Chương 31: Thuật!

Minh!

Chương 31: Thuật!

***Ngoại lề: để tránh tình trạng mọi người khó hiểu sau này, ta lại phải làm một chương riêng nhưng lại kết nối với mạch chính truyện.

Ma Pháp có 13 hệ, một Pháp sư khi sinh ra chắc chắn liền sở hữu ít nhất một hệ trong đó.

Khi sinh ra, mỗi một Pháp sư đều nhờ vài thiên phú của bản thân mà sở hữu một cái nguồn Ma lực lớn nhỏ.

Nơi Ma lực hội tụ được gọi là Ma hồn, Ma Hồn có thể được triệu hóa dựa vào cấp độ của Pháp sư để tăng sức mạnh cho Pháp sư (đã nói trong chương 14).

Để tăng lên Ma lực có khá là nhiều cách, nhưng đơn giản và được biết đến nhiều nhất là hấp thụ pháp khí tồn tại trong tự nhiên dựa trên độ thích ứng của bản thân, nếu là một Pháp sư nghèo, không có gia thế đứng đằng sau hay thiên phú cao thì chỉ có bình thường hít pháp khí mà tăng lên Ma lực một cách chậm chạp.

Ma lực chính là sức mạnh trời cho của Pháp sư, Pháp sư có thể sử dụng Ma lực bằng hai cách thức.

Một là dùng gia cố trực tiếp lên bản thân để tăng cường tốc độ, phòng thủ, sự nhạy bén, khí lực,...thậm chí là dùng để bay (tiêu hao rất lớn Ma lực trừ phi đạt đến cấp độ Pháp Vương trở lên). Cách này rất dễ thực hiện và không hề tốn thời gian chuẩn bị.

Hai là dùng Ma lực để tạo thành Ma thuật ứng với hệ thuộc tính mà Pháp sư sở hữu (Pháp sư hệ Hỏa chắc chắn là không thể dùng Phong thuật). Cách này khó thực hiện (tùy vào loại thuật được thi triển) và mất thời gian, nhưng bù vào nó rất lợi hại, Pháp sư thường phân định thắng bại nhờ vài Pháp thuật.

Cách thức để thi triển Pháp thuật gồm bốn bước cơ bản.

Bước thứ nhất, hình dung ra loại Thuật bản thân muốn dùng, khi đã hình dung ra, một bản đồ kì dị sẽ xuất hiện trong tâm trí (pháp thức sơ khai)

Bước thứ hai, từ trong bản đồ kì dị đó, hãy vẽ ra con đường vận dụng Pháp thuật đã biết.

Bước thứ ba, khi có con đường (pháp thức hoàn thiện), vận dụng Ma lực xuất phát từ Ma hồn chạy đến điểm cuối của con đường để hình thành nên thuật.

Bước thư tư, lựa chọn thời gian mà xuất ra Thuật, có thể là ngay khi vừa hình thành, cũng có thể là cứ để đó nhằm nhử địch nhân rồi ra tay bất ngờ,…

Ba yếu tố quan trọng để thi triển ra một Pháp thuật bao gồm:

Lượng Ma lực cấp thiết cho thuật. Thuật luôn có mạnh, có yếu, có to, có nhỏ và mỗi cái đều yêu cầu một lượng Ma lực tiêu hao khác nhau.

Một bộ não xử lý tình huống cực nhanh. Bản đồ kì dị của một Pháp thuật (pháp thức) rất rắc rối, nó như là một triệu con đường có hình dạng khác nhau hiện hữu nhưng lại chỉ có một con đường dẫn đến điểm cuối, khi bản đồ xuất hiện, con đường chính (luôn mang một hình dạng nhất định) dẫn đến điểm cuối không bao giờ đứng yên tại chỗ, nó luôn di chuyển và đổi vị trí, đây đã là quy tắc của thế giới, việc mò ra nó là điều không dễ, thời gian khởi động pháp thức nhanh hay chậm cũng chính là vì vậy.

Một cái tâm trí kiên định. Khi khởi động pháp thức thì tâm trí phải luôn tập trung cao độ mò đường, nếu bị người ngoài ảnh hưởng hay tâm lý bất ổn thì pháp thức sẽ thất bại, thuật không thể ra. Một pháp sư lợi hại chính là một pháp sư dù có bị tấn công đủ bề thì pháp thức vẫn khởi động, Pháp thuật vẫn được thi triển.

Các công đoạn để tạo ra một Pháp thuật.

