Chương 6: Chăm chỉ khổ luyện, ắt sẽ thành tài – kỹ năng giao tiếp của người hiện đại

Ta Là Lộc Thanh Đốc

Chương 6: Chăm chỉ khổ luyện, ắt sẽ thành tài – kỹ năng giao tiếp của người hiện đại

Những ngày tiếp theo quả là vất vả và mệt mỏi đối với Dũng. Tuy rằng Dũng đã cố gắng ẩn mình không để mọi người chú ý quá nhiều vào sự tiến bộ của bản thân nhưng hầu như việc này rất là khó.
Có câu là "vàng thì ở đâu rồi cũng sẽ sáng lên", sư phụ Triệu vẫn luôn chú ý nhiều đến anh học trò nhỏ của mình. Ông khá là tin tưởng vào tiềm năng của Dũng, âm thầm ông chỉ dạy thêm cho anh nhiều bí quyết về chiêu thức hay cách hô hấp, vận kình.
Và thú thật là để giấu giếm một bậc tông sư võ học về tiến độ của bản thân là điều không thể,sư phụ Triệu ban đầu lấy làm lạ, một chiêu thức Dũng đã khá thành thạo rồi, sao vẫn cứ hỏi đi hỏi lại mãi thế?
Tuy nhiên khi thấy cách mà Dũng nói chuyện và hành động với thầy và các huynh đệ thì ông đã hiểu:
Cậu học trò này thật khiêm tốn – ông nghĩ - và đây đúng là một đức tính tốt. Dũng sẽ còn tiến xa hơn nữa nếu cứ giữ tinh thần này!
Triệu sư cũng không ngại khi chỉ bảo tận tình kĩ lưỡng cho Dũng, ông càng yêu cầu anh nhiều hơn, một chiêu thức Dũng phải tập đi tập lại nhiều lần, đối với người bình thường thì chỉ cần nhớ được chiêu thức là quá được rồi, còn với anh, anh phải hiểu được ẩn ý đằng sau chiêu thức đó mới tạm ổn.
Nếu như là một đứa trẻ thì chắc khó có thể kiên nhẫn hoàn thành hết các bài tập này, nhưng Dũng thì khác, anh vẫn luôn lo sợ về thế giới này, một thế giới chiến tranh loạn lạc đầy bất công, không hề có ánh sáng của văn minh, sự công bằng của luật pháp. Tập võ là cách duy nhất để sinh tồn, không còn con đường nào khác cả!
Dũng không thích đánh nhau một chút nào cả, anh không muốn làm đau người khác, việc giết hại là một điều quá khả năng đối với anh, việc tập võ quan trọng nhất chính là để tự vệ.
Và còn một lý do nữa, đó chính là sự cô đơn, đến một thế giới xa lạ, không có gia đình và bè bạn, nếu không làm cho mình thật mệt mỏi thì chắc chắn là không thể ngủ ngon được, chỉ còn cách làm cho bản thân mình thật bận rộn.
Anh cố gắng kết bạn với chư sư huynh, dù sao thì cũng không thể sống quá khác người được! Sẽ gây chú ý đấy;
" Chiêu thức này sư huynh dùng thật tuyệt diệu!"
"Thật là oai phong quá đi"
" Sư huynh quá là tài giỏi, tiểu đệ kính ngưỡng huynh nhiều như nước sông Hoàng Hà, thao thao bất tuyệt không thấy bến bờ!"
" Đòn thế này dùng thế nào nhỉ, đệ mãi không tập được, huynh chỉ cho đệ với, xin đấy!"
Dũng không hề tiếc rẻ những lời khen ngợi, người Việt Nam ta có câu " Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau " mà.
Với nụ cười luôn thường trực trên môi anh luôn cố gắng lại gần và hỏi han, chém gió linh tinh mỗi khi có thời gian rảnh. Dũng rất biết cách nịnh người khác, lúc rõ ràng khi thì mờ mịt, ai cũng phải công nhận là nói chuyện với anh rất chi là sướng, không phải cố gắng giữ kẽ gì cả, tự do thỏa mái.
Trong quyển sách Đắc Nhân Tâm mà Dũng được cha tặng từ hồi nhở có đoạn mà Dũng rất tâm đắc, đại ý là khi bạn cười một cách thật chân thành và biết cách quan tâm tình cảm người đối diện thì mọi người sẽ luôn quý mến bạn, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Đây chính là điều khác biệt giữa cổ nhân và người hiện đại, đó chính là kỹ năng giao tiếp, một kỹ năng vô cùng quan trọng.
Những người xung quanh Dũng đều có xuất thân từ các vùng nông thôn, mà kể cả có là từ thành thị thì cũng chỉ bé như các huyện thời bây giờ, hàng ngày chẳng nói chuyện được với nhiều người, có chăng chỉ là chào hỏi xã giao năm câu ba điều.
Dũng thì khác, sống giữa thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến cả chục năm, lại lăn lộn đi làm đủ nghề. Phải khẳng định là số người mà anh từng tiếp xúc nhiều hơn bất cứ ai trong thời đại cổ xưa này.
Dũng đã đạt đến bậc chuyên gia kỹ năng mềm. Anh là người giỏi nhất.
Trình độ võ thuật của anh âm thầm tăng lên một cách vượt bậc.