng để cân bằng lại cán cân lực lượng hai bên.

Cũng phải nói lại một điều đó chính là Long Uyên và Hữu Lũng là một căn cứ đại tuyệt vời với vị trí tự như một tòa thành trì thiên nhiên ban tặng. Tiếp theo đó là vùng này tài nguyên quá đa dạng và phong phú (Lạng Sơn) các loại mỏ quặng dường như có quá nhiều, nhất là Mỏ sắt chất lượng có 1 mỏ ở Chi Lăng, còn quặn sắt thì có đến cả chục điểm lớn nhỏ ở Hữu Lũng. Nhưng đáng tiếc một điều đó chính là thực lực của Việt tộc giờ quá thảm, ngay cả nhân xuyên như Nguyên Quốc cũng khó có thể xoay chuyển càn khôn mà phải trốn vào rừng núi Tây Bắc… hắn không thể một trận mà bình định Giao Châu cho được