Chương 100: Lịch sử bôi nhọ

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 100: Lịch sử bôi nhọ

Nhưng nói đến tại sao tên Việt gian Hữu Hải lại có được thuốc phiên thì chuyện này cũng không có gì khó hiểu. Quê hương của Anh túc ở miền Trung Á, Ấn Độ và Iran. Như một hình ảnh của mầm hoa cây thuốc phiện (anh túc) từ xưa đã được chêm vào các hình tượng tôn thờ, rất lâu trước khi thuốc phiện được tìm ra trong các hạt cây này. Trên hình điêu khắc nổi từ cung điện của Ashurnasirpal II ở Nimrud (870 TCN - 879 TCN), có một vị thần có cánh tay ôm một bó hoa... thuốc phiện thân dài. Trong quả Anh túc chất nhựa trắng, lấy ra phơi khô thành thuốc phiện, trong đó chứa 10% morphin nhưng thời này không ai biết chuyện này. Tại Trung Á, Ấn Độ và Iran lúc này chỉ biết sử dụng "vỏ ngự mễ" hoặc "anh xác". Sau khi"lấy nhựa", mùa hè sẽ thu hái, vứt bỏ hạt và đầu dài, phơi khô, sao dấm hoặc tẩm mật ong cất giữ. Nhưng thong qua con đường tơ lụa trên biển đến Đông Ngô thì tên Hải thu được từ thương nhân một số cây Anh túc mà những tên này vì tò mò và hiếu kì màng về. Ngay lập tức Hữu Hãi bắt tay vèo chế tạo viên thuốc phiện đầu tiên và đặt hàng thương nhân mang về thật nhiều trong lần tới với giá cực cao.. cộng thêm là mang về hạt giống…

Nói vè con đường tơ lụa trên biển thì ai cũng nghĩ đến Trịnh Hòa thời nhà minh với 7 lần đi Châu Âu và coi như là người Á Đông dầu tiên tìm ra con đường tơ lụa trên biển. Nhưng thực sự thì đó là bịa đặt trắng trợn. Lịnh sử là do kẻ chiến thắng viết, và thường là những cái gì tốt đẹp thì họ vơ hết vào mình mà phủ nhận đi quá khứ lịch sử thực sự. Vật nên đôi khi đọc chính sử cũng chả thể tin được bao nhiêu, từ đó mới có công việc cho các nhà khảo cổ gia hoạt động. Chỉ có những bằng chứng khảo cổ mới là điểm đáng tin hơn cả khi nhìn về lịch sử. Nếu chỉ dựa vào các ghi chép lịnh sử từ các sử quan các triều đại thì coi như hỏng bét cả. Không nói đâu xa chỉ cần nói về sử Việt thời kì Bắc Thuộc lần thứ nhất toàn bộ đều dựa vào sử từ nhà Hán nói nhăng bôi xấu Bách Việt tộc mà viết.. Đó là một điều xỉ nhục đối với tộc Việt ta. Vì những thứ người Hán viết về tộc Việt đều là nhố nhăng bôi nhọ và mạt sát tộc Việt mà thôi.

