Chương 128: Lấy sở trường đánh sở đoản.
- Ủ rũ không phải là cách… tổn thất thì cũng đã tổn thất rồi… Tình thế hiện nay cực kì căng thẳng không như chúng ta tưởng tượng… rất có thể chúng ta sẽ rơi vào hoàn cảnh cả hai mặt thọ cường địch… việc di dân căn bản không thể thực hiện được nếu điều đó sảy ra… tất cả mọi người cùng cho ý kiến đi… ai cũng phải phát biểu… hay dở ra sao cũng phải nói ra…
Thật ra trong lúc trầm ngâm thì Nguyên Quốc đã nghĩ ra phương án hành động cụ thể rồi… nhưng quy củ vẫn là quy củ, thói quen đóng góp ý kiến là không thể bỏ…. Việc này liên quan đến vấn đề đào tạo sĩ quan cho quân Đại Việt. Thời gian mở trường lớp là không có được vậy nên những buổi họp như thế này chính là khoảng thời gian quý giá dành cho việc đào tạo các sĩ quan… Ý kiến thì có nhiều, tranh luận cũng lắm nhưng tựu chung lại vẫn là Nguyên Quốc lèo lái ý kiến của các sĩ quan để họ dần dần đi đến kế sách mà hắn đặt ra… đây là một kiểu ngấm ngầm chỉ bảo mà các sĩ quan Đại Việt biết thừa rồi. Vậy nên họ rất động não mà tham gia ý kiến cũng như tranh luận kịch liệt với nhau để bảo vệ ý kiến của mình. Người nhận xét và phán xử sau cùng vẫn là Nguyên Quốc, nhưng quả thật ngày Nguyên Quốc ngày càng ít phải làm công việc này. Vì vô hình chung trong lúc tranh luận thì ý kiến của các sĩ quan tướng lãnh đều tự đi đến những kết luận đại loại như Nguyên Quốc tính toán. Cuộc họp quân sự cấp cao được thông qua với những nét cơ bản như sau:
Thứ nhất đó là không lui mà đánh, đánh trực diện đánh cho quân địch phải lui lại… điều này được thể hiện qua ý trí sục sôi chiến đấu của các sĩ quan… nhưng họ không ngu ngốc mà lấy số quân chỉ bằng một phần năm địch nhân để đánh…. Đánh ở đây là lấy sở trường đánh sở đoản của đối phương. Điểm này là quan trọng nhất trong kế hoạch lần này của Đại Việt quân…
Tổng số chiến thuyền hiện nay của Đại Việt đã lên tới 64 chiến thuyền, trong khi đó Đông Ngô chỉ có mười chiến thuyền đang ở tít xa Vân Đồn biển thực hiện công tác vận lương từ Hợp Phố về Khúc Dương. Vậy nên thế mạnh cảu Đại Việt là khống chế đường thủy… Do vậy nếu Đại Việt đem chiến thuyền đi vận lương và di dân thì đó là một sự lãng phí nghiêm trọng. Do vậy Nguyên Quốc quyết định vận dụng hết toàn bộ 64 chiến thuyền vào trận chiến với quân Đông Ngô. Nhưnng quân số của Đại Việt tại khu vực Cổ Loa Bắc, Luy Lâu và Bắc đái không thể vận dụng hết 64 chiến thuyền này được nên Nguyên Quốc quyết định cả dân quân cũng tham gia vào thủy quân của Đại Việt.
