Chương 523: Bà cháu họ Trần, Võ Gia Hiệp

Quang Minh Thánh Thổ

Chương 523: Bà cháu họ Trần, Võ Gia Hiệp

Tích! Tích! Tích! Tích!

Âm thanh giọt nước mưa rơi xuống từ trần nhà làm bằng gỗ kết hợp thêm một loại lá cây dài chồng chất lên nhau, nó vừa đủ che phủ không gian nhỏ hẹp của một ngôi nhà rộng chưa đến bốn mét.

Trời đang mưa tầm tả, nước mưa mạnh mẽ đập vào trần nhà tạo ra âm thanh nặng nề, còn có một cảm giác đè nén sợ hãi cứ quanh quẩn trong không khí vì không biết lúc nào trần nhà yếu ớt, tạm bợ này sẽ sụp đổ xuống.

Tại căn bếp nhỏ ở cuối ngôi nhà nhỏ hẹp, nói là căn bếp chứ thực ra chẳng có một chút đồ đạc nào ngoại trừ mấy cái chén dĩa sứ, và một vài cái nồi làm bằng nhôm xấu xí, phần lớn chúng đều trông rất cũ kỹ vì được sử dụng nhiều lần, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, cứ như người chủ của chúng đang đè ép sức lao động của chúng một cách triệt để nhất vậy.

"Ăn nhanh đi con, chóng lớn để sau này học tập phép thuật, giàu có hơn người chứ không nghèo như bà vậy." Một bà lão mỉm cười nói với một đứa trẻ đang ngồi trên cái ghế gỗ, cô bé hồn nhiên gắp từng miếng rau xanh rồi bỏ vào miệng, đôi khi cô bé còn ăn vội bát cháo hành nóng hổi vừa mới nấu xong.

Bà lão tuổi tác đã cao, khoảng chừng bảy mươi, tám mươi, vì là một người sống trong bầu không khí chứa đựng linh lực nên tinh thần lẫn sức khỏe của bà lão vẫn còn tốt, mái tóc bà lão thì đã hoàn toàn biến thành màu trắng tinh, làn da hơi nhăn nheo, đôi mắt hiền hòa nhìn đứa cháu thân yêu.

"Bà ơi, bà không ăn sao?" Đứa trẻ bảy, tám tuổi cúi đầu nhìn bà lão đang bận rộn nấu một nồi nhôm lớn, mùi hương thơm tỏa ra từ bên trong cái nồi, lâu lâu bà ta lại nêm nếm thêm nhiều thứ nguyên liệu, và cái chiếm trọn phần chính là một loại lá màu vàng.

"Nấu xong nồi nước đường này thì bà sẽ ăn, con cứ yên tâm đi." Bà lão vừa quạt lửa vừa trả lời.

"Bà ơi, tại sao cha mẹ con lại đi lâu vậy?" Đứa trẻ ngây thơ hỏi.

Bà lão nghe đứa cháu thân yêu hỏi vậy, nét mặt hơi đau buồn, ảm đạm nói: "Cha mẹ con đang ở một vùng đất xa xôi lắm, chừng nào con lớn lên rồi thì họ mới trở về."

"Bà ơi, nếu con lớn lên rồi thì con sẽ học phép thuật, con không cần giàu sang phú quý, con chỉ cần bà và cha mẹ ở bên cạnh, chúng ta cùng ăn món thịt nướng ngon nhất quả đất này là con mãn nguyện rồi." Đứa trẻ nở nụ cười ngây thơ, ánh mắt chân thành không pha lẫn một chút bụi trần.

"Không, khi lớn lên con sẽ không học phép thuật, con sẽ cố gắng làm việc để có tiền cho mọi người ăn ngon, mặc đẹp." Đứa trẻ suy nghĩ trong giây lát rồi lắc đầu.

"Cháu bà ngoan nhất, ăn bát đậu hũ đường này đi, nó sẽ giúp con mau lớn hơn đấy." Bà lão mỉm cười hạnh phúc và lấy một chén sứ chứa đậu hũ màu trắng rồi chế một chút nước đường lên, sau đó bà lão mới hài lòng đưa bát đậu hũ đường cho đứa trẻ.

"Hoan hô." Đứa trẻ cười khúc khích, ăn nốt số cháu hành và ít rau lạt rồi phấn khởi thưởng thức bát đậu hũ đường, món ăn khoái khẩu của đứa trẻ vào mỗi ngày.

Bà lão đang nấu nước đường làm từ một loại cây lá ngọt, chúng có mùi vị thanh ngọt nên là thành phần chính của nước đường, người dân ở đây rất quý trọng loại cây bản địa đó và trồng chúng rất nhiều ở xung quanh ngôi làng nhỏ.

