Chương 125: Chân thành Bắc Đái
Sự xuất hiện của một đám binh sĩ mặc trang phục Đông Ngô nhưng tay không đeo băng đỏ thì Hà Tô biết phiền phức lớn đến rồi. Cũng may mắn đó là cửa thành Đông luôn đóng vì nơi này không hề có nhu cầu sử dụng lúc này, cửa thành Tây mới là nơi mở liên tục để đón dân chúng từ Cổ Loa và Luy Lâu đi theo đường Sông Đuống tới đây. Hà Tô biết rằng các binh sĩ dự bị đang rất sợ hãi vì tính ra họ thuộc nhóm sản xuất bộ, chưa kinh qua chiến trận bao giờ. Mặc dù họ đều là hảo thủ săn bắn thế nhưng giữa giết người và giết thú săn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Ngay khi quân Đông Ngô Mân Việt kêu gào gọi mở cửa thành thì Hà Tô đã tập hợp toàn bộ binh sĩ dự bị của Đại Việt có cung tiễn lại, kể cả cung tiễn đơn sơ chỉ bắn được 60m thì tất cả đều được sử dụng. Nếu không có một tiếng trống làm dậy tinh thần thì chắc chắn đám quân dự bị này sẽ tan tác và người trong thành sẽ chịu nguy hiểm không thôi. Giờ đây cho dân di tản theo các cổng thành khác chạy trốn là bất hợp lý, Thành Bắc Đái chỉ dó tầm 800m mỗi cạnh, căn bản chạy không được xa thì dân chúng sẽ bị đuổi kịp. Với sự náo loạn lúc đó thì 1 ngàn quân chim non của họ còn khó bảo về người dân hơn là dựa vào tường thành.
Rất nhanh chóng gần ngàn cây cung được tập hợp, trong đó có 300 cung là cung tốt của Đông Ngô còn lại toàn là các cung săn với chất lượng không đồng đều. Hà Tô phân người các lão binh quản lý ra thành mười nhóm mỗi nhóm 100 người sau đó lại có thêm 30 người phân ra quản lý từng nhóm nhỏ hơn hai chục người… Đây là cách phân chia đội ngũ theo tiểu đội đến trung đoàn mà Nguyên Quốc đã đề ra. Binh sĩ chính quy của Đại Việt trong giai đoạn này rất dễ trở thành sĩ quan của dân quân, tuy sau từ sĩ quan có chữ dân quân nhưng họ cũng thấy oai lắm vì bộ hạ dân quân của họ cũng xưng hô đội trưởng đội phó sĩ quan đấy thôi. Tuy vài ba ngày chưa thể làm cho 1 ngàn người có được ý thức chiến đấu nhưng cách phân chia các binh sĩ có kinh nghiệm chiến đấu đến quản lý từng nhóm nhỏ một xem ra là một chính sách rất thông minh của Nguyên Quốc. Chỉ thấy mệnh lệnh của Hà Tô được thực hiện một cách thông suốt, chưa biết hiệu quả ra sao nhưng về vấn đề nghiêm chính ban đầu là khá tốt.
Quân Mân Việt ngoài cửa Đông nhao nhao chửi rủa mãi đến 15 phút mà cửa thành vẫn im lìm… Bỗng có một vài binh sĩ " Đông Ngô " trên lâu thành nhô đầu ra mà gọi vọng xuống….
- Người đến là người nơi nào… chúng ta được lệnh của Liêu Ngang thủ lĩnh không được mở cửa…
Liêu Ngang chính là tên thủ thành Bắc Đái, lần trước chính thủy quân Giao Long tấn công vào Bắc Đái thì cũng bắt được một nhóm tù binh Sơn việt nên dĩ nhiên là Hà Tô có biết về tên này nên giả vờ mà nói chuyện (Liêu Ngang chính là anh trai Liêu Thức, Năm 239, Liêu Thức nổi dậy, vây đánh thành ấp, các quận Linh Lăng thuộc Kinh châu và Thương Ngô, Uất Lâm thuộc Giao châu dao động).
