Chương 139: Vương Chí Thành âm mưu

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 139: Vương Chí Thành âm mưu

Sau một hồi dằng co thì Tào Chân và Vương Chí Thành quyết định xưng hô lão huynh hiền đệ có vẻ thân thiết lắm:

- Tào huynh, quả thật nếu nói về Thục và Ngô thì lúc này Ngô mới là đáng lo lắng hơn nhiều… thứ nhất Thục muốn đánh trở rất rung nguyên thì con đường Kỳ Sơn là bắt buộc, xong con đường này nếu cố gắng hành quân thì tạm ổn nhưng vận lương thì khó khăn muôn trùng… chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng có thể làm gián đoạn quân lương. Mấy lần trước đây Tào huynh ngăn chặn thành công Bắc tiến của quân Ngụy quả là thần dũng vô song… nhưng nếu đổi lại là đệ thì ta sẽ làm ngược lại, chỉ thủ mà không công… quân Thục đánh lâu không được, lương thực khó khăn chỉ có thể lui lại mà thôi. Chỉ cần vài lần Bắc tiến liên tục thì quốc lực Thục quốc sẽ trống rỗng, lúc ấy chúng ta mới một lần mà nhàn nhã đánh hạ chúng không phải tốt hơn sao…. Còn Về Đông Ngô giờ đây mới thực sự nguy hiểm, chúng có được vũ khí mới của hai tên phản đồ thượng giới… lại thêm thời gian càng kéo dài thì chúng càng thu phục được nhiều Bách Việt tộc… đến lúc đó người phải lo lắng lại là Ngụy Quốc chúng ta rồi….

Người đang đưa ra ý kiến là Vương Chí Thành, hắn hoàn toàn dựa vào kiến thức lịch sư của những trận thắng sau này của Tư Mã Ý mà nói ra. Chiến lược của Tư Mã ý vẫn luôn là phòng ngự kiên cố khiến cho quân Thục nhiều lần không công mà về. Mà nguyên nhân đơn giản và trực tiếp nhất đó là Ký Sơn quá khó để vận chuyển lương thực khiến che quân Thục nếu không thể tốc chiến tốc thắng thì chắc chắn sẽ bại lui. Hơi ngưng lại một chút Vương Chí Thành lấy hơi mà nói tiếp:

- Nếu lần này tiểu đệ tính không lầm thì Thục Quân sẽ do đích thân Khổng Minh thống lãnh mà suất Kỳ Sơn vào tháng 3 năm sau…. hướng tấn công thì là…

Vương Chí Thành đem đúng lịch sử lần thứ 4 ra Ký sơn của Khổng Minh diễn biến mà tường thuật lại cùng Tào Chân. Thêm vào đó các chiến lược đối sách thì hắn copy y nguyên của Tư Mã Ý mà kiến giải, từ đó một bức tranh toàn cảnh mang tính hợp lý cao của trận chiến được phác họa một cách chi tiết cho Tào Chân nghe. Phong cách chiến đấu của Tào Chân là mạnh mẽ và thường là cứng đối cứng với khả năng bày binh bố trận về Kỵ binh khá cao minh. Nhưng khi nghe Vương Chí Thành sách lược thì Tào Chân cũng phải gật đầu than phục, vì cách làm của họ Vương giảm thiểu thương vong đến thấp nhất lại mang lại hiệu quả cực cao. Quan trọng nhất là hướng đi của quân Thục Hán cũng như các diễn biến thời tiết thì tên họ Vương nắm rõ trong lòng bàn tay. Chính vì lý do này Tào Chân rất tán thưởng cách làm của Vương Chí Thành mặc dù nó không phù hợp lắm với lý niệm chiến tranh của bản thân hắn.

- Vương huynh đệ, theo như ngài nói thì đúng là chỉ cần 15 vạn quân thì có thể dây dưa cùng quân Thục Hán đến tháng 6, lúc ấy ngài chắc chắn có mưa lớn sao… (trong lịch sử Tư Mã ý sử dụng đến 30 vạn quân cả chính quy lẫn dân quân trong chiến dịch này)

- Tào huynh yên tâm, điều này ta chắc chắn…

- Theo như Vương huynh đệ suy tính thì mục tiêu lần này của Khổng Minh vẫn là đánh chiếm đất Lũng Hữu nhưng tiền đồn để xuất quân đẩy lên Vũ Đô, Bình Dương. Đây là một thông tin cực kỳ quan trọng vì chúng khác hẳn những lần tấn công trước đó… Vậy chúng ta phải chăng nên tổ chức một đạo kỳ binh chuẩn bị sẵn sàng truy đuổi quân Thục Hán mở rộng chiến quả ….

