Chương 136: Quân sự cải tiến
Ngoài việc phát triển về nông nghiệp thì về quân sự Đại Việt cũng có những bước tiến thật dài. Trang bị luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của Đại Việt khi mà số lượng binh sĩ của họ từ 7 ngàn tăng vọt lên 3 vạn người. Những trang bị thu được từ quân Đông Ngô vừa không đủ về số lượng, vừa không đạt tiêu chuẩn về mặt chất lượng, lại không phù hợp về mặt đòi hỏi riêng. Chính những lý do này đã ép cho cục quân khí Lý Ngũ làm lãnh đạo gần như bị vắt kiệt sức lao động.
Thật ra tiền thân của cục quân khí chính là "nhóm" lính hậu cần gồm các thợ đúc đồng tại thành Khúc Dương với nhân số 100 người, rồi theo nhu cầu mà nhóm lính này được mở rông ra 200.... người 500 người và giờ đây họ được biên chế thành một lực lượng chuyên biệt về chức năng với 3000 người, trong này có cả một ít phụ nữ và thiếu niên. Tổ chức này có tên là cục quân khí với người lãnh đạo là Lý Ngũ và nơi đóng quân là thành Chi Lăng hoàn toàn biệt lập. Nơi đây chứa những máy móc sản suất vũ khí cũng như dụng cụ sinh hoạt hiện đại vào bậc nhất của thế giới lúc này. Đây là những cỗ máy cán thép, nén thép, rút thép v,v... Được làm tương tự như tại Khúc Dương thành trước đây nhưng quy mô thì vĩ đại hơn nhiều.
Những cỗ máy này được cung cấp động lực từ 30 con voi trưởng thành. Đây chính là một trong nhừng yêu tiên cực lớn khi toàn bộ số voi vủa Đại Việt chỉ có lớn nhở gần 100 đầu mà thôi. Chính việc quy chuẩn hóa công việc sản xuất theo dây chuyền và được hỗ trợ bởi máy móc cơ giới vậy nên những vũ khí kiểu đơn giản và có thể sản xuất hàng loạt đều không phải vấn đề lớn đối với quân Đại Việt. Những vũ khí phức tạp kiểu như Katana, nỏ ballista cánh thép, đều bị khai trừ khỏi mục tiêu chế tạo của quân Đại Việt. Phương châm của Nguyên Quốc đó là đồng bộ hóa tất cả các trang bị của quân Đại Việt, đến cỡ như khi hai quâm đoàn ở hai cực của Đại Việt cần thay trang bị hay sát nhập vào nhau đều có thể sử dụng chung vũ khí của nhau.
Đừng nghĩ chuyện này đơn giản, đây là một bước dài để biến sản xuất tiểu thủ công nghiệp bước lên sản suất công nghiệp hóa. Chỉ đơn giản ví dụ như kiếm Gladius sẽ được nung quặng lò cao tại Chi Lăng với mỏ thép chất lượng cực tốt tại đây. Sau đó các mẻ thép này sẽ được cán thành những thanh sắt theo kích thước nhất định, bởi những máy cán thép vận hành bằng sức kéo của các con voi. Tiếp theo những thanh sắt này sẽ được chặt làm các kích cỡ khác nhau đê chế tạo 3 loại kiếm Gladiolus tiêu chuẩn của quân Đại Việt, ngắn 65 cm, trung bình dài 80 cm, và trường kiếm dài 100cm. Tất cả các thanh sắt này lại được chuyển qua bộ phận rèn máy ban đầu với các búa máy vận hành bởi lực kéo của động vật. Các búa máy này có nhược điểm đó là không có sự cảm nhận tinh tế của những người thợ rèn, nhưng những chiếc búa máy kiểu như thế này lại có một ưu điểm tuyệt đối đó là tốc độ rèn tăng cao đến kinh người. Việc phân bổ dây chuyền sản xuất đã làm cho tốc độ chế tạo vũ khí của Đại Việt rất nhanh, việc áp dụng các máy móc bán cơ khí vào sản xuất lại càng làm cho tốc độ của việc chế tạo công cụ nói chung và vũ khí nói riêng của Đại Việt tăng chóng mặt. Tất nhiên thứ đồ sản xuất hành loạt không thể tốt như những thứ nắn nót chế tạo từng chiếc một một cách chi tiết cẩn thận. Nhưng nên nhớ một chuyện phôi thép được nung ra từ lò cao và lò thổi của Nguyên Quốc chất lượng cực tốt. Kĩ thuật thôi thép theo kinh nghiệp đoán nhiệt độ thông qua màu sắc lửa trên lớp muối rắc trên các thanh sắt, cộng thêm bản thân chất lượng quặng tại mỏ thép Chi Lăng cũng đặc biệt tốt. Vậy nên các sản phẩm thép của cục quân khí tuy là lọa sản phẩm sản xuất hàng loạt nhưng chất lượng vẫn cao hơn nhiều sản phầm cùng loại suất xứ Đông Ngô nói riêng hay Hán tộc nói chung.