Công đoạn thứ nhất, hình dung ra loại thuật đó như thế nào, nó to lớn bao nhiêu, hoạt động ra sao, có gây hiệu ứng gì đặc biệt? Ví dụ: Hỏa cầu thuật, thuật này là có hình tròn với đường kính là 5m, cấu tạo chủ yếu là lửa đậm đặc, sinh vật dính vào liền tan thành bụi, cách thức hoạt động của nó là bay theo đường thẳng với tốc độ 100m/s.

Sau khi hình dung ra thuật, một bản đồ kì dị sẽ lập tức xuất hiện trong tâm trí (pháp thức). Bản đồ này không hề có đường, nó chỉ có một mớ hỗn độn các con đường bị đứt gãy không rõ vị trí cái nào ra cái nào. Thuật hình dung càng lợi hại, mớ hỗn độn càng phức tạp.

Công đoạn thứ hai, từ mớ hỗn độn đó, sắp xếp các con đường bị đứt gãy thành một con đường chính thống tùy theo ý muốn của bản thân, tất nhiên trong mớ hỗn độn này sẽ luôn có vừa đủ những con đường đứt gãy tụ hợp lại với nhau mà tạo ra con đường tiến đến Pháp thuật đã được hình dung.

Công đoạn thứ ba, sau khi có được con đường liền phải ghi nhớ thật kĩ hình dáng của nó để khi thi triển thuật không chọn nhằm con đường. (khi thi triển, bản đồ xuất hiện khác với bản đồ lúc này).

Công đoạn thứ tư, thử nghiệm Pháp thuật. Ở công đoạn thứ hai, do sắp xếp tạo thành con đường theo ý muốn của bản thân, không phải con đường đúng nhất nên khi thi triển Thuật ra, Thuật sẽ có vấn đề. Ví dụ: Hỏa cầu thuật, dùng con đường không chính xác sẽ dẫn đến đường kính hình tròn còn 1m, sức nóng chỉ chỉ như ở sa mạc, tốc độ 1m/s, bay theo hướng thẳng chỉ được 10m liền biến mất.

Công đoạn thứ năm, chỉnh sửa Pháp thuật. Loại bỏ con đường hiện tại, sắp xếp con đường đứt gãy theo một hướng khác, cứ thế mò cho đến khi nào ưng ý với cái Thuật được thi triển ra thì thôi.

Trên thế giới này, người mò đường từ lúc trẻ cho đến chết già cũng có, nó là không thiếu.

Mò đường của mỗi một loại thuật chắc chắn đều phải có những quy tắc riêng biệt (13 hệ tương ứng với 13 quy tắc, mỗi hệ, mỗi quy tắc), những quy tắc này tuy không thể giúp tìm ra cách sắp xếp một con đường "chuẩn không cần chỉnh" nhưng lại có thể giúp Pháp sư tìm ra một con đường "hài lòng", tiết kiệm thời gian cho bản thân, chứ nếu cứ từ mớ hỗn độn đó mà mò chắc đến chết cũng chưa ra.

Những quy tắc này chính là "Kiến thức ma pháp" mà ai ai cũng giấu, không hề chia sẽ (mỗi người đều có cảm ngộ và lĩnh hội được quy tắc riêng, dù là cùng một hệ thuộc tính nhưng chắc chắn sẽ chẳng ai giống ai).

Muốn lĩnh hội được quy tắc chỉ có thể nói là do lão "Thiên". Người thì tham khảo các con đường từ các thuật có trước xem như thế nào rồi nhìn vào mớ hỗn độn một hai ngày, một vài tuần, thậm chí là vài tháng, vài năm liền hiểu ra rằng cái này sẽ nối cái kia rồi khi thuật được thử nghiệm tuy uy lực không bằng nhưng lại xấp xỉ, có thể gọi là "hài lòng". Người nhìn cứ nhìn chẳng hiểu gì, họ cứ thế tự mò lung tung, mò đến gìa vẫn không ra được một con đường có uy lực kinh khủng, nó đem đi hù dọa trẻ em thì được.

Chiến thắng trong một trận solo gồm ba dạng cơ bản

Dạng thứ nhất, không cho đối phương hoàn thành pháp thức, thi triển Pháp thuật. Ở dạng này có thể là đánh tay đôi khi gia cố Ma lực lên thân thể, tuyệt đối không cho đối phương xuất ra Pháp thuật, chiến thắng dạng này chắc chắn là nhờ vào võ thuật, thể thuật mà bản thân rèn luyện được.

