Chương 3: Buổi triển lãm

Đạo Mộ Tàng Thư

Chương 3: Buổi triển lãm

7 giờ sáng, tại số nhà 20 đường 69 khu trung tâm cổ thành Hà Nội

Không khí buổi sáng trong lành mát rượi, tinh khiết. Tôi đứng dậy, vươn vai một cái rồi đi ra phía cửa sổ, mở cửa ra đón một chút khí trời. Bây giờ đang là mùa hè, trời đã sáng từ lâu. Dưới đường, tiếng huyên náo cũng bắt đầu xao động dần, người thì đi tập thể dục buổi sớm về, kẻ thì vội vã hớt hải dắt xe để đi làm cho kịp giờ.

Tôi đưa ánh mắt nhàn nhạt nhìn lên, bầu trời trong lành trong nắng sớm, tiếng chim hót véo von trong tán cây trước hiên, cơ hồ như đang hót khúc ca giao hưởng của mùa hè, ríu rắt vui tai.

Hít thở đủ cái bầu không khí trong lành của buổi sớm ấy, tôi đi vào, nhanh chóng vệ sinh cá nhân rồi ăn chút điểm tâm, vội vã thay đồ cho kịp giờ triển lãm. Triển lãm cổ vật này thực ra là một phiên chợ mua bán đồ cổ giả dạng, vài tháng mới tổ chức một lần, không hề theo một chu kỳ nhất định nào cả. Và đây cũng là cơ hội để tích trữ hàng, chớp cơ kiếm lời từ mấy món tốt, hoặc gian thương kiếm lời nhờ lừa bịp mấy tên gà mờ không chút kinh nghiệm, thường là người nước ngoài, đặc biệt là người Tây phương. Mấy bà Tây sẵn sàng chi ra cả ngàn USD để mua một vài món đồ sứ được làm giả, chữ thư pháp loằng ngòa loằng ngoằng chẳng ra hình, được tráng lại bằng một lớp men rẻ tiền và cộp cái mác gốm sứ cực phẩm tiến cung thời Lý, thật đáng thương. Hoặc cũng có thể đơn giản đến chỉ để ngắm nhìn những món đồ cổ hiếm, cực phẩm để mở rộng tầm mắt cũng như nâng cao được vốn kiến thức hạn hẹp. Ở đây tụ tập đủ thể loại người, gian thương có, thổ phu tử có, mấy tay thương gia bụng phệ cũng không ít, cả người nước ngoài muốn săn tìm một vài món để tuồn ra thị trường chợ đen nước ngoài kiếm lời.

"Ông chủ, mau lên đường, tới giờ rồi." Tiểu Hoàng đứng ngoài cửa phòng nói

"Được rồi, cậu đi xuống trước đi, tôi sẽ xuống ngay đây."

Khoác xong áo choàng, tôi lập tức rời khỏi phòng, đóng cửa phòng lại.

Tôi bước ra ngoài sân ở tiền đường, một chiếc Ford Land Rover đen 7 chỗ đã được chuẩn bị sẵn. Tiểu Hoàng mở cửa, tôi bước lên xe. Ngồi lên băng sau, tôi đeo cái kính đen lại. Tiểu Hoàng nói với tài xế:

"Địa điểm cũ, khách sạn Mãn Nguyệt."

Tài xế của tôi gật đầu rồi cho xe chuyển bánh.