Riêng chỉ nói đến cách tách xỉ tạp chất khỏi thép ở lò cao đã là tiến bộ vượt thời đại. Những thanh kiếm Đại Việt mỏng hơn, nhỏ hơn, nhẹ hơn, nhưng bền hơn quá nhiều so với những thanh kiếm sắt to bè nhưng đầy tạp chất xỉ quặng ẩn trong thân dễ gây nên hiện tượng nứt vỡ.
Mặc dù có được những lợi thế không thể đong đếm được từ những công nghệ từ tương lai nhưng Đại Việt cũng phải mất 3 tháng mới trang bị đầy đủ hoàn toàn vũ khí cho 2 vạn tân quân của họ. Trong 2 vạn tân quân này có tới một nửa được trang bị cung dài với hệ thống trợ lực. Một nửa còn lại là cung ngắn để chiến đấu du kích với cách trang bị này thì ý đồ quyết tâm phòng thủ các cứ điểm quân sự được bộc lộ một cách rõ ràng nhất. Những cung thủ được trang bị trường cung sẽ được đồng thời trang bị thương dài cộng thêm giáp nặng và một đoản kiếm gladius. Lực lượng này thực sự tốc độ di chuyển và tính cơ động không hề đáng khen ngợi chút nào. Nhưng đây là lực lượng trung kiên thủ thành cực mạnh với lực công kích và phòng ngự cực mạnh.
Lực lượng tiếp theo là 5000 binh sĩ sử dụng trường kiếm Gladious 2 tay dài đến 110cm cũng trang bị thêm cung ngắn và áo giáp siêu dày và nặng với lực phòng thủ không thể đong đếm trong thời kì này. Chỉ có 5000 binh sĩ sử dụng kiếm Gladious 60cm với trang bị giáp nhẹ khiên cùng cung ngắn. Đây là lực lượng mang tính cơ động với công năng toàn diện nhất. Tất nhiên tính về tốc độ họ không bằng 1500 kị binh của Đại Việt nhưng nếu chỉ xét trên khía cạnh địa hình phức tạp của Giao Châu thì đây mới là đạo quân cơ động nhất. Tất nhiên 2 vạn tân quân này vẫn có thiên hướng về phòng thủ là chính mà lực lượng mang tính công kích bá đạo của Đại Việt lại là gần 1 vạn quân chính quy biên chế hết vào thủy quân.
Với địa hình sông ngòi chằng chịt và bờ biển rộng kéo dài thì thủy binh Đại Việt mới là lực lượng chính được đầu tư để công kích địch nhân.
Không thể không nói đến 3 tháng vừa qua là 3 tháng điên cuồn săn giết cá Sấu của thủy binh Đại Việt trên mọi vùng, lãng địa thuộc quyền quản hạt của họ. Tất cả cũng chỉ vì Đại Việt cần một lượng lớn gân cá sấu dành cho việc chế tạo dây cung chất lượng cao. Thêm vèo đó da cá sấu cũng là một chất liệu tuyệt hảo cho việc chế tạo áo giáp nhẹ và cực bền chắc. Nhưng áo giáp của quân Đại Việt lúc này đã hoàn toàn đổi mới, chúng không còn là những sợi mây đơn sơ ngâm dầu cho dai rồi đan lại với nhau như trước kia nữa. Những tấm giáp mây kiểu cũ đó phòng thủ chặt chém từ đối phương nhưng lại kém về việc phòng thủ động tác đâm cũng như mũi tên. Nếu muốn phòng bị mũi tên thì chúng phải được đan đến 2,3 lớp rất cồng kềnh khó thích hợp cho tác chiến. Tất nhiên giáp mây bọc da sẽ có lực phòng ngự vượt trội giáp da của quân Đông Ngô nhưng lại không mạnh mẽ bằng giáp vảy thép của Đông Ngô. Tất nhiên đội giáp binh siêu tinh nhuệ đó của Đông Ngô quân Đại Việt chưa gặp qua, trước giờ thật ra họi chỉ chiến đấu cùng quân hạng hai của Đông Ngô mà thôi. Nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc tạo ra một trang bị áo giáp với chất lượng cao, trọng lượng nhẹ để phì hợp với cả cách tác chiến cũng như thể trạng người Việt đã là băn khoăn bấy lâu nay của Nguyên Quốc. Hắn không muốn toàn quân của hắn ăn một mồi lửa mà táng mạng như quân giáp mây của Mạnh Hoạch.
Kế hoạch thì Nguyên Quốc đã có sẵn trong đầu rồi nhưng quả thật hắn không có thời gian thực hiện mà thôi. May mắn thay tham vọng của Lữ Đại đã vô tình để cho Đại Việt non trẻ của Nguyên Quốc thở dốc một hồi. Ngay lập tức áo giáp mây đan tạm bợ của quân sĩ Đại Việt đã được thay thế bởi một loại giáp cường đại hơn rất nhiều lần.