Dạng thứ hai, thi triển Pháp thuật nhanh hơn đối phương. Dạng này thường thích hợp nhất với thiên tài, vì thiên tài có bộ óc rất nhanh, pháp thức vừa hiện ra thì đã vận dụng ngay ma lực đi đến điểm cuối.

Dạng thứ ba, khi cả hai cùng thi triển Pháp thuật, muốn thắng cần đáp ứng một trong ba cái điều kiện sau: Thuật thi triển ra mạnh hơn đối phương (cái này ăn chắc), nếu hai Thuật mạnh ngang nhau thì tùy thuộc vào hệ thuộc tính của bản thân Pháp sư và cuối cùng là kĩ thuật vận dụng Pháp thuật.

Về điều kiện thứ ba, có thể ví dụ như "Phong thuật Bát chuyển" của Minh. Với bộ óc thiên tài bậc nhất của Minh, hắn đã sáng tạo ra "Phong thuật Bát chuyển" thuộc Phong hệ, thuật này là một thuật thiên về tốc độ kinh người, và cũng vì thế, nên cơ thể hắn thường không chịu được áp lực mà phải trả giá đặc biệt nặng khi xử dụng từ "Tam chuyển" trở lên.

Đôi nét về Phong thuật Bát chuyển. (Để hiểu rõ hơn về Pháp thuật)

Phong thuật Bát chuyển với hình dung của thuật là gia tăng tốc độ cho bản thân Pháp sư đến một ngưỡng vượt xa những kẻ đồng hoặc hơn "chức danh" để càng quét một cách nhanh nhất khi họ chưa kịp đưa ra pháp thuật hoặc dùng để trốn chạy, cứu người.

Pháp thức của thuật này rất quái lạ, bởi điểm cuối của nó chỉ có một nhưng điểm đầu lại có đến tám cái tương ứng với "Bát chuyển" (như một cái rễ cây), ma lực vận dụng ở điểm đầu nào thì tốc độ sẽ được gia tăng dựa theo con đường đó. Từ pháp thức này ta lại có thể suy ra điều ngược lại, một điểm đầu nhưng lại có đến tám điểm cuối, thậm chí là nhiều hơn, pháp thức thuộc dạng này thì pháp thuật khi được thi triển ra sẽ lấy theo số lượng, ví dụ như "Phong kiếm" của Minh, một lần thi triển ra Bảy thanh kiếm, hoặc "Lôi kích" của Số 3, thi triển một lần ra hai đòn sấm sét hạ hai vị Pháp Tông.

Uy lực càng lớn, phạm vi càng bự thì mớ "hỗn độn" càng nhiều, nó như là lên đến hàng tỷ con đường đứt gãy.

Số lượng càng nhiều thì mớ "hỗn độn" lại có hình dạng càng phứ tạp, rắc rối.
Phong thuật Bát chuyển khi được thi triển ra bao gồm:

Nhất chuyển: Tốc độ được gia tăng 100m/s, Minh chảy máu mũi.

Nhị chuyển: Tốc độ được gia tăng 150m/s, Minh bị ù tai, miệng trào máu.

Tam chuyển: Tốc độ đạt 200m/s, ngũ quan của Minh đều xuất huyết.

Tứ chuyển: Tốc độ đạt 300m/s, lồng ngực hơi khó chịu, khí tức dần chuyển xấu.

Ngũ chuyển: Tốc độ đạt 500m/s, huyết dịch Minh sôi trào, có hiện tượng xuất huyết cả trong lẫn ngoài.

Lục chuyển: Tốc độ đạt 700m/s, da Minh bong tróc, gương mặt cũng như cơ thể khi di chuyển đều biến dạng.

Thất chuyển: Tốc độ bàn thờ đạt 1000m/s, xương cốt rạng nứt kêu rộn ràng, thân mang đầy huyết, nội tạng không ổn, sắp vỡ nát.

Bát chuyển (Tử chuyển): Ở trạng thái này, Minh có tốc độ cao nhất đạt đến 1500m/s, tuy nhiên hắn chỉ có tối đa 5 giây để thể hiện. Trong phạm vi năm giây, hắn dừng lại, hắn phải nằm liệt giường 1 đến 2 tháng thậm chí là nửa năm tùy vào số giây hắn sử dụng (1, 2, 3, 4, 5). Nếu sau năm giây hắn vẫn chưa giải quyết xong thì "Đùng", hắn nổ tung, tất cả đều chấm dứt

Đây là một trong số những con át chủ bài của Minh mà hắn rất hiếm khi sử dụng.
…………..