Chương 119: Triệu Quốc Đạt
- Em gái đừng khóc nữa, ta biết em đói em lạnh … nhưng hãy cố nhịn đi… trời sang ta sẽ kiếm đó ăn cho em…
Gã thiếu niên đang nói những câu đó, hắn lập đi lập lại nhưng chỉ là nói lẩm bẩm cho chính mình nghe mà thôi. Đứa bé mới 15 tháng tuổi thì làm sao mà nghe được hắn nói gì. Gã thiếu niên này là Triêu Quốc Đạt con trai của hào trưởng Triệu Quốc Dân. Mà người hắn đang đeo sau lưng kia chính là Triệu Thị Trinh người con gái trong lịch sử sẽ là Vương của Cửu Chân đứng lên đánh đuổi quân Đông Ngô.
Cuộc hành trình này diễn ra sau khi quân Đông Ngô phối hợp cùng quân bản bộ Sĩ Huy đàn áp các bộ lạc của Âu Lạc hai tộc. Nó diễn ra trước cả khi quân Đông Ngô bắt đầu tổ chức cho quân đội Đông Ngô của sĩ Huy lui lại phía Bắc nơi Khúc Dương thành để tiến hành đàn áp khởi nghĩa nơi đây. Vì sao Triệu Quốc Đạt lại muốn quay ngược lai phía Bắc là nơi quân Đông Ngô đang chiếm giữ mà không chạy xuôi về phía Nam tị nạn, điều này thực ra cũng không khó để biết được. Trước thời gian chưa sảy ra bữa tiệc Hồng Môn Yến và cuộc đàn áp đẫm máu của quân Đông Ngô thì có một khoảng thời gian tạm thời hào hoãn giữa hai bên. Để tránh cho các bộ lạc Âu Lạc có đề phòng hay nghi kị thì quân Đông Ngô tỏ ra khá hảo hữu và hai bên tiếp xúc khá nhiều. Tất nhiên tin tức phía bắc có một cuộc nổi dậy của người Việt cũng không thể nào dấu mãi được. Hầu như cao tầng cảu người Việt tại Cửu Chân cũng có biết một hai. Và Triệu Quốc Dân có biết chuyện này, sau đó là Triệu Quốc Đạt cũng có nghe qua. Việc chọn hướng chạy trốn lên phía bắc của Triệu Quốc Đạt thực ra rất thong minh. Trong khi quân Đông Ngô đang truy quét tàn dư quý tộc Việt cổ tộc chạy về phía Nam thì hướng Bắc nơi Đông Ngô đang chiếm đóng tưởng như nguy hiểm lại là nơi an toàn nhất… Ngoài ra Triệu Quốc Đạt muốn lặn lội đường xa mà đi đến tận Khúc Dương để đầu nhập nghĩa quân có ý muốn báo gia thù quốc hận.
Cũng may mà hắn không mò đến Khúc Dương kịp thời nếu không thì giờ đây Triệu Quốc Đạt chính là cái xác không đầu rồi. Khúc Dương giờ này không còn nằm trong quyền quản lý của quân Đại Việt nữa rồi. Triệu Quốc Đạt tuy tuổi nhỏ nhưng hắn được đào tạo rất bài bản từ gia đình thế nên dễ dàng trong việc lập kế hoạch cho chuyến đi dài đến 400km này. Hắn không chọn đường song để di chuyển vì biết rằng rất nhanh chóng quân Đông Ngô sẽ quay lại Miền Bắc, đến lúc đó bè tre gỗ của hắn cùng gần trăm thuộc hạ không thể nào đi nhanh như quân Đông Ngô khả năng bị bắt gặp là cực lớn nên hắn chọn đường bộ. Mà đường bộ thì quân Đông Ngô hành quân sẽ rất chậm vì đại quân di chuyển kèm theo đó là hậu cần lương thảo, không thể nào nhanh nhẹn như gần trăm người trang bị nhẹ nhàng lên đường ngày đêm như hắn.. Vì đường xá thời này thực sự rất vất vả cộng thêm Triệu Quốc Đạt phải né tránh các trạm gác hay thành trì mà đi đường vòng thế nên phải mất hơn 10 ngày hắn và bộ hạ mới có thể di chuyển từ Câu Lậu đi đến An Định (Nam Định ngày nay) sau đó lại vòng lên hữu ngạn sông Hồng. Tại đây đang tìm cách vượt sông thì hắn gặp một chuyện mà cả đời này không thể nào quên được…
Ngay khi Triệu Quốc Đạt chuẩn bị cùng bộ quân đẩy các bè gỗ xuống bờ song Hồng thì quân sĩ canh gác chợt phát hiện từ xa phía hạ lưu có một đoàn thuyền Đông Ngô đang căng buồm và chèo thuyền hết tốc lực tiến về thượng nguồn. Ngay lập tức Triệu Quốc Đạt ra lệnh tất cả quân sĩ của hắn ngụy trang lại các bè tre rồi chui vào trong bụi quan sát tình hình…. từng chiếc từng chiếc thuyền Đông Ngô cuống quýt chạy qua vị trí của Triệu Quốc Đạt đang ẩn núp mà ngược lên thượng lưu. (thuyền ngược dòng thường căng buồm để hưởng lợi hướng gió Đông Bắc vào mùa đông và Đông Nam vào mùa hạ). Điểm quan trọng là bên bờ sông cách vài trăm mét thì Triệu Quốc Đạt cũng có thể nhìn thấy vẻ mặt kinh hoàng của quân Đông Ngô trên thuyền cùng sự bối rối nhốn nháo. Chừng bảy chiến thuyền đi qua thì mãi một lúc sau mới có một chiến thuyền với vết tích cháy nham nhở cùng cánh buồm đã cháy không còn từ từ bò ngược dòng. Chiếc thuyền này vì không còn buồm nên tốc độ khá chậm, mà cách đó cũng không xa là một loạt những cánh buồm rợp trời của thuyền chiến. Nhưng các thuyền này lại treo cờ con chim Lạc của người Việt. Phải nói là sau bài học lần trước con chim lạc vẽ trên lá cờ cũ của Nguyên Quốc khí phách và đẹp đẽ nhưng nó là hình vẽ của hậu thế các nhà thiết kế làm ra, nhìn nó chả khác mấy đại bàng khiến cho người Việt nhìn cũng khó hiểu ra. Vậy nên giờ đây Nguyên Quốc đã thay đổi toàn bộ cờ của Đại Việt thành hình con chim lạc giản thể trên trống đồng mà bất kì một người dân nào thuộc Âu Lạc hai tộc đều hiểu rõ.