Bà lão bận bịu nấu nước đường sao cho nó đạt đến hương vị quen thuộc rồi tắt lửa, tấm lưng hơi còng đi vì nhắc cái nồi xuống dưới, kế tiếp bà lão lại múc từng chút nước đường vào một cái hộp gỗ lớn để giữ chúng nóng hổi, gỗ này lấy từ một loại cây kỳ lạ, có sức đề kháng nhiệt độ tốt và giữ cho thức ăn lâu nguội.

Bà lão có được mười mấy hộp gỗ, tính theo nhiệt độ hiện tại của nước đường thì ít nhất một ngày sau nó mới nguội lạnh, và khi đó cũng là lúc bà lão bán đi phần lớn đậu hũ đường rồi.

"Bà ơi, để con giúp bà bưng nó lên nhà trước nhé." Đứa trẻ ôn nhu nói với bà lão, không đợi bà ấy trả lời nó đứa trẻ đã tự ý lấy một cái hộp chứa nước đường rồi chạy thẳng lên nhà trên.

"Cẩn thận coi chừng vấp ngã đó con." Bà lão lo lắng hô lên.

"Con không sao!" Đứa bé vừa cười trả lời vừa chạy đi.

Mái ấm thân thuộc của bà lão và đứa bé này chia thành hai phần, một là nhà sau dùng để nấu ăn và chỗ ngủ, một là nhà trước có mái hiên vững chắc được dùng như một nơi mở cửa hàng bán đậu hũ đường.

Mặc dù chỉ là cửa hàng nhỏ bé, mỗi ngày không kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng đó là kế sinh nhai của bà lão, và bà ấy đã làm công việc này tận bốn mươi, năm mươi năm rồi, số tiền bà thu được dùng để nuôi nấng cháu ruột còn nhỏ.

Mất một lúc lâu thì bà lão cùng đứa cháu mới làm xong công việc chuẩn bị cho một ngày buôn bán.

"Nè con đi mở cửa hàng giúp bà được không?" Bà lão xoa đầu đứa trẻ rồi cười nói.

"Dạ được ạ." Đứa trẻ phấn khích chạy đến cánh cửa làm bằng gỗ rồi mở nó ra, cho những người đi đường ở bên ngoài thấy cửa hàng của bà lão đã mở cửa chào đón khách hàng.

Hai bà cháu ở tại một ngôi làng nhỏ gần kề một cánh rừng lớn, người dân nơi đây thật thà chất phác, đa số là thợ săn, vì linh khí nồng đậm nên người dân hay thấy người tu tiên bay ngang, nếu may mắn được tiên nhân chọn làm đệ tử đi bay thẳng lên trời cao, từ nay không còn ở chốn phàm trần nữa.

Cha mẹ của đứa trẻ không phải người tu tiên, bọn họ là thợ săn giống nhau, tháng trước, hai người đi vào rừng sâu ở phía tây bắc rồi từ đó bặt vô âm tín, chưa hề có một tin tức nào về họ nữa, ngay cả đồng đội của họ cũng không quay về.

Thường thì một tuần, nửa tháng là thời gian tối đa của một đội thợ săn vào rừng rồi trở về nhà, chuyện xảy ra với cha mẹ của đứa trẻ quá đột ngột, một tháng trời ròng rõ chờ mòn mỏi tin của hai người, bà lão đau khổ từ bỏ hi vọng bởi vì ai cũng biết số phận của những người thợ săn mất tích là gì.

Tuy nhiên, đứa trẻ vẫn hồn nhiên chờ đợi cha mẹ mà không hay biết sự thật nghiệt ngã, bà lão không đành lòng nói với đứa trẻ nên viện ra lý do về đứa con trai độc nhất và đứa con dâu hiếu thảo.

Bây giờ, bà lão chỉ còn lại một người thân duy nhất, bà ấy không thể để đứa cháu này chết đói, dù đau đớn xé ruột gan nhưng bà lão vẫn làm việc chăm chỉ kiếm tiền.

"Xin chào, tôi có thể gọi một bát đậu hũ ít nước đường được không?" Cánh cửa vừa mở, đứa trẻ ngây ngô nhìn thấy một người đàn ông mặc đồ gọn gàng đang đứng trước cửa bỏ mặc cho nước mưa cứ chảy xuống nhưng chúng lại không thể làm ướt quần áo của người đó, với giọng điệu lịch sự, người đàn ông mỉm cười nói.

"Được chứ, mời ngài ngồi xuống, tôi sẽ chuẩn bị ngay." Bà lão nhiệt tình làm động tác mời, vẻ mặt bình tĩnh không ngạc nhiên vì sự xuất hiện bất ngờ của một vị khách giàu có đến cửa hàng xập xệ. Có vẻ như người khách đến sớm và chờ đợi cửa hàng mở cửa là một người khách quen.

