Chương 135: Đại Việt nông nghiệp
Quả thật Nguyên Quốc rất muốn dành chút thời gian để đào tạo các nhân viên dân chính cũng như quân sự của Đại Việt một lâng nhưng quả thật là công việc này quá sức khổng lồ ngay kể cả Đại Việt giờ đây khá nhỏ bé. Không còn cách nào khác Nguyên Quốc chỉ đành dựa vào các nhân tố có sẵn rồi tiến hành giảng dạy tập trung một lượt ngắn hạn rồi vứt họ về địa phương mà hoạt động. Tuy rằng không được như mong đợi nhưng cũng tạm thời vận hành được các chính sách mà Nguyên Quốc đề ra. Quá trình đào tạo chỉ diễn ra rất nhanh trong hai tuần mà thôi. 200 nhân viên đã biết chữ và khá thông thuộc về chính sách và luật pháp mà Nguyên Quốc đề ra trước đó lại được tập huấn lại một lần. Vấn đề vẫn xoay quanh vào giải đáp những điều luật mà nhó người này chứng tỏ và thay đổi một số điều luật không phù hợp thực tế. Ngoài ra Nguyên Quốc còn tiến hành phổ biến tư tưởng Đại Việt dân tộc của hắn, nâng cao tinh thần dân tộc, quốc gia độc lập, tự chủ.... Những người học tập tại đây sẽ trở thành những thành viên nòng cốt truyền bá tư tưởng ấy về địa phương nơi họ hoạt động.
Không phải Nguyên Quốc không muốn kéo dài thời gian giảng dạy mà điều kiện không cho phép, tháng 6 tới rồi, việc thu hoạch cho vụ Chiêm của người Đại Việt cần được tiến hành. Lúa tại Khúc Dương đã bị hủy hết nhưng lúa tại Long Uyên, Cổ Loa, Luy Lâu, An Định và một ít tại Kê Từ cần thu hoạch. Ngoài ra vụ mùa chính gieo trồng vào tháng 6-7 gặt tháng 10-11 cần được tiến hành. Nguyên Quốc chỉ có thể đượi thời gian nông nhàn để tiếp tục giảng giải về vấn đề học vấn đợt thứ 2 mà thôi.
Cũng phải nói đến người Việt đúng là chuyên gia trong việc trồng lúa và làm nông nghiệp vào thời điểm này. Tuy họ không thể làm được 4 vụ như hiện đại nhưng cũng có thể làm đến 2 vụ trong một năm. Đây là lý do vì sao ít khi thấy dân Việt tại Giao Châu thiếu đói mặc dù sản lượng nông nghiệp thời này chưa hề cao.
Vụ mùa quan trọng (diện tích trồng nhiều, đủ điều kiện nhiệt độ, nước). Cấy tháng 6 – 7, gặt tháng 10. Mưa nhiều dễ bị úng, gió bão cũng thường xảy ra. Vụ chiêm: mùa lạnh, khô thường phải chống hạn. Cấy vào tháng 1 D¬ương lịch đến Tết ta, gặt tháng 5 – 6. Tất nhiên cũng có những năm xui xẻo đến độ cả hai vụ mùa đều mất trắng vì thiên tai nhưng nói chung thì một năm được mùa thì người Việt đủ ăn rất lâu, điều này không giống như người Hán vẫn đang loay hoay với một vụ mùa lúa mạch. Chỉ cần hạn hán hoặc lũ lụt thì cả vạn người sẽ chết đói chắc chắn. Khởi nghĩa Trương Giác cũng là dựa vào hủ bại của nhà Hán cũng là dựa vào thiên tai mùa màng thất bát dân chúng đói khổ mà dễ phản loạn.
Chính vì lí do vụ Mùa sợ úng ngập mà Nguyên Quốc trong lần giảng giải này tập trung chủ yếu vào việc đưa ra các biện pháp giải quyết úng ngập nếu như thiên tai có ập đến. Các phương pháp được đề cập đến rất nhiều nhưng điểm quan trọng nhất mà lần này Đại Việt quốc làm khác đi so với các bộ lạc Âu Việt trước kia đó là tính nhất quán... Trước đây người Việt cổ há lại không biết đến đắp đê, đập phòng chống lũ... Xong phương pháp của họ chỉ mang tính chất bộ lạc. Cùng lắm là nhóm bộ lạc... mạnh ai nấy làm rời rạc không thôi. Nếu quả thật xoa lũ đến thì những công trình theo kiểu nhỏ lẻ như vậy không tạo được hiệu quả cao. Điểm có lợi khi xây dựng được quốc gia dù là nhỏ bé nhất đó là tính thống nhất và đoàn kết. Bằng cách này quy mô cũng như tính hiệu quả của các công trình thủy lợi cũng như các công trình phòng chống thiên tai sẽ tăng theo cấp số nhân.
Nguyên Quốc hi vọng với sự thành công lần đầu này của Đại Việt trong việc đấu tranh với hiểm hoại thiên nhiên sẽ làm người Việt vững tin hơn, đoàn kết hơn và hiểu hơn về tính đoàng kết của một dân tộc nếu họ muốn tồn tại và lớn mạnh.