Cảnh vật dần lui lại xa phía sau xe. Tôi bâng khuâng nghĩ về giấc mơ đêm qua. Gia tộc Lương thị chúng tôi định cư ở thành Hà Nội thấm thoát cũng đã hơn 10 đời. Dòng họ cũng có người ra làm quan, thậm chí có cả quan lớn đến bậc nhị phẩm dưới thời Nguyễn, công danh hiển hách, lúc cả gia tộc hưng thịnh nhất còn mua được 3 dãy phố chính ở nội thành. Sau vì chiến tranh, gia tộc cũng dần suy vi, đến đời thái cố nội (trước 5 đời) tôi thì chỉ còn giữ lại được gia viên này. Ông cương quyết không bán gia viên, quyết phục hưng gia tộc. Ông có một người bạn là người Quảng Tây Trung Quốc, cực kì tinh thông am hiểu thuật phong thủy địa lý, bài trí đặt mộ. Một lần đến nhà thái cố nội chơi, nhìn thấy cố nội tôi có vẻ thông minh lanh lợi, hoạt bát nên ngỏ ý muốn dắt đi theo, truyền cho nghề địa lý chính tông để phát dương quang đại của nghề, để nghề không bị mai một. Cố nội tôi học rất nhanh, học một biết mười, chẳng mấy chốc đã tinh thông toàn bộ phong thủy địa lý thuật. Cố nội tôi sau khi học xong, bái biệt sư phụ về nước. Khi đi ngang qua Nam Cương Thập Vạn Đại Sơn, nhìn thấy phong thủy nơi đây rất tốt, vị trí tốt để táng nên có thể có nhiều cổ mộ. Ông quyết định thử vận may của mình, tiến vào vùng rừng sâu đầy hiểm hóc, thế nhưng do trong rừng quá rậm, không thể xác định hướng sao trên trời nên ông đã lạc đường trong rừng sau khi xác định chính xác được một cổ mộ. Hết lương khô, nước uống, ông kiệt sức trong rừng. May thay đúng lúc tuyệt vọng ấy cũng có một nhóm người tiến vào rừng. Họ cứu ông, ông vô cùng cảm kích. Nhìn đồ đoàn họ tiến vào núi, ông đoán có thể là một đoàn khảo cổ hoặc là một nhóm thổ phu tử đi đổ đấu. Ông bèn nói cho họ vị trí cổ mộ xác định được, vì vậy mà từ đó ông đã trở thành một thổ phu tử chính thức trong nhóm. Sau này khi nhóm tách rời hoạt động riêng, ông quay về Việt Nam, lấy vợ sinh con. Ông nội tôi được ông truyền dạy đủ bản lĩnh của thổ phu tử, vì vậy mà thế gia nhanh chóng nổi lên thành một thế lực mới trong giới ở Việt Nam. Thế nhưng không hiểu vì sao ông già tôi lại ghét cay ghét đắng cái nghề này, cấm đoán tôi không được học theo ông nội. Mọi thứ từ sách vở cho đến ghi chép của ông tôi thậm chí không được liếc qua dù chỉ một lần. Ông già tôi cho rằng cái nghề này là cái nghề không quang minh chính đại, tổn phước tổn thọ, muôn vàn nguy hiểm trùng trùng khi xuống đấu nên nhất quyết không để tôi theo nghiệp cũ nữa. Có lần hồi nhỏ, tôi lén lấy cắp sách của ông nội ra nghiên cứu, bị ông già bắt được. Trận đó tôi bị đánh cho nhừ tử, phải trốn ngoài bờ sông mãi đến tối mới dám về. Thế nhưng có cấm cũng không cản được tôi, tôi vẫn lén lấy sách đọc và có niềm hứng thú với đồ cổ, lịch sử. Vì vậy mà đến khi thi đại học, cả nhà đều sững sờ khi biết tôi chọn theo chuyên ngành khảo cổ.

Bâng khuâng một hồi, xe đã dừng lại, tôi giật mình trở lại thực trạng. Tiểu Hoàng nhanh chóng xuống trước, mở cửa xe cho tôi. Tôi bước xuống, mắt vẫn không tháo kính đen, từ từ đi vào thảm đỏ của đại sảnh khách sạn.

Đủ mọi tầng lớp quý tộc thượng lưu, thương gia đang ở trong đại sảnh. Cổ vật kèm chú thích bên dưới về niên đại, chất liệu, giá trị và giá khởi điểm. Mấy món trưng bày tôi chả thèm ngó ngàng qua, toàn hàng giá trị không cao, bán đi cũng chỉ tầm được hơn 5 chục đổ lại mới đem trưng bày như thế này. Còn các "Long Tích Bảo" thực sự thì chỉ được nhìn qua ảnh và nghe giới thiệu. Mặc dù an ninh ở đây được tổ chức khá tốt nhưng thực sự khi đem đồ quý đến, có thể đáng giá vài trăm nghìn đến vài triệu USD, ai dám chắc được sẽ không xảy ra chuyện gì?

Tôi nhẹ nhàng đi lấy một ly sâm panh, vừa cầm uống vì lướt xung quanh xem có món nào tốt hay không.
Lướt một vòng, tôi thấy chẳng có gì đáng để chú ý. Với kinh nghiệm của tôi thì chỉ cần một lần lướt qua cũng biết, chẳng có món gì đáng giá. Còn Long Tích Bảo thì tôi chắc chắn không đủ tiềm lực để sở hữu nên cũng chỉ xem qua cho mở mang kiến thức. Xem ra hôm nay không gặp may rồi.

Bỗng từ xa tiến lại, có một tên mặc áo khoác da tiến đến bên cạnh tôi, nhẹ nhàng hỏi với một nụ cười đầy ẩn ý, để lộ ra trong miệng hắn chiếc răng vàng óng ánh không biết thật hay giả.

"Vị huynh đệ đây thần thái thật khác thường, theo tôi đoán không lầm thì có thâm niên trong nghề phải không?" -Hắn hỏi.

"Không dám, ta mới vào nghề thôi, kiến thức còn nông cạn, thành thực để huynh chê cười."-Tôi đáp với một giọng khách sáo.

"Huynh đệ thật là khách sáo, theo ta đoán nãy giờ xem chừng huynh chưa chọn được món nào ưng ý phải không?"

"Thật lòng không dấu diếm, ta cũng chưa chọn được món nào ưng ý cả, bất quá cũng chỉ là xem để mở rộng tầm mắt, khai thông nhãn quan. Nhưng ta có thể tự chọn, cảm ơn nhã ý của huynh đệ."-Tôi cười chừ đáp lời

"Sao huynh phải từ chối sớm quá vây, chỉ xem thôi, cũng gọi là khai thông nhã quan. Để ta dẫn huynh đi xem. Nào, mời."