Vương Chí Thành cau mày suy nghĩ, tay hắn đang mân mê chén trà trong tay… phải nói rằng nếu đuổi theo quân Thục Hán thì chắc chắn sẽ rơi vào bẫy của Khổng Minh giống như trong lịch sử. Trong lịch sử đúng là Khổng Minh phải rút lui vì tình hình lương thự căng thẳng và quân Thục lại gặp một vấn đề nan giải là có tám vạn người đã hết hạn quân dịch, đang chờ quân mới lên bổ sung thay để về quê. Nhưng Gia Cát Lượng quyết định sách lược tác chiến ở hậu phương, bày nhiều kế hay, cách đánh hiểm, cho quân lính mai phục ở Mộc Môn. Trên đường rút lui Gia Cát còn gài bẫy chém được danh tướng nước Ngụy là Trương Hợp khi ông này dẫn quân đuổi theo. Trương Hợp là một dũng tướng của quân Ngụy bị dụ đến và lọt vào vòng vây mai phục ở Mộc Môn, bị cung tên bắn như mưa và chết tại đây. Quân sĩ nhà Thục khí thế ầm ầm, mọi người hăng hái xông lên, quân Ngụy đại bại trận này. Tư Mã Ý buộc phải dẫn quân rút lui. Nhưng nếu nói ra mọi điều này thì chỗ tốt của Vương Chí Thành có được cũng không nhiều, vậy nên hắn nghĩ đến một cách khác để tiến hành âm mưu của mình…

- Thật ra Trương Hợp tướng quân cũng là một mãnh tướng có thể đảm nhận tình huống truy đuổi Thục Hán nếu chúng rút lui… nhưng theo hạ quan thì nên tạo thêm một đạo Kỳ binh thứ 2 để phòng ngừa bất trắc… Cũng may hạ qua tại thượng giới cũng tham gia quân ngũ và cũng làm đến chỉ huy sứ, không biết Tào huynh có thể giúp ta tiến cử một câu….

- Ồ thì ra Vương huynh đệ cũng là võ tướng thượng giới, bấy lâu ta tưởng nhầm ngài là văn quan…. nếu đã là võ tướng thượng giới thì khuất thân làm Thái Tể quá sức lãng phí tài năng rồi…. nhưng theo Vương huynh đệ thì nên điều quân từ nơi nào để tạo thành đạo quân phục binh thứ 2 này…

Tào Chân bằng tuổi với Tào Phi tức là sinh năm 187 hiện nay mới chỉ có 43 tuổi mà thôi, đây là độ tuổi chín nhất của người đàn ông… quả thật lần đột quỵ vừa qua khiến cho vị chiến tướng này sém chút nữa thăng thiên. Đang đứng trên đỉnh cao sự nghiệp với chức quan Đại Tư mã nắm toàn bộ binh quyền thì sao Tào Chân không luyến tiếc mạng sống cơ chứ… Chính vì lý do này Tào Chân đặc biệt mang ơn Vương Chí Thành, cũng vì lý do này mà Tào Chân rất trân thành mà lắng nghe toàn bộ ý kiến cũng như nguyện vọng của gã họ Vương này.


- Theo hạ quan nên tận dụng nhóm kị binh có được từ nơi này….

Vương Chí Thành vòng tay vẽ một khoảng lên bản đồ, hóa ra đây là vị trí thuộc Sơn Tây và Thiểm Tây ngày nay của Trung Quốc. Lúc này vị trí đó thuộc về Tinh Châu Thái Nguyên của Ngụy Tào quốc. Thì ra sự xâm nhập của các dân tộc Hồ vào Trung Hoa thực ra đã bắt đầu từ lâu. Ngay từ cuối thời Đông Hán tới Tam Quốc, do nội chiến liên miên, dân số giảm sút, giai cấp thống trị cần bổ sung nhân lực cho chiến tranh nên cho các ngoại tộc vào trong Vạn Lý Trường Thành. Các địa chủ người Hán thường mộ họ làm tá điền, làm lính và cướp bán cho người khác làm nô lệ. Từ cuối thời Tây Hán, Hung Nô có nội loạn. Một thiền vu là Hô Hàn Tà mang 5.000 hộ vào hàng nhà Hán. Tới thời Đông Hán, thiền vu Nam Hung Nô cũng hàng Hán, được dời đến ở Thiểm Tây và bắc Sơn Tây. Tới thời Tam Quốc, dân Hung Nô đã đông đúc, thế lực lớn dần. Tào Tháo bèn phân tán người Hung Nô thành 5 bộ, cho ở 5 huyện thuộc Sơn Tây hiện nay của Trung Quốc: Huyền Thị (huyện Cao Bình), Bồ Tử (huyện Bồ), Tân Hưng (Hãn Châu), Đại Lăng (huyện Văn Thuỷ), Kỳ huyện (huyện Kỳ). Mỗi bộ đặt một quan cầm đầu gọi là Súy, sau đổi làm Đô úy và chọn một người Hán làm chức Tư mã để cai quản chung. Trong 5 bộ đó, bộ nhỏ có khoảng 3.000 hộ, bộ lớn khoảng 10.000 hộ. Ngoài ra tâp trung nơi này còn có một lượng lớn người người Yết, Tiên Ti, người Chi, Khương nhân và cả người Tung. Những dân tộc này chấp nhận sống dưới quyền cai trị cua Ngụy quốc hùng mạnh và sẵn sang ra sức, giúp binh nếu Ngụy quốc yêu cầu. Ý tứ của Vương Chí Thành muốn trở thành quan Tư Mã quản lý binh lính người Hồ nơi này và tạo thành một đạo kì binh thứ 2 chuẩn bị cho cuộc chiến tranh cùng Ngụy Quốc Vào năm sau.