Tất nhiên sẽ không thể thiếu đi các thiết kế vượt thời đại về thủy lợi và trị thủy. Những thiết của Nguyên Quốc cũng chả gì ngoài hệ thống các bánh xe nước từ lớn đến nhỏ kích cỡ khác nhau. Điểm đặc biệt ở đây là sự bố trí xảo diệu để hình thành hệ thống tưới, tiêu của các khu vực canh tác của dân Đại Việt.
Ở cái thời đại này không có chuyện thủy điện vì lợi ích của một nhóm người mà xả lũ khiến bà con ở hạ nguồn điêu đứng sống chết không rõ. Ở cái thời đại này rừng đại ngàn tràn ngập ngăp trốn nên khả năng giữ nước cực mạnh. Căn bản lũ quét ở thời đại này cũng có nhưng thường không có bao nhiêu uy lực như thời hiện đại. Với thời đại này chỉ cần khai thông tốt, nạo vét khơi thông tốt các dòng sông thì lũ quét muốn có cũng khó khăn.
Công việc của nhóm 200 thành viên dân chính quả là rất phức tạp và nặng nề, chúng dường như bao quát mọi chuyện trong sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân Đại Việt.
Chính sách của Nguyên Quốc vẫn rất nhất quán là phân chia ruộng đất theo đầu người. Chỗ ruộng đất thừa ra thì thuộc về chính phủ Đại Việt. Nhưng đây là tài sản thuộc về chính phủ mà không thuộc về bất kì ai kể cả Nguyên Quốc hắn cũn không phải. Những ruộng đất này một phần sẽ được cày cấy bởi các quân sĩ Đại Việt theo chế độ quân điền. Nhưng tại Đại Việt chế độ quân điền rõ ràng tiến bộ hơn nhà Tần rất nhiều khi các quân sĩ cũng được hưởng đến 30% thành quả từ những thửa ruộng họ cày cấy. Trong khi đó đối với chính sách của người Tần thì đó là nhiệm vụ của quân sĩ trong chế độ của họ. Quân sĩ trồng trọt vất vả nhưng họ chỉ được nhận lương "cứng" của họ mà thôi. Chính điều này đã làm quâm sĩ Đại Việt cực kì hưng phấn trong công việc, họ được nhận lương "cứng", bao ăn, và nhận thêm lương sản phẩm từ các thửa ruộng. Có thể nói binh sĩ chuyên nghiệp của Đại Việt trong thời gian tương lai sẽ là những người có của ăn, của để.
Cách tính thuế lương thực ruộng đất tư nhân là từ 0% đến 40% tùy theo chất lượng của ruộng đất. Điều này Nguyên Quốc học nguyên cách tính thuế lũy tiến của thời hiện đại. Ngoài ra đất công cũng được cho nhân dân thuê với múc thuế tính lũy tiến như trên nhưng trừ đi 5% tức là nếu nông dân làm ruộng công sẽ có lợi hơn. Chích quyết sách này luôn kích thích nông dân hoàn thành công việc cho chính phủ trước khi hoàn thành công việc của bản thân họ.
Với những chính sách miễn giảm thuế khá nhân đạo của tương lai cũng được Nguyên Quốc triệt để áp dụng vào Đại Việt quốc non trẻ. Dân chúng Đại Việt quá hạnh phúc với chính sách của chính phủ rồi, thứ nhất họ sẽ được lương thực do chính mình sản xuất mà không phải nộp hết cho các Lang Cun sau đó chờ phân phối từng đợt... Thứ đó ai ai cũng có rộng đất, ngay cả như Tróc Nọi còn có phần thì các Jan đâu sợ không có đất để canh tác.
Điểm quan trọng nhất trong chính sách của Đại Việt đó là lần đầu tiên kể từ khi có các tổ chức chính phủ như Văn Lang hay Âu Lạc thì trên đất Giao Châu này lại có một Chính phủ thực sự với tính toàn vẹn cực lớn. Việc lần đầu tiên thống nhất trả lương cho binh sĩ và các nhân viên phục vụ trong triều đình từ nguồn ngân sách thu từ thuyế vụ đã đánh dấu lên một bước tiến bộ vượt bậc trong cơ cấu. Việc trả lương theo cấp bậc, tính theo cân nặng của thóc sau đó tính thành tiền đồng chính là một cách làm cực tân tiến ở thời đại này.
Nói đến số đo và cân nặng đã được Nguyên Quốc quy chuẩn theo trọng lượng Kg của thời hiện đại với cái cân móc cầm tay của mình thì Nguyên Quốc đã chế tạo ra những quả cân mang tính quy chuẩn vàng dành cho người Đại Việt. Còn chiếc thước dây của hắn lại thống nhất đơn vị đo lường theo mm, cm, m, km v.v... Từ nay Đại Việt đã có được đơn vị đo lường thống nhất thông suốt mọi mặt.