Chương 137: Hoàng trữ sinh ra
Chính vì những suy nghĩ đó mà trong thời gian qua định đô tại Bắc Đái việc Nguyên Quốc làm nhiều nhất đó là thực sự nghiêm túc tìm hiểu về công nghệ cũng như văn hóa hiện có của người Âu Lạc để tận dụng nó hòa hợp thêm với các lý niệm phù hợp của hiện đại để tạo nên một chút thế mạnh trong cuộc cạnh tranh sinh tồn của Người Âu Lạc. Và chính trong thời gian ngắn ngủi nghiêm túc tìm hiểu về văn minh Âu Lạc này thì Nguyên Quốc đã thành công tạo nên rất nhiều đột phá cho người Việt cổ, nhất là về mặt sản xuất cũng như quân sự.
Ví dụ điển hình nhất đó chính là những tấm giáp "vật liệu tổng hợp" đang được chế tạo hàng loạt kia. Với tốc độ này thì một thời gian ngắn thôi quân Đại Việt sẽ có được lớp "Bảo vệ" cực kì cường đại kể cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
Đột phá về mặt chế tạo vật liệu lại chính là từ bàn tay kéo léo của người Việt cổ khi họ đã có được công nghệ chế tạo keo Gelatin của mình từ da, xương động vật, cùng bong bong cá… Ngoài ra người Việt cổ chính là bậc thầy trong việc tạo ra một vật liệu đó chính là Sơn, chế tạo từ nhựa cây Sơn mà chỉ có mọc tại vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây thời hiện đại, và Giao Châu lúc này. Chính hai vật liệu keo dính khá chất lượng này khiến cho ngành công nghiệp " vật liệu" của Đại Việt bước qua một trang mới chói lọi.
Các sợi mây được sấy khô rồi ép dẹt bằng các máy ép, sau đó chúng được dán với nhau thành các tấm mỏng không hề có khe hở…. Các sợi thép nhỏ theo kĩ thuật "Ram" của chuyên gia rèn đúc làng Đa Sĩ cũng được kéo một cách nhẹ nhàng thành các sợi mỏng manh rồi đem đan với nhau thành các tấm thép…. Các tấm mây mỏng cùng thép mỏng lại được dán lại với nhau và ép chặt trong các cỗ máy ép tạo hình "công nghiệp". Tùy theo từng loại quân mà số lượng các tấp thép đan và số lượng tấm mây được điều chỉnh cho hợp lý. Nói đến khủng bố nhất thì phải kể đến giáp của loại binh chủng dùng cung dài và trường thương với 3 lớp lưới thép và 4 lớp mây. Loại giáp "nặng nề" này có lực phòng thủ siêu cường mà bất kì kẻ địch nào cũng phải lắc đầu ngán ngẩm nếu phải va chạm thực sự. Lực phòng ngự cua nó mạnh mẽ hơn nhiều kiểu giáp được làm bang cả tấm thép chất lượng thấp của quân Hán, nhưng trọng lượng lại chỉ bằng một nửa. Chính điều này làm cho thể hình vốn không quá lý tưởng của người Đại Việt có thể chịu đựng được một cách nhẹ nhõm. Còn nói đến giáp của thủy binh thì gồm toàn là các lớp mây ép dinh với nhau và dán bên ngoài bằng da cá sấu. Lực phòng ngự của chúng thì kém hơn giáp lưới thép nhưng lại có thể nổi được dưới nước… đây mới là điều quan trọng nhất dành cho thủy binh.