Nói về binh lực của Đại Việt tại khu vực Bắc Đái hiện nay có tổng toàn bộ 41 chiến thuyền, gồm 17 chiếc thuộc thủy quân Giao Long, 7 chiếc thu được từ quân Lã Đại và 17 chiếc thuộc thủy quân Cự Kình và Lục Hải mà Nguyên Quốc vừa từ đảo Long Châu đi về. Về quân số thì có tới 3600 người bao gồm 2000 thủy binh tinh nhuệ Giao Long, 800 thủy quân Lục Thủy của Lê Loi chỉ huy, 800 quân Cự Kình do anh em Hà Thương và Hà Thuẫn chỉ huy. Với số lượng này họ đã có thể lấp đầy 36 chiến thuyền rồi. Nhưng vấn đề của họ là thiếu người chèo thuyền nên đôi khi lính thủy cũng kiêm luôn cả trèo thuyền… hiện tại số tù binh cả người Hán lẫn người Bách Việt thuộc Đông Ngô chỉ có 2 ngàn người mà thôi, tức là chỉ có 25 chiếc thuyền là có người chèo mà thôi. Còn lại là những người Việt thuộc Bắc Đái trước đây và thủy quân thanh phiên nhau chèo thuyền…
Lần này tạo Luy Lâu và Cổ Loa có đến hai vạn bốn ngàn người dân trong đó vào thời điểm ban đầu Hà Tùng chiêu mộ đến 5 ngàn dân binh nhưng không đu trang bị nên số người giảm xuống còn 3 ngàn, nay có một ngàn dân binh bị giết hại tại Bắc Đái nên số dân binh là 2 ngàn mà thôi. Nhưng Nguyên Quốc quyết định chiêu mộ lại hết tất cả các dân binh nâng con số toàn bộ lên 4 ngàn dân binh. những người này sẽ tham gia vào thủy binh Đại Việt và có thể lấp đầy toàn bộ con số 41 thuyền chiến cảu Đại Việt tại Bắc Đái và Cổ Loa lúc này….
Việc thứ hai đó là vận chuyển lương thực từ Luy Lâu và Cổ Loa thì dùng thuyền con của dân chúng và bè gỗ… chỉ cần nhanh nhất đưa về Bắc Đái thành là tốt nhất… 20 chiến thuyền từ Hữu Lũng quay lại sẽ tùy hoàn cảnh mà tiến hành bố trí dùng làm vận chuyển hay tăng viện là công tác chiến tranh….
Điểm tiếp theo của hội nghị đó là tranh thủ thời gian Đại Việt còn khống chế đường Sông do quân Đông Ngô không có chiến thuyền mà tạm thời điều dân về Hạ Long tiến hành làm muối và khai thác than nhiều nhất có thể… Quân Đông Ngô muốn tăng viện cho Giao Châu thì ít nhất cũng phải 3 tháng nữa mới có thể đến nơi… việc điều binh không phải nói làm là có thể làm, quan trọng nhất đó chính là sắp vào mùa bão lũ, rất có thể con số 3 tháng sẽ còn kéo dài hơn rất nhiều… đây là điểm quân Đại Việt cần lợi dụng…. Kế hoạch chế tạo muối tại Long Châu coi như hủy bỏ, đơn giản đây là một kế hoạch không có tính khả thi… bởi khi chiến thuyền cùng đại quân Đông Ngô tăng viện cho Giao châu thì họ dễ dàng phong tỏa mọi tuyến đường sông từ Long Uyên Hữu Lũng đi ra biển… nói đương cử nhẹ nhàng nhất đó là đóng cọc một số nhánh sông sau đó lập trạm kiểm soát thì ngay cả thuyền nhỏ cũng không đi qua được. Vậy nên Nguyên Quốc quyết định dùng toàn lực dân sản xuất muối trong khoảng thời gian tới tạo thành một lương dự trữ khổng lồ vận chuyển về Hữu Lũng…. Và địa điểm được chọn để bí mật sản xuất muối đó chính là bán Đảo Hạ Long ngày nay… mà nói đúng hơn thì đó là mộ hòn đảo vào thời gian này khi vẫn chưa có sự bồi đắp.. Hạ Long lúc này nằm tách biệt với lục địa bằng những nhánh biển rộng cỡ con sông lớn tầm 200m mà thôi. Nơi này hoang vu và khả năng bị phát hiện là ít có khả năng…. Nguyên Quốc quyết định điều 7 ngàn dân cùng 1 ngàn dân ở đảo Long châu quay về để tạo thành lực lượng sản xuất muối và khai thác than khổng lồ… Nên nhớ Hòn Gai có mỏ than Núi Béo lộ thiên khổng lồ với chất lượng cực cao…
Công việc đã định nên tất cả phân ra bắt đầu hành động… mà hành động quan trọng nhất lúc này chính là trả thù lính Mân Việt, Nguyên Quốc quyết định trận chiến này không có tù binh… phải đuổi cùng giết tận tất cả lính Mân đã gây nên thảm kịch tại Bắc Đái, tại thời điểm này, tại vị trí này Nguyên Quốc gạt đi một chút lòng nhân đạo còn lại của hắn… Nguyên Quốc đã quyết định giết bằng được tất cả lính hán và lính Bách Việt trong thành Kê Từ rồi.