"A! Là chú Hiệp." Đứa trẻ thích thú kêu lên.

"Chào con." Người đàn ông vừa xoa đầu đứa trẻ vừa nói.

"Con mau chuẩn bị ghế cho Võ đại nhân ngồi." Bà lão từ tốn sai bảo đứa cháu.

"Vâng ạ." Đứa trẻ gật gù rồi bước đi chuẩn bị.

"Một đứa trẻ ngoan ngoãn." Võ Gia Hiệp cười hiền hòa nhìn đứa bé, nhưng sâu trong hai con người đầy khí thế kia là một sự tự trách.

Võ Gia Hiệp đội mưa đến cửa hàng quen để ăn uống hơn một tháng nay, dù cho trời nắng hay giông tố, cứ một ngày trôi qua, Võ Gia Hiệp lại đứng trước cửa hàng đậu hũ đường rồi gọi một bát, sau đó ngồi ăn một cách chậm rãi.

Trời mưa ầm ầm, không khí thì ẩm ướt, một hoàn cảnh tồi tệ với một bát đậu hũ nóng hổi, toàn thân Võ Gia Hiệp không bị ướt gì chứng minh ông ấy là một kẻ phi thường, được người dân gọi là tiên nhân.

"Mùi hương vẫn ngọt ngào làm say mê lòng người như cũ, tay nghề của Trần bà bà vẫn tuyệt nhất trong cả ngôi làng." Võ Gia Hiệp hít sâu một hơi rồi khen ngợi.

"Võ đại nhân đã nói quá lời, bà già này chỉ kiếm một chút miếng ăn qua ngày, không cầu gì hơn nữa, nhưng được Võ đại nhân đề cao như vậy cũng khiến bà già này vui vẻ, chúc ngài ăn ngon miệng." Trần Loan bình thản nói.

Trần Loan là tên của bà lão, còn đứa trẻ tên Trần Nghiên Trúc.

Vì là trời mưa nên của hàng không có nhiều khách, Trần Nghiên Trúc phụ giúp bà nội bán cho một ít khách hàng mua mang về để ăn, trời lạnh thì ăn đậu hũ nóng là tuyệt vời nhất.

Võ Gia Hiệp ăn xong một bát đậu hũ đường, hà hơi nóng vào lòng bàn tay rồi nhìn hai bá cháu thương nhau mà sống, nhưng có vẻ nhưng trời mưa vẫn còn kéo dài chừng một tiếng đồng hồ nữa, thế là Võ Gia Hiệp lại gọi thêm một bát đậu hũ đường, ủng hộ cho hai người.

"Cảm ơn Võ đại nhân." Trần Loan vừa đặt bát hậu đũ vào tay của Võ Gia Hiệp vừa nói nhỏ nhẹ.

"Không có gì, một ngày thưởng thức hai bát đậu hũ của bà thì tôi cảm thấy cuộc sống này càng đáng giá hơn." Võ Gia Hiệp nhẹ nhàng nói ra, sau đó anh ta vừa định một cầm cái muỗng múc đậu hũ tiếp tục ăn thì nghe nhiều tiếng bước chân vọng tới từ bên ngoài cửa hàng.

"Hay là, chúng ta vào đây ăn thử đi, mùi hương rất tốt đó." Một cô gái đề nghị với một nhóm người.

"Được đó, chúng ta đi dưới mưa cũng lâu rồi, nên vào đây một lúc vậy." Một cô gái ở trong nhóm cũng gật đầu đồng ý.

"Đi vào trong thôi, lâu rồi tôi chưa ăn món đậu hũ đường, tính ra thì cũng lên đến gần mười năm rồi ấy chứ." Một cô gái khác gật đầu.

"Anh Thanh Vũ, anh từng ăn món đậu hũ đường bao giờ chưa?" Cô gái nhìn một người thanh niên cao ráo rồi hỏi.

"Đậu hũ đường? Anh đã từng ăn một loại đậu hũ giống vậy nhưng không biết chúng có giống nhau hay không." Thanh Vũ trả lời với vẻ mặt chờ mong, món đậu hũ nước đường là một trong những món ăn vặt khá ngon đối với Thanh Vũ khi hắn còn ở quê nhà, bây giờ hắn đang ở Tu Chân Giới nên không biết hai món kia có phải là một hay không.

"A, thơm quá đi, Hoa Linh cũng muốn ăn nữa." Một điểm sáng nhấp nháy bay múa xung quanh đoàn người phát ra tiếng nói trẻ con đáng yêu.

Võ Gia Hiệp nghe thấy tiếng cười nói dưới mưa, cả con đường rộng rãi chẳng có một bóng người ngoại trừ người vừa mới xuất hiện, Võ Gia Hiệp thấy kỳ lạ nên đưa mắt quan sát bọn họ.