Trong 3 tháng quân và dân Đại Việt phải hứng chịu đến 2 cơn bão lớn ập vào vịnh Bắc Bộ, nhưng cũng chính những cơn bão này lại chứng minh một điều đó là hệ thống tưới tiêu của 7 vạn dân Đại Việt cặm cụi chuẩn bị trong thời gian qua tỏ ra hiệu quả vô cùng… Mùa bão của giải đất vùng Giao Châu thường từ tháng 6 đến tháng 12. Tháng 9-10 nhiều bão ảnh hưởng hơn cả, khoảng 2 cơn trong một tháng. Tháng 5 và tháng 7, từ 5 – 7 năm mới có một cơn bão. Thường thì bão vào Vịnh Bắc Bộ thường tới sớm, cong bão muộn thì thường sẽ tập trung vào trung bộ hoặc đi lệch về hướng Đông Ngô lúc này… Vậy nên trong 3 tháng vừa qua quân Đại Việt không hề có một chút lo lắng nào về việc Đông Ngô sẽ dẫn binh theo đường thủy mà tiến hành xuôi nam tấn công Đại Việt. Người Hán cũng không ngu đến mức cho thủy quân ra biển đi cả 2500km tấn công Giao Châu bé nhỏ vào mùa bão. Hai cơn bão đi qua thì chỉ có một là ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Nam Triệu và gây mưa lớp, lụt lội tại Bắc Đái, khiến cho hệ thống tưới tiêu nơi này dù có cường đại thì 30% hoa màu bị mất trắng. Nguyên Quốc đành phải ra lệnh miễn giảm 50% thuế nông nghiệp năm nay cho người dân sống xung quanh Bắc Đái. Nhưng người dân tại đây thì hạnh phúc vô cùng, bởi theo kinh nghiệm của họ thì với cường độ cơn bão như vậy nếu vào thời điểm trước kia thì họ mất trắng cả rồi… nay còn có đến 70% có thể tồn tại thì đó quả là một điều kì tích rồi. Cơn Bão thứ hai thì đi vào An Định khiến cho diện tích hoa màu các quân sĩ nơi đây trồng trọt thiệt hại đến 60%… đây cũng là vì Nguyên Quốc quyết không phát triển nhiều tại An Định, ngay cả việc làm thủy lợi hắn cũng không dặt toàn lực… An Định là một thành trì có thể mất bất kì lúc nào vào tay Lã Đại nên Nguyên Quốc không muốn đầu tư nhiều tinh lực vào nơi này.
Kể cả gặp 2 cơn bão mạnh như vậy nhưng người Đại Việt vẫn rất lạc quan, bởi với hệ thống tiêu úng khá hoàn thiện như hiện nay thì cho dù đến hết mùa bão thì Đại Việt khả năng cao vẫn là một năm được mùa bội thu. Nhất là diện tích gieo trồng tại Khúc Dương sẽ được đảm bảo rất nhiều do hệ thống tiêu úng nơi đây được 1 vạn quân sĩ Đại Việt ngày đêm ra sức hoàn thiện, cộng thêm hàng ngàn đảo nhỏ ngoài vịnh Lục Hải (Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long ngày nay) tạo thành một bức bình chướng thiên nhiên che chắn gió bão….
Nhưng khoan hãy nói về tháng 11 tại Đại Việt mà hãy nói về tháng 11 tại Vũ Xương và Quế Dương, tháng 11, Tô Quý Nhân Tô Hương Lan đã hạ sanh một hoàng trữ khỏe mạnh cho Đông Ngô và được Tôn Quyền đích thân theo thuyền từ Vũ Xương chạy đến miền Quế Dương xa xôi thăm hỏi… Thật ra thì việc một hoàng trữ ra đời không nhất thiết khiến một vị Hoàng đế quan tâm đến mức phải đi xa đến như vậy để quan khan thế nhưng mẫu thân của tên hoàng trữ này không phải là người thường… nàng vậy mà là nắm giữ vận mệnh thành tiên của Tôn Quyền vậy nên không đi thăm là không thể được. Tôn Quyền chỉ sợ lâu ngày xa nhau vị Tô Phu nhân này "phật ý" mà dở chứng thì công lao "tu tiên" bấy nhiêu của hắn đổ bể bằng hết. Vậy nên quan tâm một chút hai mẹ con nhà Tô Hương Lan là phải đạo rồi.
Không phải Hữu Hải không muốn tự mình trồng cây Anh Túc, nhưng có hai nguyên nhân khiến hắn không dám thực hiện. Thứ nhất hắn sống tại Vũ Xương nên khí hậu nơi đây không quá thích hợp trồng Anh Túc, thứ hai nếu trồng nơi này thì nhiều người đông mắt bí quyết về thuốc phiện rất dễ bị lộ. Lộ ra rồi chính là tử vong… Bí mật cây Anh Túc chỉ có Hương Lan và Hữu Hải biết được vậy nên không còn cách nào khác Hữu Hải đành phải để cho Hương Lan đứng ra làm người nắm giữ quyền khống chế đầu mối thuốc phiện. Mà Hữu Hải hắn cũng không mấy sợ hãi xét cho cùng địa vị xã hội của người phụ nữ trong Hán tộc không dậy nổi song… Hữu Hải và Hương Lan đã mật ước mà phân chia địa ban rồi vậy nên nếu nước song không phạm nước giếng thì Hữu Hải hắn cũng yên tâm mà giao chút quyền lực này về tay Hương Lan vậy.