Một ví dụ như sau để chứng minh sử Hán nói về Việt tộc bôi nhọ đến bao nhiêu. Công cuộc khai thác của những nhà đô hộ Trung Hoa chỉ nhằm phục vụ quyền lợi Trung Hoa, nhưng lại luôn luôn tự đề cao là họ đã khai hóa dân Việt mà họ cho là "Nam man".Theo sách Hậu Hán thư (Hou Han shu, sách về đời Hậu Hán, viết vào thế kỷ thứ 5): "Tục Cửu Chân làm nghề săn bắn chứ không biết dùng bò để cày. Dân thường phải mua lúa Giao Chỉ mỗi lần bị thiếu thốn. [Nhâm] Diên bèn truyền đúc các thứ điền khí dạy cho họ khẩn ruộng, ruộng đất trù mật, mỗi năm một rộng thêm; trăm họ được đầy đủ. Dân Lạc Việt lại không có phép cưới hỏi, mọi người ưa dâm dật, không quen thói sống chung với nhau, nên không biết tình cha con, không biết đạo vợ chồng. Vì vậy Diên gởi thư đi các huyện thuộc quyền ông, truyền cho mọi người đàn ông từ 20 đến 50 tuổi, đàn bà từ 15 đến 40 tuổi, tất cả tùy theo tuổi tác mà cưới hỏi nhau… Trước kia trong thời Bình Đế có Tích Quang, người Hán Trung làm thái thú Giao Chỉ, lấy lễ nghĩa dạy cho dân Man di ăn ở, tiếng giáo hóa cũng lừng lẫy như ông Diên…Đất Lĩnh Nam giữ phong tục Trung Hoa bắt đầu từ hai vị thái thú đó".
Đoạn văn nầy kể công hai nhân vật tiêu biểu cho các thái thú Trung Hoa, là Tích Quan và Nhâm Diên). Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ (châu thổ sông Hồng), đời vua Hán Bình Đế (1-5 SCN). Nhâm Diên làm thái thú Cửu Chân (châu thổ sông Mã) từ năm 25 đến năm 29 (SCN) thì được gọi về Trung Hoa.

Hai nhân vật nầy, theo Hậu Hán thư, đã có công:. 1) Truyền dạy việc dùng điền khí để cày ruộng. 2) Giáo hóa dân bản địa. Hai "sự nghiệp" nầy được các bộ sử Trung Hoa ca tụng và được một số bộ sử Việt Nam chép theo. Thật là không thể hiểu nổi tại sao người Việt lại đi sử dụng sách sử Hán tộc để viết nên sử của mình Trung Hoa xưa ở vùng Hoàng Hà, trồng lúa mì và lúa mạch trên ruộng khô, không biết lúa gạo (lúa nước), thì làm sao giỏi kỹ thuật trồng lúa gạo ở ruộng nước mà dạy người Việt. Mà theo các bằng chứng khảo cổ học học giả Hoa Kỳ, Nga, Trung Hoa và cả Việt Nam, cho thấy rằng Đông Nam Á là trung tâm đầu tiên trên thế giới của nền văn minh lúa nước, rồi từ đó lan truyền đi khắp nơi trên thế giới. tâm điểm của trung tâm văn minh lúa nước ở Đông nam Á chính là khu vực Hòa Bình ở Bắc Việt. Hòa Bình nằm trong khu vực uốn khúc của sông Đà để đổ lên sông Hồng, gần huyện Mê Linh (tức Phú Thọ, Vĩnh Phúc), quận Giao Chỉ thời cổ Việt, nơi phát tích của Hai Bà Trưng. Mà theo các khảo cổ bằng chứng cùng phép đo đạt đồng vị tính tuổi thọ thì dân Lạc Việt ở Đông Nam Á đã biết trồng lúa và biết cách đúc đồng sớm hơn các miền Cận đông, Ấn Độ và Trung Hoa. Nền căn minh của lạc Việt phải thuộc hàng bá đạo nhất thế giới nếu không bị quấy nhiễu bôi xóa cũng như mạt sát của những tên giặc Bắc.

Mê Linh (Vĩnh Phúc, Phú Thọ ngày nay) quận Giao Chỉ (châu thổ Hồng Hà), người ta tìm thấy những bộ xương trâu đã có mặt tại đây khoảng 2,000 năm trước Công nguyên, và hai lưỡi cày bằng đồng theo mô thức Đông Sơn (thế kỷ thứ 5 TCN). Trong lúc này dân Hán đang dùng cuốc gỗ mà nai lưng trên đồng khô lao dịch… nghĩ cũng biết là ai hơn.

Trong sách Ancient China (1967), tác giả Edward H. Schafer viết rằng: "Thuật trồng lúa gạo và thuần hóa gia súc chắc chắn [Trung Hoa] đã tiếp thu từ các sắc dân tầm thường ở miền nam xa xôi hẻo lánh [nam Man]." (Nguyên văn: "The art of cultivating rice and domesticating cattle were doubtless adopted from the despised races of the remote south.") Đây là một bằng chứng của vừa ăn cắp vừa la làng. Đã học trộm của người ta lại còn tự rát vàng lên mặt mình.