Nhóm người bước vào trong cửa hàng, có đến tám người cùng đi vào, không, chính xác là bảy người cùng một điểm sáng nhỏ màu xanh lục, đó là một đứa trẻ tí hon lạ kỳ, trên đầu đứa trẻ còn có một mảnh lá xanh hình lục giác đang đong đưa mỗi khi đứa trẻ bay lượn vòng vòng, thỉnh thoảng đứa bé lại còn phát ra tiếng cười trong trẻo rất trẻ con.

Bảy người còn lại bao gồm ba cô gái trẻ sở hữu khí chất khác biệt với nhau, người tạo ra nhiều điểm nhấn nhất là Tiêu Mị, sinh mệnh từ trường của cô ấy khiến người khác không nỡ làm hại, đó là đặc tính của thể chất Thiên Sinh Mị Thể.

Hai cô gái còn lại là Ngọc Trang và Dương Khả, trong lúc bọn họ cười nói thì Võ Gia Hiệp cũng nghe thấy tên của đứa trẻ tí hon là Hoa Linh.

Một Ngọc Trang nói chuyện rất điềm tĩnh, lâu lâu cô ấy lại nở nụ cười khiến hoa nhường, nguyệt thẹn.

Một Dương Khả táo bạo, tính cách ngay thẳng tựa như một bông hoa lửa rực lửa nồng nhiệt.

Bốn người kia thuộc phái mạnh, một người thô to lắm lông gọi là Hắc Tinh, người dẫn đầu mang theo khí chất đặc biệt tựa như một người đứng ở địa vị cao lâu năm tên là Thanh Vũ, hai người còn lại cũng bất phàm, một Không Yên luôn bình thản trước mọi chuyện như thể một trí giả uyên bác, một Lâm Phong trầm lặng với ánh mắt thu liễm nhưng khi nhìn lâu thì Võ Gia Hiệp lại cảm thấy nguy hiểm khiếp người.

"Xin chào bà bà, bán cho chúng tôi mỗi người một bát đậu hũ đường, cảm ơn bà bà rất nhiều." Thanh Vũ nhẹ giọng nhìn bà lão Trần Loan.

"Vâng, các bát đậu hũ nóng sẽ có ngay đây, cảm ơn các vị khách đã ghé thăm ủng hộ bà già này." Trần Loan mỉm cười gật đầu.

"Để con phụ giúp bà." Trần Nghiên Trúc lanh lẹ giúp bà nội chuẩn bị mấy bát đậu hũ cho khách hàng.

"Đây là tồn tại gì?" Võ Gia Hiệp nhìn vào Hoa Linh, vẻ mặt khó tin, anh ta còn cảm thấy một luồng uy áp ẩn nấp không phát nhưng nó lại lớn đến ngạt thở, bất tri bất giác, mồ hôi lạnh đổ xuống từ đầu của Võ Gia Hiệp, anh ta nuốt từng ngụm đậu hũ mà không hề nhai nuốt vì cảm thấy áp lực nặng nề.

"Anh bị bệnh gì sao?" Thanh Vũ nghi ngờ hỏi Võ Gia Hiệp.

"Không, không phải." Võ Gia Hiệp miễn cưỡng trả lời với vẻ mặt khó khăn.

"Nhìn giống lắm đấy, anh nên đi khám bệnh đi." Thanh Vũ nhíu mày nhìn Võ Gia Hiệp rồi lên tiếng nhắc nhở.

"Cảm ơn vì đã quan tâm." Võ Gia Hiệp cười gượng.

"Tám bát đậu hũ đường tới rồi đây, mời các anh chị thưởng thức." Trần Nghiên Trúc xóa tan tình cảnh lạnh buốt của Võ Gia Hiệp.

Thanh Vũ và mọi người nghe vậy liền mỉm cười nhận lấy đậu hũ đường và bắt đầu thưởng thức.

"Võ đại nhân, không xong rồi, có người tới đây sự, ngài mau trở về đi!!" Bỗng nhiên, một người hốt hoảng chạy vào cửa hàng và gấp rút nói với Võ Gia Hiệp.

"Cái gì?" Võ Gia Hiệp ngạc nhiên nói. Quên luôn cả đoàn người bất phàm và chỉ tập trung vào chuyện quan trọng của anh ấy.

"Tạm biệt Trần bà bà, tôi có chuyện phải đi rồi." Võ Gia Hiệp đặt một vài đồng tiền xuống bàn rồi nói với Trần Loan, không đợi Trần Loan trả lời, Võ Gia Hiệp chạy ra khỏi quán, còn người vừa thông báo cũng đi theo anh ta với tâm trạng lo lắng.