Không cần nghĩ nhiều thì Triệu Quốc Đạt cũng biết đây là nghĩa quân Khúc Dương mà người ta đồn thổi đánh bại thủy quân của Đông Ngô và đang truy đuổi họ. Không chần chừ một giây nào Triệu Quốc Đạt giao cái giỏ chứa em gái minh cho một gã bộ hạ trông coi rồi ra lệnh hạ 6 cái bè tre xuống sông ngay lập tức. Hắn quyết định chặn đầu đánh cái thuyền hư hao nặng này của quân Đông Ngô giúp cho nghĩa quân phía sau một tay. Mà đây cũng là một kiểu như đầu danh trạng để ra mắt đầu nhập vào nghĩa quân.
Nhưng hành động này của Triệu Quốc Đạt có vẻ thừa thãi vì đã có 3 chiến thuyền mang cờ lạc Việt đuổi kịp chiếc thuyền Đông Ngô kia. Chỉ thấy hơn mười mũi tên lửa thô to như ngọn giáo từ khoảng cách hơn 200m từ các chiến thuyền của Đại Việt bay qua sau đó là một màn lửa bùng cháy thiêu đốt sàn thuyền quân Đông Ngô. Tiếp theo càng có nhiều hơn thuyền chiến của người Việt tiếp cận… những mũi tên lửa như phô thiên cái địa mà nhấn chìm cả một con thuyền dài 50m vào trong biển lửa. Lính Đông Ngô không chịu nổi mà phải nhày xuống sông mong thoát nạn. Số thì bị đốt bỏng đến di chuyển không nổi nữa rồi… Mặt nước phản chiếu ảnh lửa khổng lồ mà đỏ rực. Cách xa cả trăm mét mà Triệu Quốc Đạt và binh sĩ của hắn còn cảm thấy các lưỡi lửa khổng lồ kia như đang quét vào mặt hắn bọn hắn vậy.
Không suy nghĩ nhiều Triệu Quốc Đạt ra lệnh cho binh sĩ của mình tiến hành truy sát các thủy binh Đông Ngô đã nhảy xuống sông… tác chiến của nhóm quân này khá là dũng mãnh điều này chứng tỏ họ đã được luyện tập khá là tốt…
Ngay lập tức có hai chiến thuyền mang cờ Đại Việt tách đoàn mà rẽ về hướng các bè tre của Triệu Quốc Đạt ….
- Các ngươi là người phương nào… binh sĩ của ai vậy…
Một chiến sĩ Đại Việt thuộc trung đoàn thủy binh Giao Long cất tiếng hỏi vọng từ trên thuyền chiến.
- Chúng tôi là quân Cửu Chân… Sĩ Huy, Lã Đại lập mưu đồ sát binh sĩ của Âu Lạc hai tộc tại Cử Chân… chúng tôi chạy lên phía Bắc đầu nhập nghĩa quân Khúc Dương… các ngươi có phải là nghĩa quân Khúc Dương không?
- Ồ vậy sao… tốt… chúng ta trước đóng ở Khúc Dương nhưng chuyển Long Uyên rồi… cách ngươi có bao nhiêu chiến sĩ….
- Chúng ta có 97 người…. còn một số người trên bờ… chúng ta có thể lên thuyền chiến không… em gái ta mới một tuổi không chịu được đường bộ vất vả nữa rồi….
Bỗng nhiên có một vị tướng già uy nghiêm bước lên phía thành của chiến thuyền….
- Chàng trai trẻ có đảm lược… nhưng ngươi phải nhanh lên chúng ta còn phải đuổi theo hạm đội phía trước….
Người lên tiếng chính là Đô Đốc Hà Tùng của thủy quân Giao Long