Nói rồi hắn đưa tay chỉ về phía trước. Tôi thực nghi ngờ kẻ này. Ăn mặc khá kín dù là mùa hè, lại có nhã ý mời tôi đi xem hàng, có lẽ không phải lừa đảo thì cũng là gian thương, nghĩ tôi là món hời béo bở. Nhưng gia gia các ngươi không có ngu, lẽ nào lại để mấy tên phàm phu tục tử miệng còn hôi sữa các người bịp. Đã thế ta tương kế tựu kế, vạch trần các ngươi. Nghĩ vậy, tôi liền gật đầu cười, đồng ý đi theo hắn.

Đi qua mấy gian, hắn chỉ tôi mời xuống một bàn tiệc đã dọn sẵn. Hắn mở lời:

"Vị huynh đệ đây thân thế thế nào? Thổ phu tử hay là thương nhân?"

"Thực không dấu gì huynh, ta là thương nhân."

"Ồ, vậy thì đúng người rồi. Ta có món bảo vật, không biết huynh có muốn xem không. Nếu thấy hợp thì ta giao dịch."

Nói rồi hắn lấy ra một tấm bảo đồ cũ nát. Tôi nheo mắt nhìn, hỏi:

"Thứ này mà là bảo vật á, huynh định gạt ta à?"

Hắn cười lại, vẫn điệu cười mỉm đầy ẩn ý khi nãy

"Huynh có thể giở ra xem. Thứ trong đó còn đáng giá hơn mấy Long Tích Bảo kia mấy lần."

Tôi cầm lên xem, mặt vẫn giữ đầy vẻ nghi hoặc. Trông thì đây là một tấm bảo đồ cũ, làm bằng da dê gần mục. Trên đó có vẽ đồ hình kì dị, hết sức khó lý giải, xem chừng thì có vẻ đây là một loại mật mã cổ, số người giải được có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có thể đây là một đồ hình của một cổ vật nào đó, hoặc rất có thể là một cổ mộ. Những kí tự cổ xưa này nhìn qua có thể biết vật này có niên đại rất lâu. Nhưng chính xác tuổi thì không thể xác định nó vào thời nào. Vật này có thể sẽ có chút đáng giá, nhưng rốt cuộc liệu ẩn ý của tên lạ mặt đáng nghi kia là gì, tại sao lại là tôi chứ không phải ai khác? Thật hết sức khó hiểu. Tôi đặt tấm đồ hình xuống bàn, hỏi hắn:

"Huynh bán thế nào, tại sao lại nhất quyết muốn bán cho tôi."

Hắn cười một tiếng lớn, nhất thời át cả tiếng nói chuyện xung quanh:

"Ha ha, huynh đệ thật biết nhìn. Hàng mà ta bán không bán cho người không có nhãn quan. Hiếm thấy, hiếm thấy. Kì thực duyên khó gặp. Thứ này coi như ta tặng huynh."

"Tặng, dễ dàng vậy ư?" Tôi nheo mắt hỏi

Bỗng, cả đại sảnh bỗng dưng tối sầm, điện bị tắt ngóm. Đám người rơi vào hỗn loạn, hỗn độn vô cùng. Cửa ngoài đã bị đóng, không thể đẩy ra.

"Quan khách hết sức bình tĩnh, không nên hoảng hốt. Chỉ là sự cố mất điện. Điện dự phòng sẽ nhanh chóng được khởi đồng, thành thực xin lỗi."- Ông chủ khách sạn cố hét to nhằm chấn an quan khách. Kì thực, đây là sự cố ngoài ý muốn của hắn. Không ngờ ngày quan trọng tập trung toàn các nhân vật lớn thế này lại bỗng dưng trục trặc. Rồi uy tín của khách sạn hắn sẽ giảm sút. Thật là đen đủi quá đi mà.

5 phút sau, điện dự phòng được kích hoạt, cửa đã được mở trở lại. Ánh sáng quay trở lại căn phòng.Hắn biến mất không dấu tích.Tôi cố đưa mắt ra xung quanh tìm nhưng không thấy bóng dáng tên đáng nghi vừa rồi. Thật khó hiểu, có gì đó thần bí quanh tấm bảo đồ này, chi bằng ta đem về xem xét, có thể tìm ra manh mối.

Tôi quay ra nói với Tiểu Hoàng:

"Ta về thôi."

"Vâng, ông chủ"

Bước lên xe, tôi dở bảo đồ ra đọc thử. Nhìn kỹ một lúc đâu mới thấy mấy chữ Hán nhỏ, khắc bằng kim. Nhờ học khảo cổ nên tôi cũng tiếp xúc một ít chữ hán. Tôi đọc được 3 chữ "HOÀNG LIÊN SƠN"

"HOÀNG LIÊN SƠN", cái tên nghe rất quen, hình như gần đây tôi đã gặp ở đâu thì phải. Tôi dồn hết sức, cố ngẫm nhớ ra.

Tôi giật thót mình

"Lẽ nào....."

_______________________________________________________________________