Ngoài Nhâm Diên, thái thú Tích Quang "lấy lễ nghĩa dạy cho dân Man di ăn ở, tiếng giáo hóa cũng lừng lẫy…". Lễ nghĩa mà Tích Quang phổ biến cho dân chúng cổ Việt chắc chắn không ngoài lễ nghĩa Nho giáo, với ba giềng mối chính là tam cương (vua tôi, chồng vợ, cha con) và năm đạo chính là ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Ai cũng biết Nho giáo là một triết thuyết chính trị hậu thuẫn cho chế độ quân chủ, trong đó đứng đầu là đạo "trung quân". Trung quân có nghĩa là trung thành với vua. Lúc đó cổ Việt không có vua; chỉ có vua Trung Hoa. Trung thành với vua Trung Hoa là mặc nhiên chấp nhận nền đô hộ của Trung Hoa. Như thế, lễ giáo của Tích Quang cũng chỉ để ổn định xã hội và phục vụ cho công cuộc thống trị của thực dân Trung Hoa.

Công việc "giáo hóa" của hai thái thú Tích Quang và Nhâm Diên, nhất là việc áp dụng tục lệ cưới hỏi theo lễ nghi Trung Hoa, bị người Việt chống đối. Một tờ trình của Tiết Tống vào năm 231, 5 năm sau khi Sĩ Nhiếp chết, gởi cho triều đình Đông Ngô thời Tam quốc, cho rằng cho đến khi Tiết Tống đến Giao Chỉ dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú, tức là sau mấy trăm năm đô hộ, ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa không đúng theo như các báo cáo trước đó; người Giao Chỉ và Cửu Chân vẫn còn giữ tục lệ gia đình của họ.

Như thế, chuyện Nhâm Diên dạy cho dân Việt dùng điền khí để cày cấy, hay chuyện Nhâm Diên và Tích Quang giáo hóa dân Việt, đều chỉ là những huyền thoại làm đẹp cho chế độ đô hộ. Trong khi đó người Trung Hoa học cách cày cấy lúa nước của người Việt và du nhập lúa nước vào Trung Quốc, làm phong phú sinh hoạt kinh tế Trung Hoa.

Tuy người Việt đã đánh đuổi được quân Trung Hoa ra khỏi nước để giành lấy độc lập tự chủ, nhưng sau hơn một ngàn năm đô hộ nước Việt, người Trung Hoa vẫn mang một số định kiến lạ lùng đối với người Việt.

Thứ nhất, cho đến thế kỷ 20, mà một nhà cách mạng dân chủ như bác sĩ Tôn Văn (1866-1925), đã nói với Khuyển Dưỡng Nghị (chính khách Nhật Bản): "Người Việt Nam vốn nô lệ căn tính. Ngày xưa họ bị chúng tôi đô hộ, ngày nay họ bị Pháp đô hộ. Dân tộc ấy không có tương lai." Thật là một câu nói ngạo mạn!

Năm 1939, trong một tài liệu của đảng Cộng Sản Trung Hoa, tựa đề là "Cách mạng Trung Quốc và đảng Cộng Sản Trung Quốc", lãnh tụ đảng CSTH là Mao Trạch Đông đã xác quyết: "Các nước đế quốc, sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ, và Lữ Thuận, Anh chiếm Miến Điện, Bu-tan, Hương Cảng, Pháp chiếm An-Nam.

Từ đó có thể thấy được dã tâm của người Hán đối với tộc Việt không bao giờ hết….


Chú thich: Chương này có lấy một số thong tin của bài viết tác giả Trần Gia Phụng. Alfred Schreiner, sđd.. tt. 371-372. Abrégé de l’histoire d’Annam, Sài Gòn: 1906, tr. 353.