- Con Mệ mi, chúng ta là linh Mân Việt được hiệu úy Lục Y của Đông Ngô cử đến đây tham gia bảo vệ thành… mau mau gọi Liêu Ngang ra đây nếu không chúng tao phá cửa vào thành thì tui bây không xong…
- Con Mệ mi thì có, có giỏi thì xông lên… các ngươi mà xông lên thì tao sẽ báo cho Lã Đại châu mục tụi bây làm loạn chém hết lũ Mân các ngươi…
Vậy là La Lê lại đứng dưới thành mà gân cổ chửi lên còn Hà Tô cũng không thua kém mà đứng trên thành chửi xuống… Sở dĩ Hà Tô làm như vậy vì hắn đang cố gắng kéo dài thời gian cho quân sĩ Đại Việt có thể bò lên đầu thành cào vị trí chiến đấu. Ngoài ra còn để cho dân chúng tập hợp mũi tên có được trong dân gian...
Cãi nhau một lúc bỗng nhiên La Lê dừng lại:
- Mệ mi không đúng khẩu âm của ngươi không phải người Dương Việt… bọn bây là ai….
Vì tức giận mà lú lẫn không để ý, thế nhưng khi bình tĩnh lại thì La Lê nhận ra điểm bất hợp lý nên hắn gào lên dò hỏi… Nhưng đáp lại hắn chỉ có một tiếng gào to như xé rách màng nhĩ phát ra từ Hà Tô:
- BẮN…..
Mũi tên vun vút từ đầu thành bắn xuống, quân Mân Việt một loạt ngã xuống trong làn mưa tên đến gần một ngàn điều này. Cũng phải nói đến quân Mân Việt khá vô kỉ luật và chủ quan khi đứng nhung nhúng ngay cạnh con sông hộ thành rộng 10 m này. Thành thử ra họ chỉ đứng cách tường thành tầm 30m mà thôi. Thêm vào đó thì nhóm quân Mân Việt này không hề có một chút phòng ngự nào cả mà đang bận gân mồm lên gào thét chửi rủa vậy nên trong đợt tên bắn đầu tiên họ chịu thương vong cực lớn. Gần 300 người nằm xuống không còn có thể nhúc nhích do trúng tên vào chỗ hiểm đa phần là tên găm thẳng vào cổ hay mặt… số bị thương cực nhiều… nhưng vì cung tên của Đại Việt chỉ có một bộ phạn cung lấy từ Đông Ngô là cung tốt nên có lực sát thương mạnh. Số còn lại nếu trúng vào chỗ hiểm mới gây nên thương vong cao còn nếu như trúng giáp da của quân Mân Việt thì chỉ gây ra vết thương nhẹ mà thôi. Lí do cũng một phần bởi vì mũi tên trong dân gian thường là tên tre vót nhọn mà mà thôi, đầu tên không đủ sắc bén và cũng không đủ nặng để xuyên thủng giáp da cho được.
Bị tấn công bất ngờ thì Mân Việt bối rối hoảng hồn lui lại. Nhưng đặc điểm chung của Bách Việt tộc đó là dã chiến trong rừng và giỏi leo trèo. Họ không hề tốt trong việc tổ chức hay tấn công hay rút lui theo đội hình quy củ… chính vì việc mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy lui gây nên cảnh tượng khá hỗn loạn. Một phần ba số lượng Mân Việt là có khiên chắn, một phần ba là cung thủ với cung tốt của Đông Ngô nhưng chính vì sự hỗn loạn mà họ không hề tận dụng tốt được các vũ khí lợi hại này của mình… Lúc này đây Hà Tô hét to như át đi tiếng kêu la gào thét bên dưới thành trì…
-BẮN TỰ DO… BẮN TỰ DO… MAU BẮN CHO TA… BẮN CHẾT LŨ CHÓ MÂN CHO TA…
Hắn gào lên như xé toang cổ họng, các sĩ quan dân quân cũng theo đó mà gào to truyền mệnh lệnh từ trung tâm di xa hai cánh…. mỗi người sĩ quan đều làm gương vừa bắn vừa thét lớn chỉ đạo nhóm cung thủ của mình….
Tình trạng hỗn loạn sẽ có càng nhiều thương vong, càng nhiều thương vong thì càng hỗn loạn, đây là một cái vòng luẩn quẩn tạo nên dưới chân thành Bắc Đái. Họ cách quá gần chân thành và nằm hoàn toàn trong tầm bắn của quân Đại Việt nên không thể tránh né vào đâu, mà khoảng cách chạy khỏi tầm bắn chỉ gần 80m nhưng vì sự rối loạn mà khoảng cách gần ngay trước mắt này lại trở thành lạch trời khó qua.